Hoá Học 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về Nhôm và hợp chất quan trọng của nhôm, giúp các em học sinh biết được vị trí của nhôm trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp sản xuất Nhôm. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Nhôm như: Al2O3 (Nhôm oxit), Al(OH)3 (Nhôm hidroxit), Al2(SO4)3 (Nhôm sunfat)...
ATNETWORK YOMEDIA1. Video bài giảng
2. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhôm
1.2. Một số hợp chất quan trọng của nhôm
3. Bài tập minh hoạ
3.1. Bài tập Cơ bản
3.2. Bài tập Nâng cao
4. Luyện tập bài 27 Hóa học 12
4.1. Trắc nghiệm
4.2. Bài tập SGK & Nâng cao
5. Hỏi đáp về Bài 27 Chương 6 Hoá học 12
Tóm tắt lý thuyết
1.1. NHÔM
1.1.1. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s23p1. ⇒ Al: thuộc nhóm IIIA, chu kỳ 3.
-
Nhôm dể nhường 3 e hoá trị, nên có số oxi hoá +3.
1.1.2. Tính chất vật lí của Nhôm
-
Là kim loại nhẹ ,màu trắng bạc, nóng chảy ở nhiệt độ không cao lắm.
-
Rất dẻo, có thể dát được lá nhôm mõng 0,01 mm dùng để gói thực phẩm.
-
Có cấu tạo mạng lập phương tâm diện ,có mật độ electron tự do tượng đối lớn. Do vậy nhôm có khả năng dẩn điện và nhiệt tốt.
1.1.3. Tính chất hóa học của Nhôm
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, nên nó bị oxi hoá dể dàng thành ion nhôm Al3+ . Ta có: Al → Al3+ + 3e
a. Tác dụng với Halogen
Thí nghiệm Nhôm tác dụng với khí Clo: 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 .
b. Tác dụng với oxi
Thí nghiệm của Nhôm và Oxi: 4Al + 3 O2 → 2Al2O3
c. Tác dụng với axit
- Thí nghiệm Nhôm tác dụng với Axit HCl: 2Al + 6 HCl → 2AlCl3 + 3 H2
- Thí nghiệm Nhôm phản ứng với axit HNO3 và H2SO4 đặc, nóng: Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + 2H2O + NO.
- Chú ý: Nhôm bị thụ động trong HNO3 và H2SO4 đặc nguội.
d. Tác dụng với oxit kim loại
Thí nghiệm của Nhôm vào Sắt (III) oxit: 2Al + Fe2O3 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) Al2O3 + 2Fe
e. Tác dụng với nước
- Vật bằng nhôm không tác dụng với nước ở bất kỳ nhiệt độ nào vì trên bề mặt nhôm được phủ bởi một lớp Al2O3 rất bền. Nếu phá bỏ lớp bảo vệ này, thì nhôm tác dụng được với nước
- Phản ứng: 2 Al + 6 H2O → 2 Al(OH)3 + 3 H2
- Al(OH)3 là chất rắn, không tan trong nước là lớp bảo vệ không cho nhôm tiếp xúc với nước nên phản ứng nhanh chóng bị dừng lại.
f. Tác dụng với dung dịch kiềm
Al2O3 + 2 NaOH → 2NaAlO2 + H2O
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 (2)
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (3)
Phản ứng (2), (3) xảy ra xen kẽ nhau mãi cho đến khi nhôm bị tan hết .
2Al + 2NaOH + 2H2O → NaAlO2 + 3 H2
1.1.4. Ứng dụng và trạng thái tự nhiên
a. Ứng dụng
-
Dùng chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa …
-
Trang trí nội thất, xây dựng nhà cửa.
-
Dẫn điện, dẩn nhiệt tốt nên dùng làm dây cáp dẩn điện.
b. Trạng thái tự nhiên
Nhôm là kim loại hoạt động mạnh nên trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất như: đất sét, mica, criolit …
1.1.5. Sản xuất Nhôm
a. Nguyên liệu
- Quặng boxit Al2O3 .2H2O quặng thường lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2, nên ta phải làm sạch nguyên liệu
b. Nguyên tắc
-
Khử ion Al3+ thành Al.
b. Phương pháp
- Vì sự khử ion Al3+ trong Al2O3 là rất khó khăn, không thể dùng các chất khử thông thường như CO, C, H2 … mà ta phải dùng phương pháp điện phân nóng chảy với xúc tác là criolit (Na3AlF6 ) nhằm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 (2050 oC → 900oC ) để tiết kiệm năng lượng, và tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn.
-
Quá trình điện phân:
-
Cực (-) : Al3+ + 3e → Al
-
Cực ( +) :Xảy ra sự oxi hoá 2O2- → O2 + 4e
-
1.2. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM
1.2.1. Nhôm oxit Al2O3
a. Tính chất vật lí
- Al2O3 là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước và không tác dụng với nước, t0nc=20500C.
b. Tính chất hóa học
-
Tính bền ⇒ Al2O3 khó bị khử à Al bằng C, H2, CO.
-
Tính chất lưỡng tính:
-
Al2O3+6HCl → 2AlCl3 + 3 H2O
-
Al2O3+2NaOH → 2NaAlO2+H2O
-
c. Ứng dụng
- Thường tồn tại dưới dạng ngậm nước và dạng khan:
-
Dạng oxit ngậm nước là thành phần chủ yếu quặng boxit là nguyên liệu sản xuất nhôm.
-
Dạng oxit khan có cấu tạo tinh thể giống đá quý: Tinh thể corindon trong suốt, không màu, rất rắn, chế tạo đá mài, giấy nhám…
-
-
Bột nhôm oxit xúc tác cho tổng hợp hữu cơ.
1.2.2. Nhôm hidroxit Al(OH)3
a. Tính chất vật lí
-
Là chất kết tủa keo, màu trắng
-
Không tan trong nước, trong dd CO2, NH3 nhưng tan được trong môi trường H+ và OH- mạnh.
b. Tính chất hóa học
- Tính chất kém bền nhiệt: \(2Al(OH)_{3} \overset{t^{0}}{\rightarrow}Al_{2}O_{3} + 3H_{2}O\)
- Tính chất lưỡng tính:
-
Al(OH)3+ 3HCl → AlCl3 + 3H2O
-
Al(OH)3+NaOH → NaAlO2+ 2H2O
-
1.2.3. Nhôm Sunfat Al2(SO4)3
-
Muối nhôm sunfat khan tan trong nước → tỏa nhiệt do bị hiđrat hóa.
- Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay viết gọn: KAl(SO4)2.12H2O.
-
Dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành dệt vải, làm trong nước…
-
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
1.2.4. Nhận biết ion Al3+ trong dung dịch
- Cho từ từ dd NaOH dư vào dung dịch, nếu thấy có kết tủa keo xuất hiện rồi tan trong dd NaOH thì chứng tỏ có ion Al3+:
- Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
- Al(OH)3+OH-dư → AlO2- + 2H2O
Bài tập minh họa
3.1. Bài tập Nhôm và hợp chất của nhôm - Cơ bản
Bài 1:
Cho sơ đồ phản ứng sau: \(Al_{4}C_{3} \xrightarrow[]{\ \ \ \ } X \xrightarrow[]{\ +O_{2}\ } Y \xrightarrow[]{\ \ \ \ }C_{2}H_{4}O_{2} \xrightarrow[]{\ +KHCO_{3} \ }Z\)
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
Hướng dẫn:
Sơ đồ hoàn chỉnh: Al4C3 → CH4→ CH3OH → CH3COOH → CH3COOK
Bài 2:
Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hydroxit kim loại). Chất rắn X gồm những chất nào?
Hướng dẫn:
Đầu tiên Al phản ứng với AgNO3 trước (1) Nếu Al còn dư thì phản ứng với Ni(NO3)2; Cu không phản ứng (2) Nếu Al hết và AgNO3 dư thì Cu phản ứng với AgNO3, Ni(NO3)2 giữ nguyên. X tan 1 phần trong HCl ⇒ Chứng tỏ giả thuyết (1) đúng ⇒ Y gồm Al3+; Ni2+ (có thể) Mà Y phản ứng với NaOH vừa đủ tạo 2 hydroxit ⇒ Y phải có Ni2+ ⇒ Rắn X gồm Ag, Cu, Ni
Bài 3:
Khi nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 cho tới dư vào dung dịch NaOH và lắc đều thì xảy ra hiện tượng gì?
Hướng dẫn:
Đầu tiên do OH- dư nên kết tủa tạo thành sẽ tan ngay: Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O Khi OH- hết thì xảy ra phản ứng tạo kết tủa: Al3+ + 3AlO2- + 6H2O → 4Al(OH)3
Bài 4:
Dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M để hòa tan hết tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m là:
Hướng dẫn:
2NaOH +Al2O3 → 2NaAlO2 +H2O 0,2 0,1 \(\Rightarrow m_{Al_{2}O_{3}} = 0,1. 102 = 10,2 \ g\)
3.2. Bài tập Nhôm và hợp chất của nhôm - Nâng cao
Bài 1:
Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 320 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là:
Hướng dẫn:
nHCl = 0,3 mol; nNaOH = 0,32 mol; \(n_{{Al(OH)_{{3}}}}\) = 0,06 mol Vì nNaOH > nHCl ⇒ dư OH- sau khi phản ứng hết với AlCl3 ⇒ có hiện tượng hòa tan kết tủa ⇒ nOH tan kết tủa = nNaOH – nHCl = 0,02 mol ⇒ \(n_{{Al(OH)_{{3}}}}\) max = 0,06 + 0,02 = 0,08 mol = nAl bđ ⇒ mAl = 2,16g
Bài 2:
Cho 12,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a mol hỗn hợp khí Y và dung dịch Z. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Z thu được 31,2 gam kết tủa. Giá trị của a là:
Hướng dẫn:
Đặt số mol Al: Al4C3: y (mol) ta có: 27x + 144y = 12,6 (1) Kết tủa thu được là Al(OH)3. Số mol Al(OH)3 = 0,4 mol → x + 4y = 0,4 (BTNT Al) (2) Giải (1) và (2) ta được: x = 0,2 mol; y = 0,05 mol Khí thu được gồm H2 và CH4; số mol H2 = 1,5x; số mol CH4 = 3y ⇒ Tổng số mol khí = 1,5x + 3y = 0,45 mol
4. Luyện tập Bài 27 Hóa học 12
Sau bài học cần nắm:
- Vị trí của nhôm trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp sản xuất Nhôm.
- Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Nhôm như: Al2O3 (Nhôm oxit), Al(OH)3 (Nhôm hidroxit), Al2(SO4)3 (Nhôm sunfat)...
4.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 27 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
Câu 1:
Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
- A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
- B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
- C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.
- D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.
-
Câu 2:
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:
- A. quặng pirit.
- B. quặng đôlômit.
- C. quặng manhetit.
- D. quặng boxit.
-
Câu 3:
Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch:
- A. HCl.
- B. H2SO4.
- C. NaNO3.
- D. NaOH.
-
Câu 4:
Cho bột Al và dung dịch KOH dư thấy hiện tượng:
- A. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam.
- B. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.
- C. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.
- D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.
-
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Nhôm không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
- B. Nhôm có tính dẫn điện và dẫn nhiệt lớn hơn tính dẫn điện và dẫn nhiệt của sắt.
- C. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit.
- D. Nhôm có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
-
Câu 6:
Có ba chất rắn riêng biệt: Al, Mg, Al2O3. Dung dịch có thể phân biệt được 3 chất rắn trên là:
- A. NaOH.
- B. HCl.
- C. HNO3 loãng.
- D. CuCl2.
-
Câu 7:
Hỗn hợp bột kim loại X và bột oxit Y khi xảy ra phản ứng sẽ tự toả nhiệt với hiệu ứng nhiệt của phản ứng rất lớn, nâng nhiệt độ của hệ đến nhiệt độ nóng chảy của kim loại X vào khoảng 35000C. Phần oxit kim loại X nổi thành xỉ trên bề mặt kim loại Y lỏng. Lợi dụng phản ứng này để thực hiện quá trình hàn kim loại, nhất là đầu nối của các thanh ray trên đường xe lửa. Kim loại X và oxit Y lần lượt là:
- A. Al và Fe2O3.
- B. Al và Fe3O4.
- C. Fe và Al2O3.
- D. Al và FeO.
-
Câu 8:
Nung hỗn hợp bột gồm 15,2g Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lit khí H2(dktc). Giá trị của V là :
- A. 10,08
- B. 4,48
- C. 7,84
- D. 3,36
-
Câu 9:
Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
- A. 4,05.
- B. 8,10.
- C. 2,70.
- D. 5,40.
-
Câu 10:
Hoà tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được khối lượng muối là:
- A. 6,84 gam.
- B. 5,81 gam.
- C. 5,13 gam.
- D. 5,13 gam.
Câu 11-30: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 27.
Bài tập 1 trang 128 SGK Hóa học 12
Bài tập 2 trang 128 SGK Hóa học 12
Bài tập 3 trang 128 SGK Hóa học 12
Bài tập 4 trang 129 SGK Hóa học 12
Bài tập 5 trang 129 SGK Hóa học 12
Bài tập 6 trang 129 SGK Hóa học 12
Bài tập 7 trang 129 SGK Hóa học 12
Bài tập 8 trang 129 SGK Hóa học 12
Bài tập 1 trang 176 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 167 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 3 trang 176 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 4 trang 176 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 176 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 6 trang 176 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 1 trang 180 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 180 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 180 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 181 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 181 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 6 trang 181 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 7 trang 181 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 27.1 trang 62 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.2 trang 62 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.3 trang 62 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.4 trang 62 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.5 trang 62 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.6 trang 63 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.7 trang 63 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.8 trang 63 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.9 trang 63 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.10 trang 63 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.11 trang 63 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.12 trang 63 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.13 trang 64 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.18 trang 64 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.19 trang 64 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.20 trang 65 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.21 trang 65 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.22 trang 65 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.23 trang 65 SBT Hóa học 12
Bài tập 27.24 trang 65 SBT Hóa học 12
5. Hỏi đáp về Bài 27 Chương 6 Hoá học 12
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
NONEBài học cùng chương
Hoá học 12 Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Hoá học 12 Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của chúng Hoá học 12 Bài 28: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng Hoá học 12 Bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm Hoá học 12 Bài 30: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12
Toán 12
Lý thuyết Toán 12
Giải bài tập SGK Toán 12
Giải BT sách nâng cao Toán 12
Trắc nghiệm Toán 12
Giải tích 12 Chương 3
Đề thi giữa HK1 môn Toán 12
Ngữ văn 12
Lý thuyết Ngữ Văn 12
Soạn văn 12
Soạn văn 12 (ngắn gọn)
Văn mẫu 12
Soạn bài Người lái đò sông Đà
Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 12
Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)
Trắc nghiệm Tiếng Anh 12
Unit 7 Lớp 12 Economic Reforms
Tiếng Anh 12 mới Review 1
Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 12
Vật lý 12
Lý thuyết Vật Lý 12
Giải bài tập SGK Vật Lý 12
Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12
Trắc nghiệm Vật Lý 12
Vật lý 12 Chương 3
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12
Hoá học 12
Lý thuyết Hóa 12
Giải bài tập SGK Hóa 12
Giải BT sách nâng cao Hóa 12
Trắc nghiệm Hóa 12
Hoá Học 12 Chương 4
Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12
Sinh học 12
Lý thuyết Sinh 12
Giải bài tập SGK Sinh 12
Giải BT sách nâng cao Sinh 12
Trắc nghiệm Sinh 12
Ôn tập Sinh 12 Chương 5
Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12
Lịch sử 12
Lý thuyết Lịch sử 12
Giải bài tập SGK Lịch sử 12
Trắc nghiệm Lịch sử 12
Lịch Sử 12 Chương 2 Lịch Sử VN
Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 12
Địa lý 12
Lý thuyết Địa lý 12
Giải bài tập SGK Địa lý 12
Trắc nghiệm Địa lý 12
Địa Lý 12 VĐSD và BVTN
Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 12
GDCD 12
Lý thuyết GDCD 12
Giải bài tập SGK GDCD 12
Trắc nghiệm GDCD 12
GDCD 12 Học kì 1
Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12
Công nghệ 12
Lý thuyết Công nghệ 12
Giải bài tập SGK Công nghệ 12
Trắc nghiệm Công nghệ 12
Công nghệ 12 Chương 3
Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 12
Tin học 12
Lý thuyết Tin học 12
Giải bài tập SGK Tin học 12
Trắc nghiệm Tin học 12
Tin học 12 Chương 2
Đề thi giữa HK1 môn Tin học 12
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 12
Tư liệu lớp 12
Xem nhiều nhất tuần
Video: Vợ nhặt của Kim Lân
Video ôn thi THPT QG môn Toán
Video ôn thi THPT QG môn Văn
Video ôn thi THPT QG môn Sinh
Video ôn thi THPT QG môn Vật lý
Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh
Video ôn thi THPT QG môn Hóa
Tây Tiến
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Sóng- Xuân Quỳnh
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX
Người lái đò sông Đà
Quá trình văn học và phong cách văn học
Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm
Đàn ghi ta của Lor-ca
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Hóa Bài 27 Lớp 12 Lý Thuyết
-
Lý Thuyết Hóa 12: Bài 27. Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm - TopLoigiai
-
Soạn Hoá Học 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Hóa Học 12: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm - 123doc
-
Hóa Học 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Lý Thuyết Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm | SGK Hóa Lớp 12
-
Bài 27. Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Bài 27: Lí Thuyết Và Giải Bài Tập Về Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Giải Bài Tập Hóa 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Giải Hóa 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Giải Hoá 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm SGK Trang 128, 129
-
Hoá Học 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Tải Hóa Học 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Giải Hóa 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm - .vn