Hoá Học 9 Bài 31: Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học

YOMEDIA NONE Trang chủ Hóa Học 9 Chương 3: Phi Kim. Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Hoá học 9 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm14 BT SGK 138 FAQ

Ngày nay người ta đã phát hiện hơn 110 nguyên tố hoá học. Năm 2016, mới bổ sung thêm 4 nguyên tố 113, 115, 117 và 118 với tên gọi cùng ký hiệu tạm thời lần lượt là ununtrium (Uut), ununpentium (Uup), ununseptium (Uus) và ununoctium (Uuo). Các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Vậy chúng được sắp xếp trong bảng tuần hoàn theo nguyên tắc nào? Quy luật biến đổi tính chất của chúng ra sao? Mối quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo và tính chất của nguyên tố như nào? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học ngày hôm nay.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt lý thuyết

2.1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

2.2. Cấu tạo bảng tuần hoàn

2.3. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong BTH

2.4. Ý nghĩa của BTH các nguyên tố hoá học

3. Bài tập minh hoạ

4. Luyện tập bài 31 Hóa học 9

4.1. Trắc nghiệm

4.2. Bài tập SGK & Nâng cao

5. Hỏi đáp về Bài 31 Chương 3 Hóa học 9

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Các nguyên tố trong Bảng hệ thống tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

2.2. Cấu tạo bảng tuần hoàn

2.2.1. Ô nguyên tố

Ô nguyên tố

Hình 1: Ô nguyên tố

- Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, Kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử, số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

2.2.2. Chu kì

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

- Gồm 7 chu kì, chu kì 1,2,3 được gọi là chu kì nhỏ, chu kì 4,5,6,7 được gọi là chu kì lớn

Chu kì Số nguyên tố thuộc chu kì Thứ tự nguyên tố Số lớp electron Điện tích hạt nhân
1 2 H đến He 1 Tăng từ H (1+) đến He (2+)
2 8 Li đến Ne 2 Tăng từ Li (3+) đến Ne (10+)
3 8 Na đến Ar 3 Tăng từ Na (11+) đến Ar (18+)

2.2.3. Nhóm

Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử

2.3. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

2.3.1. Trong một chu kì

- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần , đồng thời tính phi kim tăng dần.

- Ví dụ:

Chu kì 2 trong Bảng hệ thống tuần hoàn

Hình 2: Chu kì 2 trong Bảng hệ thống tuần hoàn

+ Số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 - 8

+ Đầu dãy là kim loại mạnh (Li), cuối chu kì là phi kim mạnh (F), kết thúc là khí hiếm (Ne)

Chu kì 3 trong Bảng hệ thống tuần hoàn

Hình 3: Chu kì 3 trong Bảng hệ thống tuần hoàn

+ Số electron lớp ngoài cùng tăng từ 11 - 18

+ Đầu dãy là kim loại mạnh (Na), cuối chu kì là phi kim mạnh (Cl), kết thúc là khí hiếm (Ar)

2.3.2. Trong một nhóm

Trong một nhóm: đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim các nguyên tố giảm dần.

Nhóm I và VII trong Bảng hệ thống tuần hoàn

Hình 3: Nhóm I và VII trong Bảng hệ thống tuần hoàn

Nhóm Số nguyên tố Thứ tự nguyên tố Số lớp electron Số electron lớp ngoài cùng Tính chất
Nhóm I A 6 Li → Fr 2 - 7 1 Từ Li → Fr tính kim loại tăng dần
Nhóm VII A 5 F → At 2 - 6 7 Từ F → At tính phi kim giảm dần

2.4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hình 4: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài tập minh họa

Bài 1:

Cho nguyên tử A có số hiệu nguyên tử bằng 17, chu kì 3, nhóm VII

Cấu trúc của Clo

Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận.

Hướng dẫn:

- Số hiệu nguyên tử là 17 ⇒ Điện tích hạt nhân (17+) và có 17 electron

- Chu kì 3, nhóm VII ⇒ có 3 lớp electron và 7 electron lớp ngoài cùng

- Nguyên tử A ở cuối chi kì 3 nên là Phi kim hoạt động mạnh

... Nhóm VI Nhóm VII
Chu kì 2 F
Chu kì 3 S Cl
Chu kì 4 Br

- Từ vị trí của các nguyên tử ta nhận xét được như sau:

+ Trong một chu kì: Tính phi kim tăng. Như vậy tính phi kim của Cl > tính phi kim của S

+ Trong một nhóm: Tính phi kim giảm. Như vậy so về tính phi kim thì F > Cl > Br

Bài 2:

Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 6 electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn

Hướng dẫn:

Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 6 electron nên X ở ô 16, chu kì 3, nhóm VI, là một phi kim vì đứng gần cuối chu kì 3 và gần đầu nhóm VI.

4. Luyện tập Bài 31 Hóa học 9

Sau bài học cần nắm:

- Ô nguyên tố, về chu kì và nhóm.

- Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) dự đoán vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng và ngược lại.

- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một số nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên).

4.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 31 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

  • Câu 1:

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc:

    • A. Chiều nguyên tử khối tăng dần.
    • B. Chiều điện tích hạt nhân tăng dần
    • C. Tính kim loại tăng dần.
    • D. Tính phi kim tăng dần.
  • Câu 2:

    Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

    • A. Số thứ tự của nguyên tố.
    • B. Số electron lớp ngoài cùng.
    • C. Số hiệu nguyên tử.
    • D. Số lớp electron.
  • Câu 3:

    Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

    • A. Số electron lớp ngoài cùng.
    • B. Số thứ tự của nguyên tố.
    • C. Số hiệu nguyên tử
    • D. Số lớp electron.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 31.

Bài tập 1 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 2 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 3 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 4 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 5 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 6 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 7 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 31.1 trang 39 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.2 trang 39 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.3 trang 39 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.4 trang 39 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.5 trang 39 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.6 trang 40 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.7 trang 40 SBT Hóa học 9

5. Hỏi đáp về Bài 31 chương 3 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE

Bài học cùng chương

Bài 25: Tính chất của phi kim Hoá học 9 Bài 25: Tính chất của phi kim Bài 26: Clo Hoá học 9 Bài 26: Clo Bài 27: Cacbon Hoá học 9 Bài 27: Cacbon Bài 28: Các oxit của cacbon Hoá học 9 Bài 28: Các oxit của cacbon Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat Hoá học 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat Bài 30: Silic và Công nghiệp silicat Hoá học 9 Bài 30: Silic và Công nghiệp silicat ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9

Toán 9

Lý thuyết Toán 9

Giải bài tập SGK Toán 9

Trắc nghiệm Toán 9

Đại số 9 Chương 3

Hình học 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Toán 9

Ngữ văn 9

Lý thuyết Ngữ Văn 9

Soạn văn 9

Soạn văn 9 (ngắn gọn)

Văn mẫu 9

Soạn bài Làng

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9

Tiếng Anh 9

Giải bài Tiếng Anh 9

Giải bài tập Tiếng Anh 9 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 9

Unit 4 Lớp 9

Tiếng Anh 9 mới Unit 5

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 9

Vật lý 9

Lý thuyết Vật lý 9

Giải bài tập SGK Vật Lý 9

Trắc nghiệm Vật lý 9

Vật Lý 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 9

Hoá học 9

Lý thuyết Hóa 9

Giải bài tập SGK Hóa học 9

Trắc nghiệm Hóa 9

Ôn tập Hóa học 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 9

Sinh học 9

Lý thuyết Sinh 9

Giải bài tập SGK Sinh 9

Trắc nghiệm Sinh 9

Ôn tập Sinh 9 Chương 4

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 9

Lịch sử 9

Lý thuyết Lịch sử 9

Giải bài tập SGK Lịch sử 9

Trắc nghiệm Lịch sử 9

Lịch sử 9 Chương 5 Lịch Sử Thế Giới

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 9

Địa lý 9

Lý thuyết Địa lý 9

Giải bài tập SGK Địa lý 9

Trắc nghiệm Địa lý 9

Địa Lý 9 Địa Lý Kinh tế

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 9

GDCD 9

Lý thuyết GDCD 9

Giải bài tập SGK GDCD 9

Trắc nghiệm GDCD 9

GDCD 9 Học kì 1

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 9

Công nghệ 9

Lý thuyết Công nghệ 9

Giải bài tập SGK Công nghệ 9

Trắc nghiệm Công nghệ 9

Công nghệ 9 Quyển 3

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 9

Tin học 9

Lý thuyết Tin học 9

Giải bài tập SGK Tin học 9

Trắc nghiệm Tin học 9

Tin học 9 Chương 2

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 9

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 9

Tư liệu lớp 9

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK1 lớp 9

Đề thi giữa HK2 lớp 9

Đề thi HK1 lớp 9

Đề thi HK2 lớp 9

Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện

5 bài văn mẫu về Kiều ở lầu Ngưng Bích

Văn mẫu Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

6 bài văn mẫu về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

5 bài văn mẫu bài thơ Bếp lửa

5 bài văn mẫu chọn lọc về văn bản Chiếc lược ngà

8 bài văn mẫu Chuyện người con gái Nam Xương

6 bài văn mẫu truyện ngắn Làng hay

Lặng lẽ Sa Pa

Tiếng Anh Lớp 9 Unit 4

Ánh trăng

Làng

Tiếng Anh Lớp 9 Unit 3

Bếp lửa

Video Toán NC lớp 9- Luyện thi vào lớp 10 Chuyên Toán

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Bài Tập Hóa 9 Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn