Hóa đơn Khống Là Gì? Quy định Liên Quan Tới Việc Xuất Hóa đơn Khống
Có thể bạn quan tâm
Không ít người quan tâm tới các vấn đề thắc mắc nêu trên, đặc biệt là những doanh nghiệp mới kinh doanh. Vậy hãy theo chân timviec365.vn để khám phá và tìm hiểu những thông tin liên quan tới hóa đơn khống với bài viết sau đây nhé.
1. Định nghĩa hóa đơn khống là gì?
Hóa đơn khống là gì? Việc xuất hóa đơn khống liệu có bị xử phạt hay không? Đó là những câu hỏi được đông đảo giới doanh nghiệp quan tâm. Và tôi sẽ đưa ra đáp án chuẩn xác về loại hóa đơn này.
Hóa đơn khống hay còn gọi là hóa đơn xuất khống được hiểu là những hóa đơn được lập nhưng không có thật. Hoặc chỉ có 1 phần thông tin đúng sự thật còn lại là khai khống để đáp ứng nhu cầu của người mua.
Nói theo một cách khác, hóa đơn khống chính là loại hóa đơn được sử dụng bất hợp pháp. Đây là hành vi không tuân thủ theo quy định của pháp luật về hóa đơn, các hình thức vi phạm cụ thể như sau:
- Phát hành hóa đơn giả: Đây là loại hóa đơn được in hoặc làm giống như mẫu của một loại hóa đơn khác đã được phát hành trước đó, thậm chí là để trùng số, cùng 1 ký hiệu hóa đơn hợp pháp.
- Các hóa đơn chưa có giá trị sử dụng: Đây là loại hóa đơn đã được tạo ra nhưng chưa có thông báo chính thức nào về việc phát hành trên thị trường
- Sử dụng hóa đơn hết date: Đây là loại hóa đơn đã thực hiện đầy đủ các thủ tục phát hành nhưng do tổ chức hoặc cá nhân không sử dụng nữa. Có thể là do bị mất hóa đơn và báo tình trạng này với cơ quan thuế Nhà nước.
Mặc dù đã nắm rõ khái niệm cũng như bản chất của hóa đơn khống là gì thế nhưng vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu rõ xuất hóa đơn khống có phải hành vi vi phạm pháp luật hay không? Vậy hãy tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo để tìm hiểu nhé.
2. Xuất hóa đơn khống có phải hành vi vi phạm pháp luật?
Chính phủ đã quy định tại Điều 3 của Khoản 10 trong Nghị định số 51/2024/NĐ-CP về việc lập hóa đơn khống chính là hành vi vi phạm pháp luật, nói đúng hơn thì đó là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Theo đó, nếu có các hành vi sau đây liên quan tới hóa đơn khống thì cá nhân, tổ chức đều có thể bị chịu trách nhiệm trước pháp luật:
- Cá nhân, tổ chức tiến hành lập hoặc khai khống hóa đơn cho một cá nhân, tổ chức khác
- Đem hóa đơn chưa lập với mục đích cho hoặc bán cho một cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu kinh doanh cần hóa đơn
- Chưa tạo hóa đơn để dùng cho mục đích mua bán hoặc xuất nhập khẩu cần được sử lý khi tính thuế hoặc báo cáo với cơ quan thuế.
- Tiến hành lập hóa đơn nhưng lại cố tình không ghi đầy đủ các thông tin theo diện bắt buộc
- Hóa đơn được lập có nội dung không trùng khớp giữa các liên với nhau
- Cá nhân, tổ chức sử dụng hóa đơn của dịch vụ, hàng hóa này với mục đích chứng minh cho dịch vụ hay hàng hóa khác
3. Quy định xử phạt đối với doanh nghiệp xuất hóa đơn khống
Việc sử dụng các hóa đơn giả mạo sẽ bắt buộc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, mức độ vi phạm sẽ xác định các hình phạt cụ thể mà doanh nghiệp cần phải đối mặt.
Cụ thể, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp sẽ phải chịu những hình phạt như thế nào, mời bạn đón đọc những thông tin bên dưới để khám phá nhé.
3.1. Doanh nghiệp lập hóa đơn khống không nhằm mục đích trốn thuế
Căn cứ vào quyết định của Bộ Tài chính tại Khoản 5, Điều 11, Thông tư số 10/2024/TT-BTC về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (hay còn gọi là hóa đơn khống), tất cả những trường hợp sử dụng hóa đơn khống không vì mục đích trốn thuế hay gian lận thuế thì đều phải chịu hình phạt từ 20 - 50 triệu đồng.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, mức phạt này sẽ không áp dụng với những hành vi sau đây:
- Cá nhân, tổ chức không tiến hành kê khai đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn
- Không tiến hành thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan chức năng trước khi đưa vào sử dụng
3.2. Doanh nghiệp lập hóa đơn khống với mục đích trốn thuế
Có 2 mức phạt đối với hành vi trốn hoặc gian lận thuế khác nhau đó là: Hành vi trốn hoặc gian lận thuế dưới 100 triệu đồng và hành vi trốn và gian lận thuế với số tiền trên 100 triệu đồng.
3.2.1. Xử phạt với mức gian lận thuế dưới 100 triệu đồng
Khi doanh nghiệp có hành vi và được xác định là trốn thuế hoặc gian lận thuế dưới 100 triệu đồng thì sẽ tùy vào số lần vi phạm mà có các mức phạt khác nhau. Cụ thể:
- Phát hiện vi phạm: Phạt tiền 1 lần tính theo số tiền mà doanh nghiệp đã trốn hoặc gian lận thuế, đương nhiên mức phạt này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp vi phạm lần đầu.
- Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm lần đầu nhưng có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần 2 có tình tiết giảm nhẹ: Mức phạt sẽ là 1,5 lần tính trên số tiền thuế được xác định là đã trốn hoặc gian lận
- Với các doanh nghiệp vi phạm lần 2 có tình tiết tăng nặng hoặc lần 3 nếu tình tiết giảm nhẹ: Bị xử phạt 2 lần tính theo số tiền xác định là trốn hoặc gian lận thuế
- Trường hợp doanh nghiệp vi phạm lần 2 nhưng chỉ có 1 tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần 3 nhưng không có tình tiết giảm nhẹ: Phạt tiền 2,5 lần tính theo số tiền đã xác định là trốn hoặc gian lận thuế
- Trường hợp vi phạm lần 2 với 2 tình tiết tăng nặng trở lên, lần 3 với tình tiết tăng nặng, hoặc lần 4 trở đi: Bị phạt tiền gấp 3 lần dựa theo số tiền được xác định là trốn hoặc gian lận thuế
Những mức phạt này được quy định theo Thông tư của Bộ Tài chính tại Điều 13, Thông tư số 166/2024/TT-BTC.
3.2.2. Xử phạt doanh nghiệp khi gian lận thuế trên 100 triệu đồng
Với các hành vi được xác định là trốn hoặc gian lận thuế số tiền trên 100 triệu đồng thì sẽ có các mức phạt như sau:
- Các cá nhân trước đó đã từng bị phạt tiền từ 100 - 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng: Bị phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm
- Các trường hợp phạm tội trốn thuế theo quy định tại Khoản 2, Điều 200, Mục 2 của Bộ luật hình sự số 100/2024/QH13: Phạt tiền từ 500 triệu - 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 - 3 năm
- Các trường hợp phạm tội trốn thuế số tiền trên 1 tỷ: Mức phạt sẽ dao động từ 1,5 - 4,5 tỷ đồng hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có thể sẽ bị phạt tù từ 2 - 7 năm theo quy định của pháp luật
4. Giải pháp hiệu quả hạn chế việc sử dụng hóa đơn khống
Tình trạng sử dụng hóa đơn khống hiện nay ngày một gia tăng, liệu có cách nào để hạn chế hoặc khắc phục?
Phương pháp tốt nhất là sử dụng hóa đơn điện tử, đó chính là một trong những cách thức hiệu quả mà cá nhân hay tổ chức không nên bỏ qua.
Ngoài ra, các cá nhân hay tổ chức cũng có thể sử dụng giải pháp công nghệ như phần mềm quản lý hóa đơn 365. Chắc chắn việc quản lý hóa đơn sẽ không còn là vấn đề khiến các nhà kinh doanh phải bận tâm nữa.
Không những trả lời được câu hỏi hóa đơn khống là gì, các bạn đọc sau khi tham khảo bài viết vừa rồi còn nắm rõ các mức xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Hãy là người kinh doanh luôn tuân thủ theo pháp luật để môi trường kinh tế trở nên trong sạch bạn nhé.
Từ khóa » Tội Xuất Hóa đơn Khống
-
Quy định Xử Lý Vi Phạm Xuất Hóa đơn Khống
-
Xuất Hóa đơn Khống Sẽ Bị Xử Phạt Như Thế Nào?
-
Mua Và Sử Dụng Hóa đơn Khống Thì Bị Xử Lý Như Thế Nào ?
-
8 Mức Xử Phạt Xuất Hóa đơn Vi Phạm Quy định Cần Nắm Rõ - UBot
-
Mua Hóa đơn GTGT Khống Bị Xử Lý Tội Gì - Luật Toàn Quốc
-
Hành Vi Xuất Hóa đơn Khống Bị Xử Lý Thế Nào?
-
Các Mức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Hóa đơn - Kế Toán Thiên Ưng
-
Sử Dụng Hóa đơn Bất Hợp Pháp Là Gì - Mức Phạt Mới Nhất
-
Tư Vấn Về Xử Lý Hành Vi Lập Hoá đơn Khống - Luật Minh Gia
-
Hóa đơn Lập Khống Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Bản án Về Tội Mua Bán Trái Phép Hóa đơn Số 81/2017/HSST
-
Tội Mua Bán Trái Phép Hoá đơn Giá Trị Gia Tăng? Mua Bán Hóa đơn ...
-
Xử Phạt Về Hành Vi Mua Bán Hóa đơn Trái Phép
-
Hiện Nay, Hành Vi Mua Bán Hóa đơn đỏ Bị Phạt Bao Nhiêu?