Hoa Hoàng Lan, Móng Rồng Và Hoa Dẻ Có Phải Là Một? - Nghiện Bếp

Phân Biệt HOA HOÀNG LAN, MÓNG RỒNG VÀ HOA DẺ CÓ PHẢI LÀ MỘT? 1

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • Điểm Chung:
  • Điểm khác biệt:
  • Điểm thú vị:

HOA HOÀNG LAN, MÓNG RỒNG VÀ HOA DẺ CÓ PHẢI LÀ MỘT?

Trong một stt trước khi mình post một ảnh về hoa hoàng lan có nhiều bạn vào còm là chỗ các bạn gọi là hoa móng rồng hoặc hoặc hoa dẻ làm mình cứ phân vân🧐

Vậy rút cục đây là một hay 3 loại hoa khác nhau?

Điểm Chung:

🌿Từ kinh ngiệm thực tế thì mình thấy 3 loại hoa có những điểm chung sau:

1. Cùng có màu vàng

2. Cùng có hương thơm

3. Khi mới trổ bông, cánh hoa đều cùng có màu xanh nho nhỏ lẫn vào với lá, sau một thời gian cánh hoa dài dần và dần ửng vàng, có hương thơm

4. Thường được dâng thắp hương ông bà, tổ tiên trong những ngày Rằm, mùng Một. Đặc biệt trong gói hoa cúng của Hà nội xưa mùa này bao giờ cũng có 1 trong 3 loại hoa này.

5. Đều được chưng cất làm tinh dầu, các bộ phận khác có nhiều công dụng trong đông y

6. 3 loài hoa đều tạo ra nhiều cảm xúc, là đề tài sáng tác cho giới văn nghệ sĩ . Hoa Hoàng lan nổi tiếng nhất với truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” của nhà văn Thạch Lam, ca khúc “Đêm thành phố đầy sao” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn .. Vườn nhà em cây hoàng lan bát ngát hương tỏa bay, trong bài thơ “Hà nội phố của nhà thơ Phan Vũ, “Ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa….” sau nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc “Em ơi, Hà Nội phố” . Hỏa dẻ đặc biệt nổi tiếng với tiểu thuyết “Mùa hoa dẻ” 1957 của nhà văn Văn Linh và bài thơ trong sgk lớp 3 thì phải, bài thơ Chùm hoa dẻ của nhà thơ Xuân Hoài

“Bờ cây chen chúc lá

Chùm dẻ treo nơi nào

Gió về đưa hương lạ

Cứ thơm hoài xôn xao

Hoa móng rồng xuất hiện trong thơ văn ít hơn, nổi tiếng nhất là bài thơ cùng tên của nhà thơ Trần Lê Văn viết về người con trai của mình đã đi bộ đội và hy sinh . Bài thơ rất cảm động

”Vòm trời trắng mây

Ghé xuống vòm xanh lá cây

Vòm cây móng rồng chờm xanh đầu ngõ

Vòm cây móng rồng chờm xanh đầu ngõ

Ghé xuống vòm tóc bạc phơ

ông thợ cúp già

Vòm tóc bạc phơ ông thợ cúp già

Ghé xuống vòm tóc xanh

con trai tôi sắp xa

Con trai tôi

tình nguyện ra đi đánh Mỹ

Bịn rịn chào tạm xa bố mẹ

Chào tạm xa cái sân, cái nhà

Chào tạm xa đám mây la đà

Trong vòm trời – trên cây đường phố

Và không quên ông thợ cúp già

Thường cúp tóc cho mình dưới một vòm hoa”

Điểm khác biệt:

🌿🌿🌿Mặc dù có rất nhiều điểm chung như vậy nhưng nếu quan sát kỹ thì thấy 3 loại hoa này có những điểm khác biệt:

1. Về màu sắc: Hoàng lan khi chín có màu vàng tươi, móng rồng vàng sậm, hoa dẻ vàng lục hay lục nhạt.

Phân Biệt HOA HOÀNG LAN, MÓNG RỒNG VÀ HOA DẺ CÓ PHẢI LÀ MỘT? 2
Hoa Hoàng Lan
Phân Biệt HOA HOÀNG LAN, MÓNG RỒNG VÀ HOA DẺ CÓ PHẢI LÀ MỘT? 3
Hoa móng rồng
Phân Biệt HOA HOÀNG LAN, MÓNG RỒNG VÀ HOA DẺ CÓ PHẢI LÀ MỘT? 4
Hoa dẻ ( ảnh mxh)

2. Về cánh hoa: Hoàng Lan rủ cánh dài mềm mại nhưng vẫn cong yểu điệu như những búp tay thiếu nữ rất yêu kiều. Hoa móng rồng cánh ngắn và mập khum lại với nhau tạo dáng dũng mãnh như móng rồng (móng cọp) nên mới gọi tiếng Việt là móng rồng. Hoa dẻ thơm (hoa giẻ) cánh mỏng hơn hoàng lan và rũ lòa xòa hơn ( không biết có phải vì thể người ta gọi là hoa giẻ không?)

3. Mùi hương: Hoàng lan thơm dịu dàng tinh khiết rất dễ chịu. Móng rồng thợm đậm hơi nồng như mùi ổi chín, mít chín nên bầy nhiều hoa móng rồng tfrong phòng nhỏ không có cửa sổ sẽ dễ bị nhức đầu. Hoa dẻ độ thơm nằm giữa Hoàng lan và móng rồng

Điểm thú vị:

☘️☘️☘️Đấy là cảm nhận thực tế của mình nhìn từ màu sắc và hương thơm. Tuy nhiên vẫn băn khoăn nên hôm nay rỗi rãi chút mình tra tìm trên anh Gúc thì thấy có nhiều điểm rất thú vị.

1. Thứ nhất là vì sao ba loại hoa đều có màu sắc và hương thơm khá giống nhau ?Hóa ra là vì chúng cùng một họ thực vật: Đấy là họ Na (Annonaceae).

2. Thứ hai , mặc dù cùng họ nhưng tên khoa học của từng loài khác nhau: Cây Hoàng lan còn gọi là ngọc lan tây , ylang tên Latin là Cananga odorata . Cây hoa dẻ còn gọi là hoa giẻ, nồi côi, tên khoa học là Desmos chinensis. Còn Móng rồng tên khoa học là Artabotrys.

3.Về đặc điểm thực vật: Hoàng lan là thân cây gỗ có thể có độ cao trung bình khoảng 12 m, phát triển tối đa khi được trồng tại nơi có nhiều nắng, và nó ưa thích các loại đất chua. ở thành phố Hoàng lan hay được trồng ở các biệt thự theo kiểu Pháp. Hoa dẻ có nơi gọi hoa trập trội, giổi tanh phát triển chủ yếu gần bìa rừng ở những khu vực bằng phẳng có độ cao tới 600 m hoặc mọc hoang hai bên đường ở nông thôn. ở Việt nam cây dẻ thường mọc ở vùng trung du, núi thấp và đồng bằng. Trong khi đó Móng rồng là cây gỗ nhỏ hay cây bụi với các móc cong ngược lại, có xu hướng mọc leo.

🍂🍂🍂Như vậy có thể thấy dù rất giống nhau nhưng hoàng lan, hoa dẻ và móng rồng là 3 loại hoa khác nhau cả nhà ạ.

Ai có lý giải khác thì chia sẻ nhé👍

—-

P/s: mình thích cả 3 loài hoa ấy❤️❤️❤️

Phân Biệt HOA HOÀNG LAN, MÓNG RỒNG VÀ HOA DẺ CÓ PHẢI LÀ MỘT? 5
Hoa hoàng lan
Phân Biệt HOA HOÀNG LAN, MÓNG RỒNG VÀ HOA DẺ CÓ PHẢI LÀ MỘT? 6
Hoa gói Hà nội

Từ khóa » Cây Hoa Dẻ Nếp