Hoa Hòe Không Chỉ Hạ Huyết áp Mà Còn Giúp Cầm Máu, Làm Bền ...
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc điểm của cây hoa hòe
Cây hoa hòe còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).Nội dung
- 1. Đặc điểm của cây hoa hòe
- 2. Tác dụng dược lý
- 3. Công dụng và liều dùng
Người ta dùng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe. Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe hay hòe giác (Fructus Sophorae japonicae).
Cây hoa hòe là một cây to cao 5 – 6m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7 – 17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng. Quả là một giáp dài hoặc hơi cong. Giữa các hạt quả hơi thắt lại.
Mùa hoa: Các tháng 7, 8, 9.
Cây hòe mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, trước đây người ta dùng để uống nước cho "mát" và dùng để nhuộm màu vàng. Trồng bằng hạt hoặc bằng dâm cành. Sau 3 – 4 năm bắt đầu thu hoạch. Cây sống lâu, càng những năm sau thu hoạch càng cao. Hoa phải hái lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất. Phơi hay sấy khô.
Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit). Rutin là một glucozid, thủy phân sẽ cho quercetin hay quercetola C15H10O7, glucoza và ramnoza.
Trong quả cũng có rutin. Rutin là một chất có tinh thể hình trâm nhỏ màu vàng hay trắng vàng, tan trong 10.000 phần nước, 650 phần rượu, tan nhiều trong rượu metylic và dung dịch kiềm, không tan trong ete clorofoc và benzene.
Rutin còn có thể chế từ lúa mạch ba góc hoặc một loài bạch đàn (Eucalyptus macrohyncha) chưa thấy trồng ở nước ta.
Hoa hòe thanh nhiệt, tiêu viêm
2. Tác dụng dược lý
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch.
Ngoài rutin có tính chất vitamin P ra, còn nhiều chất khác có tính chất đó nữa như esculozit, hesperidin (trong vỏ cam)…
Rutin có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt vỡ, hiện tượng này trước đây người ta cho rằng do thiếu vitamin C, sau đó mới phát hiện sự liên quan đối với vitamin P.
Theo các nhà khoa học, vitamin P còn làm giảm sự phá hủy của adrenalin trong cơ thể. Trong khi đó, adrenalin có tác dụng tăng sức chịu đựng của mao mạch.
3. Công dụng và liều dùng
Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ: Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng, tính hàn. Hoa vào hai kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can. Có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa).
Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Dùng chữa xích bạch lỵ (đại tiện nhiều lần), trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết.
Hiện nay nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong chữa bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra huyết, ruột chảy máu. Ngày uống 5 – 20g dưới dạng thuốc sắc.
Rutin thường dùng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp.
Rutin thường được chế thành thuốc viên, mỗi viên có 0,02g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 đến 2 viên (0,06 - 0,12g một ngày).
Hoa hòe có những tác dụng chữa bệnh sau:
- Hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu đã tổn thương.
- Tác dụng chống viêm.
- Làm giảm sự tiêu hao oxy của cơ tim.
- Tác dụng cầm máu (hoa hòe sao cháy).
- Tác dụng hạ huyết áp; bảo vệ gan (rutin), chống kết tập tiểu cầu (rutin, quercetin);
- Hạ cholesterol máu; cường tim và giãn động mạch vành; giải co thắt cơ trơn phế quản và ruột (quercetin).
Cần lưu ý, không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai.
Một số chứng bệnh thường dùng hoa hòe:
- Trị máu cam, trĩ xuất huyết, nụ hòe, trắc bách diệp, ngải diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
- Trị tăng huyết áp, đau mắt, nụ hòe (sao vàng), lá sen, mỗi vị 10g, cúc hoa vàng 4g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
– Trị đại tiểu tiện ra máu, hoa hòe, trắc bách diệp, mỗi vị 20g, hoàng liên, kinh giới, mỗi vị 8g, sắc uống, ngày một thang chia hai lần. Uống khi thuốc còn ấm.
– Trị đi ngoài ra máu, các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn, huyết áp tăng, hòe hoa, thảo quyết minh, đều sao vàng, lượng bằng nhau 8 – 10g, dưới dạng thuốc hãm, uống nhiều ngày.
– Trị trĩ nội, viêm ruột, quả hòe (sao đen), kim ngân hoa, mỗi vị 100g, cam thảo 10g, nghệ vàng 10g. Tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 10g.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?
Từ khóa » Hoa Hoè
-
Cây Hoa Hòe Chữa Bệnh Gì? | Vinmec
-
Tác Dụng Của Hoa Hòe Trong điều Trị Tăng Huyết áp | BvNTP
-
Trà Hoa Hòe Tốt Cho Sức Khỏe Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Nước Uống Và Thuốc Từ Hoa Hòe
-
Lợi ích Của Hoa Hòe đối Với Sức Khỏe
-
Hoa Hòe - Vị Thuốc Chữa Nhiều Bệnh - Y Học Cổ Truyền
-
Một Số Công Dụng Của Hoa Hòe
-
Hoa Hòe: 26 Công Dụng Trị Bệnh Quý Và Lưu Ý Khi Dùng
-
Cây Hoa Hòe: Phân Bố, Tác Dụng Dược Lý, Cách Dùng Và Liều Lượng
-
Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc Cây Hòe Phong Thủy Giúp Rước Lộc Vào Nhà
-
Hòe (Nụ Hoa): Dược Liệu Giàu Rutin Giúp Tăng Sức Bền Mạch Máu
-
Hoa Hòe - Ổn định Huyết áp, Ngăn Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não