Hoá Học 10 Bài 29: Oxi - Ozon - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Hóa Học 10 Chương 6: Oxi - Lưu Huỳnh Hoá học 10 Bài 29: Oxi - Ozon ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm33 BT SGK 481 FAQ

Nội dung chính của bài học Oxi - Ozon tìm hiểu tính chất hóa học cơ bản của khí Oxi và khí Ozon? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh cho những tính chất này? Phương pháp điều chế khí Oxi như thế nào, vai trò của khí oxi đối với đời sống và sản xuất như thế nào? Ảnh hưởng khí Ozon đến đời sống trên Trái Đất như thế nào?

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Oxi

1.2. Ozon

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập Bài 29 Hóa học 10

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao

4. Hỏi đáp về Bài 29 Chương 6 Hóa học 10

Tóm tắt lý thuyết

1.1. OXI

1.1.1. Vị trí và cấu tạo

  • Vị trí: ô 8, chu kì 2, nhóm VIA
  • Cấu hình electron: 1s22s22p4
  • Công thức: O = O
  • CTPT: O2

1.1.2. Tính chất vật lí

  • Chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí (d=1,1), ít tan trong nước
  • Oxi hóa lỏng ở - 183­0 C. Oxi lỏng có màu xanh da trời

Oxi lỏng

Hình 1: Oxi lỏng có màu xanh da trời

1.1.3. Tính chất hoá học

  • \({\rm{ }}\mathop {{O_{2\;}}}\limits^0 + {\rm{ }}2.2e\; \to \;{\rm{ }}\mathop O\limits^{ - 2} \)

⇒ Đa số trong các hợp chất nguyên tố oxi có số oxi hóa -2 (trừ hợp chất với Flo và peoxit).

  • \({\chi _{\rm{O}}} = 3,44{\rm{ < }}{\chi _{\rm{F}}} = 3,98\)

⇒ Oxi là một phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh.

Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt…)

Video 1: Phản ứng giữa Magie với oxi

  • Hiện tượng: Magie cháy sáng
  • Phương trình phản ứng: 2Mg + O2 2MgO

Video 2: Phản ứng giữa sắt và Oxi

  • Hiện tượng: Sắt cháy sáng trong bình chứa Oxi
  • Phương trình phản ứng: 3Fe + 2O2 Fe3O4
  • Lưu ý: Fe3O4 là hỗn hợp của FeO và Fe2O3

Tác dụng với phi kim (trừ halogen)

  • Cacbon cháy trong không khí (nhóm than củi nấu bếp)

C + O2 CO2

  • Đốt cháy Photpho đỏ trong bình chứa khí Oxi

P + O2 P2O5

Video 3: Đốt cháy Photpho đỏ trong bình chứa khí Oxi

  • Đốt bột lưu huỳnh trong oxi xảy ra hiện tượng lưu huỳnh cháy với ngọn lửa màu xanh.

S + O2 SO2

Video 4: Lưu huỳnh cháy trong oxi

Tác dụng với hợp chất

  • CO cháy trong không khí: CO + O2 CO2

(CO là sản phẩm do C cháy không hoàn toàn trong không khí. CO tiếp tục cháy để tạo CO2)

Lưu ý: Phụ nữ sau sinh con có tập tục nằm than. Điều này không tốt cho sức khỏe.Than khi đốt cháy sinh ra khí CO2. Đây là khí độc không tốt cho mẹ, đặc biệt là con nhỏ. Hệ hô hấp của bé còn yếu mà lại được đặt trong căn phòng “ngập tràn” CO2 khiến bé hít thở khó khăn, có trường hợp dẫn tới ngạt thở tử vong. CO2 cũng khiến cho bé mắc các bệnh về phổi sau này.

  • Rượu etylic cháy khi phản ứng với oxi

C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O

Video 5: Rượu etylic cháy khi phản ứng với oxi

1.1.4. Ứng dụng

  • Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của con người.
  • Thuốc nổ nhiên liệu tên lửa.
  • Hàn cắt kim loại
  • Y khoa
  • Công nghiệp hóa chất.
  • Luyện thép.

Ứng dụng của khí oxi

Hình 2: Ứng dụng của khí oxi

1) Bình thở khí oxi 2) Hàn cắt kim loại

3) Luyện gang - thép 4) Nhiên liệu tên lửa

Biểu đồ những ứng dụng chính của Oxi

Hình 3: Biểu đồ những ứng dụng chính của Oxi

1.1.5. Điều chế

Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm

  • Nguyên tắc: Phân hủy hợp chất chứa oxi kém bền với nhiệt như KMnO4 (rắn), KClO3 (rắn), H2O2 ...
  • ​Phương trình phản ứng:

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 2KCl + 3O2↑ (Điều kiện: xúc tác MnO2)

H2O2 H2O + O2↑

Điều chế Oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4

Hình 4: Điều chế Oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4

Video 6: Điều chế Oxi bằng cách nhiệt phân Kali pemanganat KMnO4

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑

Sản xuất Oxi trong công nghiệp

Từ không khí: chưng cất phân đoạn không khí lỏng

Video 7: Thí nghiệm ảo mô phỏng quá trình chưng cất phân đoạn không khí lỏng

Từ nước: điện phân

  • Điện phân nước người ta thu được khí oxi ở cực dương (anot) và khí hiđro ở cực âm (catot).

2H2O (điện phân) → 2H2 ↑ + O2↑

  • Lưu ý: ​trong tự nhiên oxi còn đươc sinh ra do quá trình quang hợp của cây xanh. Nó có ý nghĩa làm giảm CO2 trong không khí, chống ô nhiễm môi trường. Do đó, cần phải có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh vì đó cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Qúa trình quang hợp tạo khí Oxi

Hình 5: Quá trình quang hợp tạo khí Oxi

1.2. OZON

1.2.1. Tính chất

  • Ozon là một dạng thù hình của oxi. (Thù hình là các dạng cấu tạo khác nhau của cùng một nguyên tố, ví dụ như than chì và kim cương…)
  • Ozon là chất khí màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.
  • Hóa lỏng ở -1120 C.
  • Tan nhiều trong nước hơn oxi.
  • O3 có tính oxi hoá mạnh hơn O2, do O3 → O2 + O

O2 + Ag → không phản ứng

2Ag + O3 → Ag2O + O2

O3 +2 KI + H2O → 2KOH + I2 + O2 (Dấu hiệu nhận biết oxi và ozon)

1.2.2. Ozon trong tự nhiên

  • Ozon được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện( tia chớp, sét).

3O2 2O3

  • Trên mặt đất, ozon được sinh ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ.

1.2.3. Ứng dụng

  • Trong công nghiệp,người ta dùng ozon để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều vật phẩm khác,…
  • Trong y học, Ozon được dùng để chữa sâu răng.
  • Trong đời sống, người ta dùng ozon để sát trùng nước sinh hoạt.
  • Lưu ý: Hiện nay tầng ozon đang bị phá huỷ nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân đó là do trong khí thải có chất làm lạnh CFC. Tuy đã bị cấm nhưng hậu quả của nó còn để lại đến hàng trăm năm sau.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Theo các em vì sao người bán cá thường xóc chậu cá, hoặc bao đựng cá hoặc dùng vòi sục khí vào chậu cá?

Hướng dẫn:

Người bán cá thường xóc chậu cá, hoặc bao đựng cá hoặc dùng vòi sục khí vào chậu cá để cung cấp oxi cho cá hô hấp. Vì khí Oxi ít tan trong nước.

Bài 2:

Có hai bình khí riêng biệt chứa O2 và O3. Hãy dùng phương pháp hóa học để phân biệt, viết phản ứng xảy ra

Hướng dẫn:

Dùng dung dịch KI có hồ tinh bột làm thuốc thử, nếu khí nào phản ứng với thuốc thử tạo dung dịch màu xanh đen là O3.

O3 + 2KI + H2O → I2 + 2KOH + O2

Bài 3:

Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là:

Hướng dẫn:

\(m\)rắn sau \(-\ m_M = m_{Cl_2} + m_{O_2} \Rightarrow 71n_{Cl_2} + 32n_{O_2} = 23 - 7,2 = 15,8 \ g\)⇒ \(n\)khí \(= n_{Cl_2} + n_{O_2} = 0,25\ mol\) \(\Rightarrow n_{Cl_2} = 0,2;\ n_{O_2} = 0,05\ mol\) Gọi hóa trị của M là x ⇒ Bảo toàn e: \(x \times n_M = 2n_{Cl_2} + 4n_{O_2}\) \(\Rightarrow x \times \frac{7,2}{M} = 2 \times 0,2 + 4 \times 0,05\) ⇒ M = 12x +) x = 2 ⇒ M = 24 g (Mg)

3. Luyện tập Bài 29 Hóa học 10

Sau bài học cần nắm:

  • Tính chất hóa học cơ bản của khí Oxi và khí Ozon? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh cho những tính chất này?
  • Phương pháp điều chế khí Oxi như thế nào, vai trò của khí oxi đối với đời sống và sản xuất như thế nào?
  • Ảnh hưởng khí Ozon đến đời sống trên Trái Đất như thế nào?

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 29 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

  • Câu 1:

    Thuốc thử nào sau đây phân biệt được O2 và O3 bằng phương pháp hóa học:

    • A. Dung dịch NaOH.
    • B. Dung dịch KI và hồ tinh bột.
    • C. Dung dịch CrSO4.
    • D. Dung dịch H2SO4.
  • Câu 2:

    Trước đây, Freon được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ. Từ năm 1996, Freon đã bị cấm sử dụng, nguyên nhân chính là do khi thải vào khí quyển:

    • A. Freon phá hủy tầng ozon.
    • B. Freon gây ra hiệu ứng nhà kính.
    • C. Freon gây ra mưa axit.
    • D. Freon gây ra hiện tượng El Nino.
  • Câu 3:

    Đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và cacbon (thể tích không đáng kể) trong bình kín đựng khí oxi dư, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình so với trước khi đốt sẽ:

    • A. Tăng, giảm hoặc không đổi phụ thuộc lượng C, S.
    • B. Tăng.
    • C. Giảm.
    • D. Không đổi.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Bài 29.

Bài tập 1 trang 127 SGK Hóa học 10

Bài tập 2 trang 127 SGK Hóa học 10

Bài tập 3 trang 127 SGK Hóa học 10

Bài tập 4 trang 127 SGK Hóa học 10

Bài tập 5 trang 128 SGK Hóa học 10

Bài tập 6 trang 128 SGK Hóa học 10

Bài tập 29.1 trang 63 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.2 trang 63 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.3 trang 63 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.4 trang 64 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.5 trang 64 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.6 trang 64 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.7 trang 64 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.8 trang 64 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.9 trang 65 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.10 trang 65 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.11 trang 65 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.12 trang 65 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.13 trang 65 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.14 trang 65 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.15 trang 66 SBT Hóa học 10

Bài tập 29.16 trang 66 SBT Hóa học 10

Bài tập 1 trang 162 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 2 trang 162 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 3 trang 162 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 4 trang 162 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 5 trang 162 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 1 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 2 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 3 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 4 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 5 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao

Bài tập 6 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao

4. Hỏi đáp về Bài 29 Chương 6 Hóa học 10

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE

Bài học cùng chương

Bài 30: Lưu huỳnh Hoá học 10 Bài 30: Lưu huỳnh Bài 31: Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh Hoá học 10 Bài 31: Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit Hoá học 10 Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit Bài 33: Axit sunfuric - Muối sunfat Hoá học 10 Bài 33: Axit sunfuric - Muối sunfat Bài 34: Luyện tập Oxi và lưu huỳnh Hoá học 10 Bài 34: Luyện tập Oxi và lưu huỳnh Bài 35: Bài thực hành số 5 Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh Hoá học 10 Bài 35: Bài thực hành số 5 Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10

Toán 10

Toán 10 Kết Nối Tri Thức

Toán 10 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 10 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Toán 10 CTST

Giải bài tập Toán 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 10

Đề thi giữa HK1 môn Toán 10

Ngữ văn 10

Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 10 Cánh Diều

Soạn Văn 10 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 10 Chân Trời Sáng tạo

Soạn Văn 10 Cánh Diều

Văn mẫu 10

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 10

Tiếng Anh 10

Giải Tiếng Anh 10 Kết Nối Tri Thức

Giải Tiếng Anh 10 CTST

Giải Tiếng Anh 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CD

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 10

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 10

Vật lý 10

Vật lý 10 Kết Nối Tri Thức

Vật lý 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 10 Cánh Diều

Giải bài tập Lý 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Lý 10 CTST

Giải bài tập Lý 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Vật Lý 10

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10

Hoá học 10

Hóa học 10 Kết Nối Tri Thức

Hóa học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Hóa học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Hóa 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Hóa 10 CTST

Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Hóa 10

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10

Sinh học 10

Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức

Sinh học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Sinh 10 CTST

Giải bài tập Sinh 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Sinh học 10

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 10

Lịch sử 10

Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 10 Chân Trời Sáng Tạo

Lịch Sử 10 Cánh Diều

Giải bài tập Lịch Sử 10 KNTT

Giải bài tập Lịch Sử 10 CTST

Giải bài tập Lịch Sử 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử 10

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10

Địa lý 10

Địa Lý 10 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 10 Chân Trời Sáng Tạo

Địa Lý 10 Cánh Diều

Giải bài tập Địa Lý 10 KNTT

Giải bài tập Địa Lý 10 CTST

Giải bài tập Địa Lý 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Địa lý 10

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10

GDKT & PL 10

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức

Đề thi giữa HK1 môn GDKT&PL 10

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo

GDKT & PL 10 Cánh Diều

Giải bài tập GDKT & PL 10 KNTT

Giải bài tập GDKT & PL 10 CTST

Giải bài tập GDKT & PL 10 CD

Trắc nghiệm GDKT & PL 10

Công nghệ 10

Công nghệ 10 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 10 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 10 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 10 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 10 CTST

Giải bài tập Công nghệ 10 CD

Trắc nghiệm Công nghệ 10

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10

Tin học 10

Tin học 10 Kết Nối Tri Thức

Tin học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 10 KNTT

Giải bài tập Tin học 10 CTST

Giải bài tập Tin học 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 10

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 10

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 10

Tư liệu lớp 10

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK1 lớp 10

Đề thi giữa HK2 lớp 10

Đề thi HK1 lớp 10

Đề thi HK2 lớp 10

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Toán 10 Cánh Diều Bài tập cuối chương 1

Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tập hợp

Toán 10 Kết nối tri thức Bài 1: Mệnh đề

Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

Soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 10 KNTT

Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngữ văn 10 CTST

Văn mẫu về Bình Ngô đại cáo

Văn mẫu về Chữ người tử tù

Văn mẫu về Tây Tiến

Văn mẫu về Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » điều Chế Oxi Lớp 10