Hoa Hồng Bị Héo Ngọn: Nguyên Nhân Và Cách Trị - Xanh Bất Tận
Có thể bạn quan tâm
CÁCH XỬ LÝ HOA HỒNG BỊ HÉO NGỌN
Hoa hồng bị héo ngọn là hiện tượng thường rất dễ gặp ở trên hoa hồng. Nếu bạn là người mới bắt đầu trồng hoa hồng thì có lẽ bạn sẽ rất bỡ ngỡ vì chưa hiểu rõ lí do (nguyên nhân) là do đâu, những biểu hiện đó trên hoa hồng có phải là hiện tượng héo ngọn trên hoa hồng cũng như cách xử lý ra sao.
Bài viết này, mình sẽ nêu lên một vài vấn đề xoay quanh hiện tượng héo ngọn trên hoa hồng, đưa ra cách xử lý hiện tượng héo ngọn trên hoa hồng một cách tốt nhất để bạn có thể thực hiện ngay cho cây nhà mình.
Hoa Hồng Bị Héo Ngọn Do Chế Độ Tưới Nước
Hoa hồng héo ngọn cũng gây nên các hiện tượng héo lá non và đọt non. Nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng héo ngọn đó chính là nước tưới hay chế độ tưới của người trồng. Mình chia ra 02 trường hợp cụ thể như sau: Thiếu nước và thừa nước.
Thiếu nước
Hoa hồng là cây ưa ẩm và cần nước trong quá trình sinh trưởng ra hoa. Khi cây bị thiếu nước thì bên trong cây sẽ khó diễn ra quá trình sinh tổng hợp bình thường, kèm theo đó là chịu tác động của nhiệt độ môi trường bên ngoài nên cây sẽ phải héo phần ngọn (tức phần ngọn cụp cuống đất, héo dần)
Thừa nước
Mặc dù là cây ưa ẩm nhưng hoa hồng nếu bị tưới nhiều nước sẽ làm bộ rễ bị úng, tổn thương rễ và hạn chế sự hút dinh dưỡng cho cây. Thêm vào đó, một thói quen không tốt của vài người trồng hoa hồng là hay tưới nước lúc nắng nóng vừa làm cây thừa nước và vừa làm cho đọt của hoa hồng bị héo.
Cách khắc phục
Với trường hợp thiếu hay thừa nước tưới dẫn tới tình trạng héo ngọn trên hoa hồng, bạn nên điều chỉnh lượng nước tưới và có chế độ tưới nước thích hợp ở từng giai đoạn, mùa và khí hậu bên ngoài môi trường. Cụ thể là:
-
Nếu cây thiếu nước, chỉ nên tưới bổ sung nước vào lúc trời mát. Tuyệt đối không được tưới nước vào lúc trời nóng, nên chuyển cây vô chỗ mát nếu cây bị mất nước (thiếu nước) do nhiệt độ bên ngoài.
-
Đối với cây thừa nước, bạn nên cho cây ra nắng để nhiệt độ có thể làm giảm bớt lượng nước ở đất trồng. Nếu quá nặng, nên thay chậu và kích rễ lại cho cây để đảm bảo cây sinh trưởng.
-
Với cây hoa hồng nên tưới 02 lần/ngày với lượng nước tưới vừa phải. Thời gian tưới nên vào sáng sớm khi nắng vừa lên và sau khi mặt trời lặn để đảm bảo cây khỏe mạnh.
Chuyển Chậu, Thay Đất Trồng Hoa Hồng Làm Héo Ngọn Cây
Nếu bạn thay chậu hay đất trồng hoa hồng và sau đó bạn nhận thấy phần đọt non, lá non của hoa hồng bắt đầu héo rũ. Thì nguyên nhân chính là do bộ rễ của hoa hồng đã bị tổn thương trong quá trình bạn thay chậu cây rồi. Với trường hợp này thì bạn nên tập trung vào rễ để khắc phục là được.
Cách khắc phục
Nếu cây hoa hồng bị héo ngọn do nguyên nhân chính xác llaf thay chậu hay đất trồng mà nên. Bạn nên thực hiện các bước như sau để phục hồi lại cây chỉ sau 07 ngày:
-
Để yên chậu cây trong vòng 02 ngày, nếu cây có hiện tượng héo rũ chưa thể phục hồi lại được bình thường cả đọt non, lá non thì xem bước tiếp theo.
-
Sử dụng thuốc kích rễ để phục hồi lại bộ rễ tổn thương, các loại thuốc kích rễ tốt hiện này là: Kích Rễ Acroots 10SL, Kích Rễ N3M, Terra Sorb 4,..
-
Sau khi kích rễ, bổ sung thêm superthrive hoặc các loại chế phẩm vitamin B1 để phục hồi cây sung sức trở lại.
Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Và Môi Trường Sống
Với nguyên nhân thứ 03 này thì nhiệt độ và các yếu tố môi trường sẽ làm ảnh hưởng tới đọt non và lá non của hoa hồng vị héo. Thông thường thì hoa hồng sinh trưởng tốt ở vào khoảng nhiệt độ 28 độ C và độ ẩm khoảng 70%. Nếu điểu kiện lệch vào khoảng này và kèm theo các yếu tố khác có thể làm cho hoa hồng bị héo lá non và ngọn.
Cách khắc phục
-
Với khi nhiệt độ cao, bạn không nên tưới nước ngay để giải quyết hiện tượng héo ngọn mà nên chuyển cây vô chỗ mát hoặc che chắn để giảm bớt sự ảnh hưởng của nhiệt độ. Chỉ tưới nước khi môi trường xung quanh đã giảm nhiệt độ bớt đi.
-
Khi nhiệt độ quá thấp (thường Miền Bắc khoảng 10 độ C ở mùa đông), bạn cũng nên che chắn cho bớt rét và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây dể tăng sức sống.
Hiện Tượng Héo Ngọn Hoa Hồng Do Thiếu Dinh Dưỡng
Thiếu dinh dưỡng là một trong nguyên nhân làm hoa hồng bị héo ngọn hay lá non. Đặc biệt và cụ thể nhất là sự thiếu hụt canxi đối với hoa hồng, khi thiếu dinh dưỡng thì lá và ngọn bị héo, xoăn và nặng hơn là rụng lá và chết cả cây.
Cách khắc phục
-
Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng một cách đầy đủ, cân đối hơn. Tốt nhất nên sử dụng đa dạng nhiều loại phân bón và không nên tập trung vào một loại phân bón.
-
Nên đập nát vỏ trứng và rắc lên đất trồng hoặc bón thêm phân bón đậu tương humic để có thêm khoáng canxi nhiều nhất có thể.
Nấm Sương Mai Làm Héo Ngọn Hoa Hồng
Bệnh sương mai là một loại bệnh do vi khuẩn Peronosporaceae gây ra. Bệnh sương mai xuất hiện lúc thời điểm giao mùa và chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, các giọt sương đọng trên ngọn và lá cùng với vi khuẩn trên sẽ làm cho ngọn và lá bị héo.
Cách khắc phục
-
Với trường hợp bị héo ngọn này thì bạn nên dùng các loại chế phẩm có chứa hoạt chất mefenoxam và mancozeb để phòng trừ bệnh sương mai trên hoa hồng.
-
Tốt nhất nên phun lúc chuẩn bị giao mùa, nhất là thời điểm chênh lệch nhiệt độ ngày đêm khá cao.
Từ khóa » Hoa Hồng Cụp
-
200.000+ ảnh đẹp Nhất Về Hoa Hồng - Pexels
-
Hoa Hồng Là Gì? Ý Nghĩa Hoa Hồng. Các Loại Hoa Hồng đẹp Nhất.
-
[tham Khảo] 40 Loại Giống Hoa Hồng đẹp Nhất Hành Tinh - 1989 JSC
-
Top 50 Loại Hoa Hồng Xinh đẹp Nhất, Dễ Trồng Tại Nhà - Sfarm
-
Cây Hoa Hồng Leo Autumn Rouge Hoa Màu đỏ Sẫm Form Cụp
-
Cây Hoa Hồng Ngoại Masora, Hoa Hồng Màu Cam, Thân Bụi, Form Hoa ...
-
[Hình Ahop Cụp 100%] Hoa Hồng | Shopee Việt Nam
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu
-
Những Giống Hoa Hồng Leo Ngoại Nhập được Yêu Thích Nhất
-
[Học Làm Bánh Kem Online] CÁCH BẮT HOA HỒNG CỤP - YouTube
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Cây Hoa Hồng Thiếu Nước - Vườn Vân Loan
-
Hoa Hồng Leo Mon Coeur - Ánh Quỳnh Farm
-
Hoa Hồng Bị Héo Ngọn: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Phòng Trừ