Hóa Học Lâm Sàng - BioMedia Vietnam Group

BioMedia

Hóa học lâm sàng (hay còn được biết đến là hóa học bệnh học, hóa sinh lâm sàng hay hóa sinh y học) là một lĩnh vực của bệnh học lâm sàng liên quan đến việc phân tích các dịch của cơ thể nói chung.

Lĩnh vực này bắt nguồn từ khoảng cuối thế kỷ 19 bằng việc sử dụng các xét nghiệm hóa học đơn giản để phân tích các thành phần khác nhau của nước tiểu và máu. Tiếp theo, các kỹ thuật khác được sử dụng và đo hoạt độ enzyme, đo mật độ quang, điện di và miễn dịch.

Hầu hết các phòng thí nghiệm gần đây đều đã được tự động hóa cao để phù hợp với khối lượng công việc cao đặc thù của một phòng xét nghiệm bệnh viện. Các xét nghiệm tiến hành đều được theo dõi và quản lý chất lượng chặt chẽ.

11. clinical-chemistry-market-report-forecast-2012-2015-global-analysis-3-638

Tất cả các xét nghiệm hóa sinh đều thuộc về bệnh lý hóa học. Những xét nghiệm này có thể tiến hành trên bất kỳ một loại dịch cơ thể nào, nhưng chủ yếu là huyết thanh và huyết tương. Huyết thanh là phần chất lỏng màu vàng của máu thu được sau khi máu được làm đông và tách loại tất cả các tế bào máu. Việc này thực hiện được dễ dàng bằng phương pháp ly tâm, khi đó các tế bào máu và tiểu cầu có tỷ trọng lớn hơn lắng xuống đáy của ống ly tâm, huyết thanh lỏng sẽ nằm ở phía trên của các tế bào bị lắng đó. Đây là bước đầu tiên trước khi phân tích, gần đây đã được tích hợp trong thiết bị, vận hành theo nguyên tắc “hệ thống tích hợp”. Huyết tương bản chất tương tự như huyết thanh, thu được khi ly tâm máu không đông. Huyết tương thu được bằng việc ly tâm trước khi quá trình đông máu xảy ra. Mỗi một loại xét nghiệm yêu cầu một loại bệnh phẩm khác nhau.

Một phòng xét nghiệm y sinh lớn có thể phân tích lên đến 700 loại xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên ngay cả phòng thí nghiệm lớn nhất cũng hiếm khi tự thực hiện tất cả các loại xét nghiệm, một số xét nghiệm phải được chuyển đến các phòng xét nghiệm khác.

Rất nhiều các xét nghiệm này có thể được phân loại thành các nhóm đặc thù riêng

  • Hóa học chung hay hóa học cơ bản – chủ yếu để tìm các chất hóa học (sinh hóa) trong máu (ví dụ: kiểm tra chức năng gan và thận…)
  • Các kỹ thuật hóa sinh đặc biệt như điện di và các phương pháp xét nghiệm mang tính định hướng khác.
  • Nội tiết lâm sàng- nghiên cứu nội tiết tố và chẩn đoán các rối loạn nội tiết.
  • Độc chất- nghiên cứu sự lạm dụng thuốc và các chất hóa học khác
  • Kiểm soát thuốc điều trị- đo nồng độ thuốc điều trị để tối ưu hóa liều dùng
  • Phân tích nước tiểu- xét nghiệm hóa học nước tiểu và các loại dịch khác như dịch não tủy và dịch ổ viêm xét nghiệm nhiều loại bệnh khác nhau
  • Phân tích phân- chủ yếu để xác định các rối loạn về đường tiêu hóa

Xét nghiệm

Xét nghiệm hóa học lâm sàng phổ biến nhất bao gồm:

  1. Điện giải: Natri/ Kali/ Clo/ Bicarbonat
  2. Các xét nghiệm chức năng thận: Creatinin / Ure nitrogen trong máu
  3. Các xét nghiệm chức năng gan:
  • Protein toàn phần (huyết thanh): Albumin / Globulin/ Tỷ lệ A/ G (Albumin- Globulin)/ Điện di protein/ Protein trong nước tiểu
  • Bilirubin: trực tiếp, gián tiếp, toàn phần
  • Aspartate transaminase (AST)
  • Alanin transaminase (ALT)
  • Gamma- globulin transpeptidase (GGT)
  • Akaline phosphatase (ALP)
  1. Các chỉ thị tim: H-FABP /Troponin/ Myoglobin/ CK-MB/ B-type natriuretic peptid (BNP)
  2. Các chất khoáng: Canxi/ Magie/ Phosphat/ Kali
  3. Rối loạn về máu: Sắt / Transferrin/ TIBC/ Vitamin B12 vitamin D/ Acid folic
  4. Hỗn hợp: Glucose / Protein C phản ứng / Hemoglobin đường hóa (HbA1c)/ Acid uric/ Khí máu động mạch ([H+], PCO2, PO2)/ Hormon Adrenocorticotropic (ACTH)/ Sàng lọc các chất độc và độc chất trong hình sự (chất gây nghiện và các chất độc) / Enolase đặc hiệu hệ thần kinh/ Xét nghiệm hồng cầu trong phân

Vi sinh y học

Vi sinh y học là một nhánh của y học liên quan đến việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, lĩnh vực khoa học này còn nghiên cứu những ứng dụng lâm sàng của các các vi sinh vật khác nhau để cải thiện sức khỏe cộng đồng. Có 4 loại vi sinh vật gây các bệnh truyền nhiễm bao gồm: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và virus, và một loại protein truyền bệnh được gọi là hạt prion – protein không có cấu trúc acid nucleic lõi.

Một nhà vi sinh y học nghiên cứu các đặc tính của tác nhân gây bệnh, cách truyền bệnh, các cơ chế lây nhiễm và sinh trưởng của các vi sinh vật gây bệnh. Qua việc sử dụng những thông tin này có thể đưa ra được phương pháp điều trị . Các nhà vi sinh y học thường đóng vai trò cố vấn cho các bác sỹ điều trị, bằng cách đưa ra những định dạng về các tác nhân gây bệnh và đề xuất về các phương án điều trị. Các nhiệm vụ khác bao gồm việc xác định các nguy cơ gây hại sức khỏe cộng đồng tiềm ẩn hay kiểm soát sự tiến triển của các chủng có khả năng gây bệnh hay kháng thuốc, giáo dục cộng đồng và hỗ trợ xây dựng các bài tập có lợi cho sức khỏe. Họ cũng có thể hỗ trợ trong việc ngăn chặn hay kiểm soát dịch bệnh và sự bùng phát dịch. Không phải tất cả các nhà vi sinh y học đều nghiên cứu bệnh học vi sinh vật; một số nghiên cứu những chủng vi sinh phổ biến, không gây bệnh để xác định liệu những đặc tính đó có thể sử dụng để phát triển các loại kháng sinh hay các phương pháp điều trị khác hay không.

Trong khi dịch tễ học nghiên cứu các mô hình, nguyên nhân và những ảnh hưởng lên sức khỏe và những đặc điểm của bệnh dịch trong quần thể dân cư, thì các nhà vi sinh y học chủ yếu tập trung vào sự có mặt và sinh trưởng của các tác nhân vi sinh truyền bệnh lên từng cá thể, những ảnh hưởng của chúng lên cơ thể con người và các phương pháp điều trị chúng.

Các bệnh truyền nhiễm được điều trị phổ biến

Vi khuẩn

  • Streptococal pharyngitis (viêm họng)
  • Chlamydia (bệnh nhiễm khuẩn lây quan đường STD)
  • Bệnh thương hàn
  • Lao

Virus

  • Rota virus
  • Virus viêm gan C
  • HPV

Ký sinh trùng

  • Sốt rét
  • Giardia lamblia – bệnh nhiễm ký sinh đơn bào đường ruột trên, do loại trùng roi giardia lamblia gây nên
  • Toxoplasma gondii – nhiễm ký sinh trùng có thể gây nhiều biến chứng

Nấm

  • Bệnh nấm Candida
  • Bệnh do nhiễm vi nấm Histoplasmosis

Nguyên nhân và sự lan truyền của các bệnh truyền nhiễm

Nhiễm trùng có thể gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Tác nhân gây bệnh có thể là các tác nhân ngoại sinh (được đưa vào từ các nguồn bên ngoài; môi trường, động vật, hay từ người khác như bệnh cúm) hay nội sinh (từ quần thể bình thường như nấm Candida).

Nơi các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể được gọi là cổng vào. Những cổng vào này bao gồm đường hô hấp, đưởng ruột, đường tiết niệu, da và niêm mạc. Cổng vào của mỗi vi sinh vật đặc trưng riêng phụ thuộc vào việc làm thế nào vi sinh vật ấy di chuyển từ môi trường tự nhiên vào cơ thể vật chủ.

Có nhiều cách khác nhau để bệnh có thể lây truyền giữa các cá thể. Những cách này gồm có:

  • Tương tác trực tiếp: Chạm vào vật chủ nhiễm bệnh, bao gồm cả quan hệ tình dục
  • Tương tác gián tiếp- Chạm vào bề mặt nhiễm vi sinh vật
  • Tương tác qua các giọt khí dung- Ho hay hắt hơi
  • Phân- miệng- Ăn phải nguồn thức ăn hay nước uống có nhiễm vi sinh vật
  • Lan truyền qua không khí- Các mầm bệnh mang bào tử gây bệnh
  • Truyền qua vector- một sinh vật không gây bệnh nhưng lại mang tác nhân gây bệnh chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác
  • Lan truyền qua các đồ vật- Một vật vô tri vô giác hay các chất mang mầm bệnh hay ký sinh trùng
  • Môi trường- Nhiễm khuản bệnh viện

Giống các tác nhân gây bệnh khác, các virus sử dụng các phương thức này để xâm nhập vào cơ thể người bệnh, tuy nhiên virus khác các vi sinh vật khác ở chỗ chúng phải xâm nhập vào tận TB của vật chủ. Một khi virus tìm được con đường đi vào TB vật chủ, vật liệu di truyền của virus (DNA hay RNA) sẽ được đưa vào trong tế bào. Phần lớn các virus đưa được hệ gen vào TB vật chủ bằng cách sử dụng hệ enzyme của TB vật chủ để làm phá vỡ hệ gen của virus do đó chỉ acid nucleic có mặt mới được biểu hiện, trong khi các virus khác như poxvirus, sử dụng hai trạng thái để biểu hiện: phá vỡ bằng enzym sau đó là giải phóng DNA của virus, DNA này sẽ quy định tạo ra các sản phẩm gen trong suốt quả trình nhiễm ban đầu.

Những cơ chế truyền nhiễm, sinh sản và tồn tại của các virus trong TB vật chủ là đặc biệt quan trong đối với sự tồn tại của chúng. Chẳng hạn, một số bệnh như sởi cho thấy một cơ chế lan truyền đến một loạt các vật chủ. Trong các bệnh do virus, các bệnh được điều trị nhờ hệ thống miễn dịch của cơ thể và do đó virus cần phân tán sang các vật chủ mới trước khi bị phá hủy bởi kháng thể miễn dịch của vật chủ hoặc vật chủ chết. Ngược lại, một số các tác nhân truyền bệnh như là virus bệnh bạch cầu Feline, có thể chịu được phản ứng miễn dịch của vật chủ và có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể vật chủ riêng lẻ, đồng thời vẫn có khả năng lan truyền thành công sang vật chủ khác.

Dịch và tổng hợp BioMedia VN

Từ khóa » Xét Nghiệm Hóa Sinh Lâm Sàng Là Gì