Hoá Học 12 Bài 34: Crom Và Hợp Chất Của Crom - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về Crom và hợp chất của crom. Thông qua bài học các em học sinh biết được vị trí của Crom trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Crom như oxit và muối Crom (III), Crom (VI).
ATNETWORK YOMEDIA1. Video bài giảng
2. Tóm tắt lý thuyết
2.1. Crom
2.2. Hợp chất của Crom
3. Bài tập minh hoạ
3.1. Bài tập Cơ bản
3.2. Bài tập Nâng cao
4. Luyện tập bài 34 Hóa học 12
4.1. Trắc nghiệm
4.2. Bài tập SGK & Nâng cao
5. Hỏi đáp về Bài 34 Chương 7 Hoá học 12
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Crom
a. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar]3d54s1.
- Ô 24, nhóm VIB, chu kì 4.
b. Tính chất vật lí
- Crom là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn (d = 7,2g/cm3), t0nc = 18900C
- Là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.
c. Tính chất hóa học
Trong các hợp chất crom có số oxi hoá từ +1 → +6 (hay gặp +2, +3 và +6).
- Tác dụng với Phi kim:
\(2Cr+3O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2Cr_{2}O_{3}\)
\(2Cr+3Cl_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2CrCl_{3}\)
\(2Cr+3S\overset{t^{0}}{\rightarrow}Cr_{2}S_{3}\)
- Tác dụng với nước: Cr bền với nước và không khí do có lớp màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ ⇒ Mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng Cr để chế tạo thép không gỉ.
- Tác dụng với Axit:
\(Cr{\rm{ }} + {\rm{ }}2HCl{\rm{ }} \to {\rm{ }}CrC{l_2} + {\rm{ }}{H_2} \uparrow\)
\(Cr{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}S{O_4} \to {\rm{ }}CrS{O_4} + {\rm{ }}{H_2} \uparrow\)
Chú ý: Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nguội.
2.2. Hợp chất của Crom
a. Hợp chất Crom (III)
Đặc điểm | Crom (III) oxit – Cr2O3 | Crom (III) hiđroxit – Cr(OH)3 |
Tính chất vật lí | Cr2O3 là chất rắn, màu lục thẩm, không tan trong nước. | Cr(OH)3 là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước. |
Tính chất hóa học | Cr2O3 là oxit lưỡng tính: Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2 | Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính: Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O Cr(OH)3+ 3HCl → CrCl3 + 3H2O Tính khử và tính oxi hoá: 2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O |
b. Hợp chất Crom (VI)
Đặc điểm | Crom (VI) oxit – CrO3 | Muối crom (VI) |
Tính chất vật lí | CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm. | - Là những hợp chất bền. + Na2CrO4 và K2CrO4 có màu vàng (màu của ion CrO42-) + Na2Cr2O7 và K2Cr2O7 có màu da cam (màu của ion Cr2O72-) |
Tính chất hóa học | Là một oxit axit: CrO3 + H2O → H2CrO4 (axit cromic) 2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (axit đicromic) Có tính oxi hoá mạnh: Một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. | Các muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh: \(\begin{array}{l} {K_2}C{r_2}{O_7} + 6FeS{O_4} + 7{H_2}S{O_4} \to \\ {\rm{ }}3Fe{(S{O_4})_3} + C{r_2}{(S{O_4})_3} + {K_2}S{O_4} + 7{H_2}O \end{array}\) Trong dung dịch của ion CrO42- luôn có cả ion Cr2O72-ở trạng thái cân bằng với nhau: \(Cr_{2}O_{7}^{2-}+H_{2}O\Leftrightarrow 2CrO_{4}^{2-}+2H^{+}\) |
Bài tập minh họa
3.1. Bài tập Crom và hợp chất của Crom - Cơ bản
Bài 1:
Cho sơ đồ phản ứng: Cr\(\overset{Cl_{2}, du}{\rightarrow}\) X \(\overset{+KOH,+Cl_{2}}{\rightarrow}\) Y
Biết Y là hợp chất của crom. Hai chất X và Y lần lượt là
Hướng dẫn:
\(Cr + Cl_2\rightarrow CrCl_3(X)\)
\(CrCl_3 + Zn\overset{H^+}{\rightarrow}CrCl_2+ZnCl_2\)
\(CrCl_3 + KOH + Cl_2 \rightarrow K_2CrO_4 (Y) + KCl + H_2O\)
Bài 2:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: \({K_2}C{r_2}{O_7}\overset{FeSO_{4}+H_{2}SO_{4}}{\rightarrow}X\overset{NaOH(d-)}{\rightarrow}Y\overset{Br_{2}+NaOH}{\rightarrow}Z\)
Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất Y và Z lần lượt là
Hướng dẫn:
- Các phản ứng xảy ra là:
FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 (X) + H2O
Cr2(SO4)3 + NaOH dư→ NaCrO2 (Y) + Na2SO4 + H2O
NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 (Z) + NaBr + H2O
Bài 3:
Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là
Hướng dẫn:
\(\\ 4Cr+3O_2\rightarrow 2Cr_2O_3 \\ 0,2 \hspace{40pt}\leftarrow 0,1\)
\(\\ Cr+2HCl\rightarrow CrCl_2+H_2 \\ 0,2 \hspace{110pt} 0,2\)
\(V_{H_2}=4,48 (l)\)
3.2. Bài tập Crom và hợp chất của Crom - Cơ bản
Bài 1:
Hòa tan hoàn toàn 11,15 gam hỗn hợp X gồm crom và thiếc vào dung dịch HCl dư thu được3,36 lít H2 (đktc). Số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 11,15 gam X là:
Hướng dẫn:
X gồm x mol Cr và y mol Sn Phản ứng với HCl: Cr + HCl → CrCl2 + H2 Sn + HCl → SnCl2 + H2 ⇒ \(\left\{\begin{matrix} x + y = n_{H_2} =0,15\ mol\\ 52x + 119y = 11,15\ g \end{matrix}\right.\) ⇒ x = 0,1 mol; y = 0,05 mol Khi phản ứng với oxi: 2Cr + \(\frac{3}{2}\) O2 → Cr2O3 Sn + O2 → SnO2 ⇒ n\(\tiny O_2\) = 0,75 × 0,1 + 0,05 = 0,125 mol
Bài 2:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3, thu được hỗn hợp Y. Chia hỗn hợp Y thành hai phần bằng nhau.
+ Phần 1 phản ứng vừa đủ 2,5 lít dung dịch H2SO4 0,5M, nóng (không có không khí).
+ Phần 2 phản ứng vừa đủ 3,2 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 11,2 lít khí NO (đo ở đktc, sản phẩm khử duy nhất).
Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
Hướng dẫn:
\(\\ n_{H_{2}SO_{4}} = 2,5. 0,5 = 1,25 \ mol\) \(n_{HNO_{3}} = 3,2.1 = 3,2 \ mol\) n NO = 0,5 mol \(n_{NO_{3}^-}\) (muối) = 3,2 – 0,5 = 2,7 mol \(n_{SO_{4}^{2-}}\) = 1,25 mol Ta thấy có sự chênh lệch điện tích NO3– và SO42 –, chính là do Cr sinh ra ⇒ nCr = 1,7 – 1,25. 2 = 0,2 mol Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO + 2H2O 0,2 0,8 0,2 0,2 Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O 0,3 1,2 0,3 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr 0,2 0,1 0,1 0,2 \(\Rightarrow n _{Al_{2}O_{3}} = 0,1\) Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O 0,1 0,6 Cr2O3 + 6HNO3 → 2Cr(NO3)3 + 3H2O 0,1 ← 3,2 – 0,8 – 1,2 – 0,6 \(\\ \Rightarrow \sum n_{Cr_{2}O_{3}bd} = 0,2 \\ \sum n _{Al \ bd}= 0,5\) ⇒ Hiệu suất tính theo Cr2O3 ⇒ \(H\%=\frac{0,1}{0,2}=50\%\)
4. Luyện tập Bài 34 Hóa học 12
Sau bài học cần nắm:
- Vị trí của Crom trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế.
- Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Crom như oxit và muối Crom (III), Crom (VI).
4.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 34 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
Câu 1:
Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch KOH loãng vào dung dịch K2Cr2O7 là:
- A. Không có hiện tượng chuyển màu.
- B. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam.
- C. Xuất hiện kết tủa trắng.
- D. Dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng.
-
Câu 2:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
- A. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại
- B. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.
- C. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.
- D. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội.
-
Câu 3:
Cho phương tình hóa học của phản ứng : 2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn. Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
- A. Cr là chất oxi hóa, Sn2+ là chất khử.
- B. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa.
- C. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.
- D. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 34.
Bài tập 1 trang 155 SGK Hóa học 12
Bài tập 2 trang 155 SGK Hóa học 12
Bài tập 3 trang 155 SGK Hóa học 12
Bài tập 4 trang 155 SGK Hóa học 12
Bài tập 5 trang 155 SGK Hóa học 12
Bài tập 1 trang 190 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 2 trang 190 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 3 trang 190 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 4 trang 190 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 190 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 1 trang 194 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 3 trang 194 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 4 trang 194 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 34.1 trang 80 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.2 trang 80 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.3 trang 80 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.4 trang 80 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.5 trang 81 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.6 trang 81 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.7 trang 81 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.8 trang 81 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.9 trang 81 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.10 trang 82 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.11 trang 82 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.12 trang 82 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.13 trang 82 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.14 trang 82 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.15 trang 83 SBT Hóa học 12
Bài tập 34.16 trang 83 SBT Hóa học 12
5. Hỏi đáp về Bài 34 Chương 7 Hoá học 12
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
NONEBài học cùng chương
Hoá học 12 Bài 31: Sắt Hoá học 12 Bài 32: Hợp chất của sắt Hoá học 12 Bài 33: Hợp kim của sắt Hoá học 12 Bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng Hoá học 12 Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc Hoá học 12 Bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12
Toán 12
Lý thuyết Toán 12
Giải bài tập SGK Toán 12
Giải BT sách nâng cao Toán 12
Trắc nghiệm Toán 12
Hình học 12 Chương 3
Ngữ văn 12
Lý thuyết Ngữ Văn 12
Soạn văn 12
Soạn văn 12 (ngắn gọn)
Văn mẫu 12
Soạn Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)
Trắc nghiệm Tiếng Anh 12
Unit 9 Lớp 12 Deserts
Tiếng Anh 12 mới Unit 5
Vật lý 12
Lý thuyết Vật Lý 12
Giải bài tập SGK Vật Lý 12
Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12
Trắc nghiệm Vật Lý 12
Ôn tập Vật lý 12 Chương 3
Hoá học 12
Lý thuyết Hóa 12
Giải bài tập SGK Hóa 12
Giải BT sách nâng cao Hóa 12
Trắc nghiệm Hóa 12
Hoá Học 12 Chương 5
Sinh học 12
Lý thuyết Sinh 12
Giải bài tập SGK Sinh 12
Giải BT sách nâng cao Sinh 12
Trắc nghiệm Sinh 12
Sinh Học 12 Chương 2 Tiến hóa
Lịch sử 12
Lý thuyết Lịch sử 12
Giải bài tập SGK Lịch sử 12
Trắc nghiệm Lịch sử 12
Lịch Sử 12 Chương 3 Lịch Sử VN
Địa lý 12
Lý thuyết Địa lý 12
Giải bài tập SGK Địa lý 12
Trắc nghiệm Địa lý 12
Địa Lý 12 VĐSD và BVTN
GDCD 12
Lý thuyết GDCD 12
Giải bài tập SGK GDCD 12
Trắc nghiệm GDCD 12
GDCD 12 Học kì 1
Công nghệ 12
Lý thuyết Công nghệ 12
Giải bài tập SGK Công nghệ 12
Trắc nghiệm Công nghệ 12
Công nghệ 12 Chương 3
Tin học 12
Lý thuyết Tin học 12
Giải bài tập SGK Tin học 12
Trắc nghiệm Tin học 12
Tin học 12 Chương 2
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 12
Tư liệu lớp 12
Xem nhiều nhất tuần
Video: Vợ nhặt của Kim Lân
Đề cương HK1 lớp 12
Video ôn thi THPT QG môn Hóa
Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh
Video ôn thi THPT QG môn Toán
Video ôn thi THPT QG môn Sinh
Video ôn thi THPT QG môn Vật lý
Video ôn thi THPT QG môn Văn
Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm
Đàn ghi ta của Lor-ca
Quá trình văn học và phong cách văn học
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tây Tiến
Người lái đò sông Đà
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Bài Tập Crom Và Hợp Chất Của Crom
-
Giải Hóa 12 Bài 34: Crom Và Hợp Chất Của Crom
-
Giải Bài Tập Hóa 12 Bài 34: Crom Và Hợp Chất Của Crom
-
Bài Tập Về Crom Và Hợp Chất Của Crom Quiz - Quizizz
-
Crom Và Hợp Chất Của Crom - Lớp 8
-
Giải Bài Tập Hóa Học 12 - Bài 34: Crom Và Hợp Chất Của Crom
-
Giải Bài 34 Hóa Học 12: Crom Và Hợp Chất Của Crom - Tech12h
-
Bài Tập Về Hợp Chất Của Crom Cực Hay, Có Lời Giải Chi Tiết - Haylamdo
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Crôm Và Hợp Chất Của Crôm - 123doc
-
Giải Bài Tập Hóa 12 Bài 34: Crom Và Hợp Chất Của Crom
-
Bài Tập Crom Và Hợp Chất Của Crom
-
Bài 34: Lí Thuyết Và Giải Bài Tập Về Crom Và Hợp Kim Của Crom
-
Dạng 1 : Bài Tập Về Crom Và Hợp Chất Của Crom - Hoc24
-
ÔN TẬP CROM VÀ HỢP CHẤT CROM - NĂM HỌC 2019-2020
-
Bài 34 – Crom Và Hợp Chất Của Crôm Hóa 12: Bài 1,2,3, 4,5 Trang 155