Hoa Hồi Là Gì? Công Dụng Và Liều Dùng Của đại Hồi Như Thế Nào?
Hoa hồi hay còn được gọi là đại hồi, ngoài việc dùng làm gia vị trong ché biến món ăn, đại hồi còn là loại dược liệu sử dụng chữa bệnh khá phổ biến. Vậy đại hồi có thật sự chữa bệnh hiệu quả, công dụng và cách dùng như thế nào? Hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu dưới bài viết sau nhé!
Mô tả đặc điểm cây hồi
Hoa hồi là gì?
Cây có tên khoa học là Illicium verum. Với nhiều tên gọi khác nhau như đại hồi, đại hồi hương, bát giác hồi hương, mác chác, hồi, hồi sao, tai vị,…
Là loài cây nhỡ thân gỗ sống lâu năm, cây có chiều cao trung bình từ 6 – 10m. Thân cây thon, mọc thẳng, vỏ cây màu xám, xanh tốt quanh năm, có nhiều cành và cành dễ gãy. Lá mọc so le, đơn nguyên, phiến lá dày, cứng, giòn và nhẵn, thường tập trung mọc thành chùm ở đầu cành, vò nát sẽ có mùi thơm. Hoa hồi mọc đơn lẻ ở nách lá, hoa khá to, cánh hoa ở phía ngoài có màu trắng và mặt bên trong có màu hồng thắm.
Quả hồi kép gồm 6 – 8 cánh hoặc có khi lên đến 12 – 13 cánh, xếp thành hình ngôi sao hoặc hình bông hoa. Quả lúc còn non có màu lục và khi quả già sẽ chuyển sang màu nâu sẫm, mỗi đài dài 10 – 15mm có mũi nhọn ngắn ở đầu. Khi chín, ở đầu mỗi cánh sẽ nứt ra làm hai, để lộ hạt có màu nâu nhạt và nhẵn bóng. Ở cuống, lá, hoa và quả đều có chứa tinh dầu. Cây thường cho hoa vào tháng 3 – 5 và cho quả và tháng 6 – 9 hàng năm
Hàng năm đại hồi sẽ được thu hái vào 2 vụ vào tháng 7 – 8 và tháng 11 – 12. Ngoài hai vụ trên, còn một vụ vào tháng 3 hoa hồi hoa hồi sẽ rụng những quả lép.
Phân bố
Đại hồi được biết đến như một loại gia vị có mùi thơm, quả hồi sẽ được thu hoạch trước khi vừa kịp chín. Đây chính là thành phần tạo nên ngũ vị hương và cũng chính thành phần quen thuộc có trong món phở tại Việt Nam ta.
Ở Trung Quốc đại hồi chỉ được trồng ở 4 tỉnh là Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến. Ngoài ra, Còn được trồng ở Philippin Indonesia và Jamaica
Tại Việt Nam, cây được trồng ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Ninh,… Thuộc vùng Đông Bắc Bộ.
Thu hái và sơ chế vào bảo quản
Hoa hồi sau khi thu hoạch về sẽ tách bỏ phần hạt bên trong, sau đó đem rửa sạch hoặc có thể nhúng qua nước sôi một lúc rồi phơi khô liên tục 3 – 4 nắng hoặc sấy cho khô hẳn hoặc có thể cất tinh dầu để dùng dần.
Phân loại
Trên thị trường, đại hồi được chia làm 3 loại:
- Loại 1: Quả có 8 cánh, có màu đỏ sẫm, các kích thước cánh đều nhau hay còn gọi là đại hồi hồng
- Loại 2: Loại này có cánh lép hơn loại 1, quả màu nâu đen
- Loại 3: Những quả có 3 cánh lép trở lên, cánh có màu nâu đen
Thành phần hóa học
Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong đại hồi có chứa rất nhiều tinh dầu, chiếm khoảng 8 – 9%. Ngoài ra còn có chứa hơn 20 loại hợp chất khác như tecpen, axit oleic, axit stearic,… Và đặc biệt là hợp chất axit shikimic, đây là thành phần cấu tạo nên Tamiflu – Đây chính là thuốc đặc trị bệnh cúm gia cầm H5N1. Không những vậy, đại hồi còn chứa nhiều tanin, có chất nhầy, đường và chất dầu.
Công dụng và liều dùng
Hoa hồi là một vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong cả lĩnh vực Đông y và Tây y.
Đối với Tây y, đại hồi có công dụng giúp lợi sữa, hỗ trợ tiêu hóa, được dùng làm thuốc trung tiện. Có tác dụng nhanh chống đến các hệ thống dây thần kinh và cơ, giúp làm dịu các cơn đau và dịu co bóp. Do đó được dùng trong dạ dày, đau ruột hoặc dạ dày và ruột co bóp quá mạnh. Không những vậy, hoa hồi còn được làm thơm thuốc đánh răng, được dùng làm rượu khai vị. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều với liều dùng cao sẽ gây ngộ độc, xung huyết não và phổi, có hiện tượng say, run tay chân, có khi sẽ lên cơn co giật như động kinh.
Theo tài liệu cổ đại Đông y, đại hồi có tính ôn, vào 4 kinh can, có vị cay, thận, tỳ, vị. có tác dụng chữa đầy bụng chướng bụng, gây đau bụng, nôn mửa, giải độc của thịt cá. Đối với những người hòa vượng, tán hư không dùng được.
Hiện nay, đại hồi được dùng làm thuốc giúp kích thích tiêu hóa, đau nhức tê thấp, ăn không tiêu, đau nhức xương khớp. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 4 – 8g ở dạng thuốc sắc và dùng ngoài (rượu xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp).
Ngoài việc đại hồi được dùng làm thuốc chữa bệnh thì hoa hồi còn được dùng làm gia vị, nấu các món thịt.
Công dụng của đại hồi
Trong việc chữa bệnh đại hồi được đánh giá khá cao, đây được xem là sản phẩm không thể thiếu trong y học cổ truyền.
Công dụng của đại hồi:
- Điều trị triệu chứng hôi miệng
- Giúp lợi sữa
- Chữa các bệnh về xương khớp
- Điều trị ghẻ lở, nấm da, chàm
- Ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thịt cá
- Điều hòa khí huyết
- Điều trị bệnh đau dạ dày, đau bụng, kích thích tiêu hóa
- Giúp làm dịu các vết cắn từ côn trùng và xua đuổi côn trùng, khử trùng không khí
- Điều trị vết thương do rắn cắn
- Chữa ho, khử đờm
- Điều trị co thắt dạ dày, đau bụng
- Điều trị thấp khớp
- Giúp điều hòa khí huyết, kích thích vị giác, chống mỏi cơ, cảm cúm
- …
Những bài thuốc chữa bệnh từ đại hồi
Điều trị đại tiện không lợi:
Đại hồi tách bỏ hạt, tẩm với muối rồi đem sao. Sau đó nghiền nhỏ và mỗi lần dùng khoảng 6 – 10g, dùng với rượu.
Điều trị nôn mửa, trướng bụng, đi ngoài phân lỏng:
Bài thuốc này ta có thể dùng từ 4 – 8g thuốc hãm, thuốc sắc và 1 – 4g quả dạng thuốc bột. Ngày uống 2 lần. Hoặc ta có thể lấy hồi hương đã tán nhuyễn và uống mỗi ngày, mỗi lần dùng 2g uống với rượu, uống 3 – 4 lần/ngày. Ngoài ra ta còn có thể uống tinh dầu hồi, mỗi lần uống 4 giọt và uống ngày 3 – 4 lần.
Chữa hôi miệng:
Lấy hoa hồi nhai rồi nuốt, ngày ăn khoảng vài cánh
Điều trị đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, đau bụng:
Ta lấy 2g hoa hồi tán nhuyễn thành bột rồi uống kết hợp với rượu. Bài thuốc này chữa đau bụng rất hiệu quả
Chữa thũng trướng mãn tính và cổ trướng:
Lấy 2g đại hồi và 8g hạt bìm bìm. Đem cả 2 nguyên liệu tán thành bột mịn, sau đó chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày. Nên uống 3 – 4 lần liên tiếp
Chữa đau lưng:
Đại hồi đã bỏ hạt, tẩm với nước muối rồi nghiền nhuyễn thành bột. Lần dùng khoảng 6 – 10g uống cùng với rượu. Nếu dùng ngoài thì lấy lá ngải cứu chườm nóng vào chỗ khớp bị đau.
Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, điều trị nấm da, ghẻ lở:
Ta dùng 1 – 2 giọt tinh dầu hồi xoa đều và bôi vào chỗ vết thương. Với tinh chất hoa hồi có công dụng giúp nhanh lành vết thương.
Chữa bệnh đái dầm, tiểu tiện khó khăn:
Chuẩn bị 20g đại hồi và bìm bìm với liều lượng như nhau. Đem tán nhuyễn thành bột mịn, mỗi ngày dùng 4g uống cùng với nước gừng nhằm gia tăng hiệu quả tốt nhất.
Hoa hồi ngâm rượu
Hoa hồi ngâm rượu được xem là sản phẩm tốt cho sức khỏe, nhằm bổ sung chất đề kháng tối ưu cho cơ thể. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị: 1kg đại hồi đã sơ chế, 10 lít rượu trắng (50 – 60 độ) và 1 bình thủy tinh.
- Cách làm: Cho tất cả hoa hồi khô và rượu vào bình thủy tinh rồi đậy kín nắp. Rượu ngâm 1 – 2 tháng là có thể sử dụng được. Ta có thể chia nhỏ lượng rượu ra để dễ sử dụng. Rượu nên được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Mỗi ngày chỉ được uống 1 – 2 lần và mỗi lần dùng khoảng 10 – 20ml.
Hoa hồi ngâm rượu được dùng chữa bệnh rất nhiều bệnh. Ngoài ra, đối với những người mắc bệnh đau mỏi vai gáy hoặc đau nhức xương khớp có thể dùng rượu massage nhẹ nhàng sẽ giúp giảm đau. Tuy nhiên, việc điều trị này cần được sử dụng liên tục và đều đặn hàng ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Tinh dầu hoa hồi
Để có được tinh dầu của hoa hồi, chúng ta sẽ dùng hạt của chúng đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu lửa nhỏ. Ta nấu đến khi hạt hồi nhừ ra và xuất hiện tinh dầu thì tắt bếp. Sau đó ta rọc qua ray để thu tinh dầu, tinh dầu hồi có màu vàng nhạt hoặc thậm chí không có màu, nhưng vẫn sóng sánh và có mùi thơm dễ chịu.
Tinh dầu hồi thường được dùng để điều trị bệnh cảm cúm, làm dầu massage, làm tinh dầu xông hơi, giúp kháng khuẩn, và chữa bỏng rất hiệu quả.
Những đối tượng sử dụng đại hồi
- Người bị rắn cắn, côn trùng cắn
- Những người mắc bệnh xương khớp, đau khớp, phong tê khớp
- Những người mắc bệnh dạ dày
- Những người đau bụng, đau ruột, tiêu hóa kém, tiêu chảy, nôn mửa
- Những người mắc các chứng bệnh về nấm da, chàm, ghẻ, lở,…
Lưu ý khi sử dụng hoa hồi
Tuy hoa hồi có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng nếu sử dụng không đúng sẽ có những tác dụng phụ. Do đó chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Không nên sử dụng quá nhiều hoa hồi, vì trong hoa hồi có chứa các chất độc hại như cis-athenol. Vì thế, nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc
- Nếu dùng tinh dầu hồi để bôi lên da thì ta nên thử trước để tránh bị dị ứng, mẩn đỏ và ngứa.
- Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi, những người hư nhiệt và những người dễ mẫn cảm với các thành phần của thuốc thì tuyệt đối không nên dùng.
Lời kết
Qua bài viết trên ta có thể thấy, hoa hồi có nhiều cồn dụng trong việc chữa bệnh và dùng làm gia vị đặc trưng cho các món ăn. Nhưng ta cũng không nên làm dụng quá nhiều, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc gia công thực phẩm chức năng có thành phần từ hoa hồi. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tìm hiểu kỹ hơn và có giá tốt nhất nhé!
4.7 / 5 ( 3 bình chọn )Từ khóa » Hoa Bọng Hôi
-
Hoa Hồi Là Gì? Lợi ích Của Hoa Hồi Và Những Cách Sử Dụng Hoa Hồi
-
Cỏ Hôi - Kháng Sinh Thảo Dược Trị Bách Bệnh
-
Hoa Hồi Là Gì, Mua ở đâu? Giá Tiền, Tác Dụng Và Cách Dùng
-
Những Tác Dụng Bạn Cần Biết Của Hoa Hồi Và Bột Hoa Hồi (bột Vị Tai)
-
Cỏ Hôi Trị Viêm Xoang - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Hoa Cứt Lợn (cỏ Hôi) - Hình ảnh & 20 Công Dụng Quý
-
Hoa Hồi Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng, Mua Hoa Hồi Khô ở đâu?
-
Hoa Hồi Và Top 15 Tác Dụng Hiếm Có Trong Dân Gian
-
Đại Hồi - Công Dụng Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
Bông Hồi, Hoa Hồi Kim Nga, Tai Vị, Sỉ Lẻ, Chính Hiệu
-
Cây Cứt Lợn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Hồi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Hồi: Công Dụng Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả | Vinmec