Hoá Học 12 Bài 17: Vị Trí Của Kim Loại Trong Bảng Tuần Hoàn Và Cấu ...
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài học trình bày vị trí của kim loại trong Bảng hệ thống tuần hoàn; cấu tạo của kim loại cũng như liên kết kim loại.
ATNETWORK YOMEDIA1. Video bài giảng
2. Tóm tắt lý thuyết
2.1. Vị trí của kim loại trong Bảng tuần hoàn
2.2. Cấu tạo của kim loại
2.3. Liên kết kim loại
3. Bài tập minh hoạ
3.1. Bài tập Cơ bản
3.2. Bài tập Nâng cao
4. Luyện tập bài 17 Hóa học 12
4.1. Trắc nghiệm
4.2. Bài tập SGK & Nâng cao
5. Hỏi đáp về Bài 17 Chương 5 Hoá học 12
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Vị trí của kim loại trong Bảng tuần hoàn
- Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA, IIIA (trừ B) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.
- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB)
- Họ lantan và actini.
2.2. Cấu tạo của kim loại
a. Cấu tạo nguyên tử
- Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).
Ví dụ: Na: [Ne]3s1 Mg: [Ne]3s2 Al: [Ne]3s23p1
- Trong chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tử của nguyên tố phi kim.
Ví dụ:
11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl
0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099
b. Cấu tạo tinh thể
- Ở nhiệt độ thường, trừ Hg ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.
- Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
- Tinh thể kim loại có 3 loại mạng tinh thể sau:
+ Lập phương tâm diện: Cu, Ag, Au, Al...
+ Lập phương tâm khối: Li, Na, K,...
+ Lục phương: Be, Mg, Zn...
2.3. Liên kết kim loại
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do có sự tham gia của các electron tự do.
Bài tập minh họa
3.1. Bài tập về Vị trí và Cấu tạo của kim loại - Cơ bản
Bài 1:
Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử M là:
Hướng dẫn:
Cation M+ mất đi 1electron nên khi trung hòa về điện tích ta có cấu hình của M là : 1s22s22p63s1. Vậy tổng số electron là 11, suy ra kim loại M là Natri.
Bài 2:
A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. A, B, C là các nguyên tố nào?
Hướng dẫn:
Cấu hình electron của A, B, C có dạng: \([Ar]3d^a4s^a4p^b\) Do tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B, C = 4 nên phải có hai nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng 4s1 và một nguyên tố còn lại 4s2 Vì B có tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng là 8 nên B có cấu hình: \([Ar]3d^64s^ 2\) Vậy A là: \([Ar]3d^54s^ 1\) và C là: \([Ar]3d^104s^ 1 \rightarrow A: \ _{24}Cr; \ B: \ _{26}Fe; \ C: \ _{29}Cu\)
Bài 3:
Trong mạng tinh thể kim loại có những thành phần nào? Có mấy loại mạng tinh thể. Lấy ví dụ.
Hướng dẫn:
Trong mạng tinh thể kim loại có các ion dương kim loại và các electron tự do.
Có 3 loại mạng tinh thể là
+ Lập phương tâm diện: Cu, Ag, Au, Al...
+ Lập phương tâm khối: Li, Na, K,...
+ Lục phương: Be, Mg, Zn...
Bài 4:
Cho 1,2 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:
Hướng dẫn:
M + 2HCl → MCl2 + H2 ⇒ nM = \(n_{H_{2}}\) = 0,05 mol ⇒ MM = 24g (Mg)
Bài 5:
Hòa tan hết 8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là:
Hướng dẫn:
Theo bài giải ra có hệ pt: \(\left\{\begin{matrix} 56n_{Fe} + 24n_{Mg} = 8 \\ 2n_{Fe} + 2n_{Mg} = 0,2 \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} n_{Fe} = 0,1 \\ n_{Mg} = 0,1 \end{matrix}\right. \Rightarrow \%m_{Fe} = \frac{0,1.56}{8} .100\% = 70 \ \%\)
3.2. Bài tập về Vị trí và Cấu tạo của kim loại - Nâng cao
Bài 1:
Trong hỗn hợp X gồm Fe2O3; ZnO; Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư thu được lượng kết tủa gồm:
Hướng dẫn:
X + HCl vẫn có kim loại dư ⇒ đó là Cu ⇒ Xảy ra phản ứng: 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+ (Fe3+ hết) ⇒ Y gồm: Fe2+; Zn2+; Cu2+ Y + NaOH dư thì Zn(OH)2 tan ⇒ kết tủa gồm: Fe(OH)2; Cu(OH)2
Bài 2:
Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết 23,40 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lit khí (đktc). Để tác dụng với vừa hết 23,40 g hỗn hợp X cần 12,32 lit khí Clo (dktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là:
Hướng dẫn:
Bảo toàn e: +) X + HCl: 2nZn + 2nMg + 2nFe = 2n\(\tiny H_2\) = 1,0 mol +) X + Cl2: 2nZn + 2nMg + 3nFe = 2n\(\tiny Cl_2\) = 1,1 mol ⇒ nFe = 1,1 - 1,0 = 0,1 mol ⇒ mFe = 5,6 g
4. Luyện tập Bài 17 Hóa học 12
Sau bài học cần nắm:
- Vị trí của kim loại trong Bảng hệ thống tuần hoàn
- Cấu tạo của kim loại
- Liên kết kim loại
4.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 17 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
Câu 1:
Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
- A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.
- B. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
- C. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB.
- D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB.
-
Câu 2:
Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p6. Số hạt mang điện trong ion X2+ là:
- A. 16.
- B. 18.
- C. 20.
- D. 22.
-
Câu 3:
Kim loại tan trong dung dịch HCl là:
- A. Cu
- B. Fe
- C. Au
- D. Ag
-
Câu 4:
Các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lục phương là:
- A. Be, Mg, Zn
- B. Be, Li, Cu
- C. Be, Li, Na
- D. Be, Al, Cu
-
Câu 5:
Hòa tan hoàn toàn 19,5 gam Zn và 4,8 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
- A. 11,2
- B. 22,4
- C. 6,72
- D. 4,48
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là sai ?
- A. Trong một chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần.
- B. Trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng,
- C. Kim loại có độ âm điện bé hơn phi kim trong cùng chu kì.
- D. Đa số các kim loại đều có cấu tạo tinh thể.
-
Câu 7:
Nguyên tố X ở ô số 24 của bảng tuần hoàn. Một học sinh đã đưa ra các nhận xét về nguyên tố X như sau :
(1) X có 6 e hoá trị yà là nguyên tố kim loại.
(2) X là một nguyên tố nhóm d.
(3) X nằm ở chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
(4) Ở trạng thái cơ bản, X có 6 e ở phân lớp s;
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 8-20: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 Bài 17.
Bài tập 1 trang 82 SGK Hóa học 12
Bài tập 2 trang 82 SGK Hóa học 12
Bài tập 3 trang 82 SGK Hóa học 12
Bài tập 4 trang 82 SGK Hóa học 12
Bài tập 5 trang 82 SGK Hóa học 12
Bài tập 6 trang 82 SGK Hóa học 12
Bài tập 7 trang 82 SGK Hóa học 12
Bài tập 8 trang 82 SGK Hóa học 12
Bài tập 9 trang 82 SGK Hóa học 12
Bài tập 1 trang 112 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 122 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 112 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 112 SGK Hóa 12 nâng cao
Bài tập 5 trang 112 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 6 trang 112 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 7 trang 112 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 8 trang 112 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 9 trang 113 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 10 trang 113 SGK Hóa 12 nâng cao
Bài tập 11 trang 113 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 12 trang 113 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 17.1 trang 35 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.2 trang 35 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.3 trang 35 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.4 trang 35 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.5 trang 36 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.6 trang 36 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.7 trang 36 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.8 trang 36 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.9 trang 36 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.10 trang 36 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.11 trang 36 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.12 trang 37 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.13 trang 37 SBT Hóa học 12
Bài tập 17.14 trang 37 SBT Hóa học 12
5. Hỏi đáp về Bài 17 Chương 5 Hoá học 12
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
NONEBài học cùng chương
Hoá học 12 Bài 18: Tính chất của kim loại và Dãy điện hóa của kim loại Hoá học 12 Bài 19: Hợp kim Hoá học 12 Bài 20: Sự ăn mòn kim loại Hoá học 12 Bài 21: Điều chế kim loại Hoá học 12 Bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại Hoá học 12 Bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12
Toán 12
Lý thuyết Toán 12
Giải bài tập SGK Toán 12
Giải BT sách nâng cao Toán 12
Trắc nghiệm Toán 12
Ôn tập Toán 12 Chương 3
Ngữ văn 12
Lý thuyết Ngữ Văn 12
Soạn văn 12
Soạn văn 12 (ngắn gọn)
Văn mẫu 12
Soạn bài Vợ chồng A Phủ
Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)
Trắc nghiệm Tiếng Anh 12
Unit 10 Lớp 12 Endangered Species
Tiếng Anh 12 mới Review 2
Vật lý 12
Lý thuyết Vật Lý 12
Giải bài tập SGK Vật Lý 12
Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12
Trắc nghiệm Vật Lý 12
Vật lý 12 Chương 4
Hoá học 12
Lý thuyết Hóa 12
Giải bài tập SGK Hóa 12
Giải BT sách nâng cao Hóa 12
Trắc nghiệm Hóa 12
Ôn tập Hóa học 12 Chương 5
Sinh học 12
Lý thuyết Sinh 12
Giải bài tập SGK Sinh 12
Giải BT sách nâng cao Sinh 12
Trắc nghiệm Sinh 12
Ôn tập Sinh 12 Chương 2 - Tiến hóa
Lịch sử 12
Lý thuyết Lịch sử 12
Giải bài tập SGK Lịch sử 12
Trắc nghiệm Lịch sử 12
Lịch Sử 12 Chương 4 Lịch Sử VN
Địa lý 12
Lý thuyết Địa lý 12
Giải bài tập SGK Địa lý 12
Trắc nghiệm Địa lý 12
Địa Lý 12 Địa lý dân cư
GDCD 12
Lý thuyết GDCD 12
Giải bài tập SGK GDCD 12
Trắc nghiệm GDCD 12
GDCD 12 Học kì 2
Công nghệ 12
Lý thuyết Công nghệ 12
Giải bài tập SGK Công nghệ 12
Trắc nghiệm Công nghệ 12
Công nghệ 12 Chương 4
Tin học 12
Lý thuyết Tin học 12
Giải bài tập SGK Tin học 12
Trắc nghiệm Tin học 12
Tin học 12 Chương 3
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 12
Tư liệu lớp 12
Xem nhiều nhất tuần
Video: Vợ nhặt của Kim Lân
Video ôn thi THPT QG môn Sinh
Video ôn thi THPT QG môn Vật lý
Video ôn thi THPT QG môn Văn
Video ôn thi THPT QG môn Hóa
Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh
Video ôn thi THPT QG môn Toán
Vợ chồng A Phủ
Việt Bắc
Những đứa con trong gia đình
Tuyên Ngôn Độc Lập
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX
Vợ Nhặt
Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm
Chiếc thuyền ngoài xa
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Cấu Tạo Của Kim Loại Trong Bảng Tuần Hoàn
-
Bài 17. Vị Trí Của Kim Loại Trong Bảng Tuần Hoàn Và Cấu Tạo Của
-
Lý Thuyết Vị Trí Của Kim Loại Trong Bảng Tuần Hoàn Và ...
-
I. Vị Trí Của Kim Loại Trong Bảng Tuần Hoàn Và Cấu Tạo Của Kim Loại
-
Lý Thuyết Vị Trí Của Kim Loại Trong Bảng Tuần Hoàn Và ...
-
Bài 17: Vị Trí Và Cấu Tạo Kim Loại Trong Bảng Tuần Hoàn - Hoc24
-
Liên Kết Kim Loại Là Gì? Cấu Tạo Của Kim Loại, Vị Trí Của Kim Loại Trong ...
-
Https:///lop-12/mon-hoa-lop-12/vi-tri-c...
-
Hóa Học 12 Bài 17: Vị Trí Của Kim Loại Trong Bảng Tuần Hoàn Và Cấu ...
-
I. Vị Trí Của Kim Loại Trong Bảng Tuần Hoàn - Vnkienthuc
-
Kim Loại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Về Kim Loại: Vị Trí Trong Bảng Tuần Hoàn Và Cấu Tạo
-
VỊ TRÍ KIM LOẠI TRONG BTTH, CẤU TẠO VÀ LIÊN KẾT KIM LOẠI
-
I. Cấu Tạo Vị Trí Của Kim Loại Trong Bảng Tuần Hoàn - Quê Hương