Hoá Học 10 Bài 12: Liên Kết Ion - Tinh Thể Ion - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Hóa Học 10 Chương 3: Liên Kết Hóa Học Hoá học 10 Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm36 BT SGK 166 FAQ

Nguyên tử kim loại và phi kim muốn đạt đến cấu hình electron bền thì phải thực hiện quá trình nhường nhận electron, biến thành ion trái dấu liên kết nhau, gọi là liến kết ion.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự tạo thành ion, cation, anion

1.2. Sự tạo thành liên kết ion

1.3. Tinh thể ion

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập Bài 12 Hóa học 10

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao

4. Hỏi đáp về Bài 12 Chương 3 Hóa học 10

Tóm tắt lý thuyết

1.1. SỰ TẠO THÀNH ION, CATION, ANION

1.1.1. Ion, Cation, Anion

Sự tạo thành ion

Nguyên tử luôn trung hòa về điện, nhưng khi nguyên tử nhường hay nhận thêm electron thì nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion.

Sự tạo thành Cation

  • Khi nguyên tử kim loại nhường đi e ngoài cùng thì biến thành ion dương (hay Cation).
  • Các nguyên tử kim loại lớp ngoài cùng có 1,2,3 electron → dễ nhường electron để tạo ra cation (ion dương) có cấu hình bền vững của khí hiếm.

Sự hình thành ion Li+

Hình 1: Sự hình thành ion Li+

Li → Li+ + 1e

  • Cấu hình electron của Li: 1s22s1, Nguyên tử Li dễ nhường 1 electron ở lớp ngoài cùng (1s22s1), trở thành ion dương Li+ (1s2)
  • Ví dụ:

Na → Na+ + 1e (cation Natri)

Mg → Mg2+ + 2e (cation Magie)

Al → Al3+ + 3e (cation Nhôm)

  • Kết luận:

Trong các phản ứng hóa học, để đạt cấu hình electron bền của khí hiếm nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường e cho nguyên tử nguyên tố khác để trở thành ion dương, gọi là cation.

Tổng quát: M → Mn+ + ne

Sự tạo thành Cation

  • Khi nguyên tử phi kim nhận thêm electron thì biến thành ion âm (hay Anion).
  • Các nguyên tử phi kim lớp ngoài cùng có 5,6,7e có khả năng nhận thêm electron và biến thành anion (ion âm) có cấu hình bền vững của khí hiếm.

Sự hình thành ion F-

Hình 2: Sự hình thành ion F-

F + 1e → F-

  • Cấu hình e của nguyên tử F : 1s2 2s2 2p5

  • Do có 7e lớp ngoài cùng nên Flo có xu hướng nhận thêm 1e để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm Ne

Sự hình thành ion Cl-

Hình 3: Sự hình thành ion Cl-

Cl + 1e → Cl-

  • Ví dụ: O + 2e → O2-
  • Các anion được gọi theo tên gốc axit (trừ oxi). F- (ion florua), Cl- (ion clorua) ...
  • Kết luận:

Trong các phản ứng hóa học, để đạt cấu hình electron bền của khí hiếm nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận e từ nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành ion âm, gọi là anion.

Tổng quát: A + ne → An-

1.1.2. Ion đơn nguyên tử Và Ion Đa nguyên tử

Ion đơn nguyên tử

  • Là các ion tạo nên từ một nguyên tử.
  • Ví dụ: Cation: Na+, Ca2+… Anion: Cl- ,S2- …

Ion đa nguyên tử

  • Là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.
  • Ví dụ: Cation: NH4+ ... Anion: SO42-, OH-…

1.2. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION

Ví dụ: Xét phân tử NaCl

  • Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Cl để biến thành ion dương Na+.

Na → Na+ + 1e

  • Mỗi nguyên tử Cl nhận 1e để biến thành ion âm Cl-

Cl + 1e → Cl-

Quá trình hình thành liên kết ion giữa Natri và Clo

Hình 4: Quá trình hình thành liên kết ion giữa Natri và Clo

  • Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.
  • Phản ứng hóa học: 2Na + Cl2 → 2 NaCl

1.3. TINH THỂ ION

1.3.1. Tinh thể NaCl

  • Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể. Trong mạng tinh thể NaCl các ion Na+,Cl- được phân bố luân phiên đều đặn và có trật tự trên các đỉnh của hình lập phương nhỏ. Xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu liên kết với nó.

Tinh thể ion NaCl

Hình 5: Tinh thể ion NaCl

1.3.2. Tính chất chung của hợp chất ion

  • Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể lớn. Các hợp chất ion đều khá rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi.
  • Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy, khi hòa tan trong nước chúng tạo thành dung dịch dẫn được điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn được điện.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Nguyên tố X và Y thuộc nhóm A; nguyên tử nguyên tố X có 7 electron trên các phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có 17 electron trên các phân lớp p. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y; liên kết hóa học trong hợp chất đó là:

Hướng dẫn:

Nguyên tử nguyên tố X có 7 electron trên các phân lớp s ⇒ X: 1s22s23s24s25s1 Vì thuộc nhóm A nên X thuộc nhóm IA Nguyên tử nguyên tố Y có 17 electron trên các phân lớp p ⇒ Y: 2p63p64p5 ⇒ 4s24p5 Vì Y thuộc nhóm A ⇒ X thuộc nhóm VIIA ⇒ Hợp chất XY: liên kết ion

Bài 2:

Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng thuộc phân lớp p. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Bản chất của liên kết hóa học trong hợp chất X – Y là:

Hướng dẫn:

X có e cuối thuộc phân lớp s ⇒ nhóm A (I hoặc II). Y có e cuối thuộc phân lớp p ⇒ nhóm A (III → VIII). eX + eY = 20 ⇒ pX + pY = 20 Ta có: X chỉ có thể là: H (p = 1); He (p = 2); Na (p = 11) và K (p = 19). ⇒ Ta thấy chỉ có Na (p = 11) ⇒ pY = 9 (Flo) thỏa mãn. ⇒ X - Y: NaF (liên kết ion).

3. Luyện tập Bài 12 Hóa học 10

Sau bài học cần nắm:

  • Cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể
  • Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Liên kết ion - Tinh thể ion có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

  • Câu 1:

    Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion:

    • A. NaCl
    • B. HCl
    • C. H2O
    • D. Cl2
  • Câu 2:

    Cho 3 ion Na+, Mg2+, F- . Tìm câu khẳng định sai:

    • A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau
    • B. 3 ion trên có số nowtron khác nhau
    • C. 3 ion trên có số electron bằng nhau
    • D. 3 ion trên có số proton bằng nhau
  • Câu 3:

    Nguyên tử Oxi có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p4. Sau khi tạo liên kết, nó có cấu hình là:

    • A. 1s2 2s2 2p2
    • B. 1s2 2s2 2p4 3s2
    • C. 1s2 2s2 2p6
    • D. 1s2 2s2 2p5

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Liên kết ion - Tinh thể ion.

Bài tập 1 trang 59 SGK Hóa học 10

Bài tập 2 trang 59 SGK Hóa học 10

Bài tập 3 trang 60 SGK Hóa học 10

Bài tập 4 trang 60 SGK Hóa học 10

Bài tập 5 trang 60 SGK Hóa học 10

Bài tập 6 trang 60 SGK Hóa học 10

Bài tập 12.1 trang 29 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.2 trang 29 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.3 trang 29 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.4 trang 29 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.5 trang 29 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.6 trang 30 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.7 trang 30 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.8 trang 30 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.9 trang 30 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.10 trang 30 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.11 trang 30 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.12 trang 30 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.13 trang 30 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.14 trang 31 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.15 trang 31 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.16 trang 31 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.17 trang 31 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.18 trang 31 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.19 trang 31 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.20 trang 31 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.21 trang 31 SBT Hóa học 10

Bài tập 12.22 trang 31 SBT Hóa học 10

Bài tập 1 trang 70 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 2 trang 70 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 3 trang 70 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 4 trang 70 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 5 trang 70 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 6 trang 70 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 7 trang 70 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 8 trang 70 SGK Hóa học 10 nâng cao

4. Hỏi đáp về Bài 12 Chương 3 Hóa học 10

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE

Bài học cùng chương

Bài 13: Liên kết cộng hóa trị Hoá học 10 Bài 13: Liên kết cộng hóa trị Bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử Hoá học 10 Bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa Hoá học 10 Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa Bài 16: Luyện tập Liên kết hóa học Hoá học 10 Bài 16: Luyện tập Liên kết hóa học ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10

Toán 10

Toán 10 Kết Nối Tri Thức

Toán 10 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 10 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Toán 10 CTST

Giải bài tập Toán 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 10

Ngữ văn 10

Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 10 Cánh Diều

Soạn Văn 10 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 10 Chân Trời Sáng tạo

Soạn Văn 10 Cánh Diều

Văn mẫu 10

Tiếng Anh 10

Giải Tiếng Anh 10 Kết Nối Tri Thức

Giải Tiếng Anh 10 CTST

Giải Tiếng Anh 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CD

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 10

Vật lý 10

Vật lý 10 Kết Nối Tri Thức

Vật lý 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 10 Cánh Diều

Giải bài tập Lý 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Lý 10 CTST

Giải bài tập Lý 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Vật Lý 10

Hoá học 10

Hóa học 10 Kết Nối Tri Thức

Hóa học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Hóa học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Hóa 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Hóa 10 CTST

Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Hóa 10

Sinh học 10

Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức

Sinh học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Sinh 10 CTST

Giải bài tập Sinh 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Sinh học 10

Lịch sử 10

Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 10 Chân Trời Sáng Tạo

Lịch Sử 10 Cánh Diều

Giải bài tập Lịch Sử 10 KNTT

Giải bài tập Lịch Sử 10 CTST

Giải bài tập Lịch Sử 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử 10

Địa lý 10

Địa Lý 10 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 10 Chân Trời Sáng Tạo

Địa Lý 10 Cánh Diều

Giải bài tập Địa Lý 10 KNTT

Giải bài tập Địa Lý 10 CTST

Giải bài tập Địa Lý 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Địa lý 10

GDKT & PL 10

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo

GDKT & PL 10 Cánh Diều

Giải bài tập GDKT & PL 10 KNTT

Giải bài tập GDKT & PL 10 CTST

Giải bài tập GDKT & PL 10 CD

Trắc nghiệm GDKT & PL 10

Công nghệ 10

Công nghệ 10 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 10 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 10 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 10 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 10 CTST

Giải bài tập Công nghệ 10 CD

Trắc nghiệm Công nghệ 10

Tin học 10

Tin học 10 Kết Nối Tri Thức

Tin học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 10 KNTT

Giải bài tập Tin học 10 CTST

Giải bài tập Tin học 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 10

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 10

Tư liệu lớp 10

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK1 lớp 10

Đề thi giữa HK2 lớp 10

Đề thi HK1 lớp 10

Đề thi HK2 lớp 10

Đề cương HK1 lớp 10

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Toán 10 Cánh Diều Bài tập cuối chương 1

Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tập hợp

Toán 10 Kết nối tri thức Bài 1: Mệnh đề

Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

Soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 10 KNTT

Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngữ văn 10 CTST

Văn mẫu về Tây Tiến

Văn mẫu về Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

Văn mẫu về Bình Ngô đại cáo

Văn mẫu về Chữ người tử tù

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Tính Ion Là Gì