Hoa Hồng Bị Vàng Lá Gân Xanh – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Vàng Lá Gân Xanh Trên Hoa Hồng - Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục

Nguyên Nhân Hoa Hồng Bị Vàng Lá?

Hiện tượng vàng lá trên hoa hồng có đến hơn 100+ nguyên nhân khác nhau. Mỗi một biểu hiện nhỏ trên lá với sắc lá màu vàng là một nguyên nhân khác nhau. Chung quy lại, có 04 hiện tượng vàng lá chủ yếu xuất hiện trên hoa hồng. Mình xin liệt kê 04 hiện tượng vàng lá trên hoa hồng cự thể là:

Hiện tượng vàng lá gân xanh trên hoa hồng

Vàng lá gân xanh trên hoa hồng là một loại bệnh trên lá. Biểu hiện của vàng lá gân xanh trên hoa hồng như sau: Phiến lá hẹp lại, khoảng cách giữa các lá ngắn đi, lá nhỏ hơn, gân lá (gân chính và gân phụ) đều vẫn còn màu xanh, thịt lá màu vàng (bề mặt khô, không như vàng lá do thối rễ).

Nếu như lá của cây hoa hồng của nhà bạn có biểu hiện trên thì 95% là hoa hồng đã bị bệnh vàng lá gân xanh rồi đó. Hãy đọc ngay xuống phần cách khắc phục bên dưới để thực hiện nhanh cho hoa hồng nhà bạn nhé.

Hiện tượng vàng lá do nấm rễ và ngập úng rễ

Hiện tượng vàng lá do nấm rễ biểu hiện ngay trên lá của hoa hồng, thịt lá và gân lá đều ngả màu vàng, cuốn lá rất dễ rụng. Nếu dùng tay áp chặt vào lá và gân lá sẽ có một ít dịch lỏng (rất ít) ứa ra, và hơi rích một tí.

Hiện tượng vàng lá do lá già

Hiện tượng vàng lá trên lá già là một hiện tượng sinh lý bình thường của cây. Lá già rồi cũng sẽ rụng, biểu hiện của hiện tượng vàng lá với lá già đó chính là tất cả bề mặt lá trên 95% là vàng (màu vàng óng). Nếu cây có xuất hiện lá này, bạn chỉ cần lặt lá này đi là được.

Với hiện tượng cây có lá già bị vàng này thì chẳng cần dùng phương pháp gì để khắc phục đâu ạ.

Hiện tượng hoa hồng bị vàng lá và rụng lá do nấm bệnh

Hiện tượng vàng lá trên hoa hồng với trường hợp bị nấm lá rất đặc trưng. Biểu hiện của vàng lá ở trường hợp này là: Tỉ lệ phần màu vàng với màu xanh của lá khoảng từ 30 - 70%, trên bề mặt xuất hiện các vết đốm đen, nâu đen loang lỗ, các vết đen này to dần và sau đó làm lá rụng dần.

Nếu cây của bạn gặp hiện tượng này, hãy tìm ngay thuốc diệt nấm bệnh để phun ngay nhé.

Trên đây là 04 hiện tượng vàng lá thường gặp trên hoa hồng, ở bài viết này mình chỉ tập trung vào "Hiện tượng vàng lá gân xanh trên hoa hồng", phần còn lại mình sẽ chia sẻ trong bài viết khác.

Cây Hoa Hồng Bị Thiếu Sắt (Fe) Nên Làm Thế Nào?

Sắt (Fe) là một nguyên tố thuộc nhóm nguyên tố trung - vi lượng. Nguyên tố sắt rất quan trọng trong việc hỗ trợ tổng hợp các enzyme, hỗ trợ kích hoạt nito, một nhân tố trong việc hình thành diệp lục tố - từ đó tăng quá trình quang hợp, làm lá có màu xanh.

Có thể thấy, thiếu sắt (Fe) là một trong những nguyên nhân là cho lá có màu vàng, gân lá bị xanh - hay còn gọi là hiện tượng vàng lá gân xanh trên hoa hồng.

Nếu hoa hồng nhà bạn thiếu sắt (Fe) thì có 03 cách để bạn khắc phục:

  • Hãy xem lại giá thể và đất trồng, thường thì giá thể thiếu dinh dưỡng sẽ làm cho hoa hồng ngoài vàng lá gân xanh còn thêm nhiều bệnh khác.

  • Bổ sung thêm phân bón lá trung vi lượng như: cambi nhật, phân bón vi lượng ETDA hoặc phân bón vi lượng Combi.

  • Nên đặt chậu cây nơi có đủ ánh sáng, tưới nước đều, không nên để chậu ngay dưới vòi nước mạnh sẽ làm các mạch nước xuất hiện, kéo khoáng trung vi lượng trôi đi.

Cách Khắc Phục Hiện Tượng Vàng Lá Gân Xanh Cho Hoa Hồng

Mình đã giải thích rất kĩ các biểu hiện, hiện tượng của bệnh vàng lá gân xanh trên hoa hồng rồi. Ở mục này, mình sẽ đưa ra các phương pháp (cách) khắc phục hiện tượng vàng lá gân xanh trên hoa hồng. Với cách khắc phục thì mình chia ra 02 trường hợp: Trường hợp thiếu trung vi lượng (không có trong giá thể trồng, bên trong cây hoa hồng) và trường hợp có khoáng trung vi lượng nhưng cây không hấp thu được.

  • Không tưới nước mạnh vào chậu cây:

Thường thì do thói quen tưới nước của bạn nên vô tình làm cho đất trồng xuất hiện các mạch (đường len lỏi) bên trong đất trồng lớn lên dần, bạn cứ hình dung giống như các ống nước được cắm từ bề mặt đất xuống tới dưới đất chậu vậy đó. Bao nhiêu khoáng chất, dinh dưỡng đều không được hạt keo đất giữ lại, rồi thì bạn có tưới thêm bao nhiêu dinh dưỡng đi nữa cũng chẳng có tác dụng gì.

Không phải vì phân bón không có chất lượng, mà cho dù bạn có tưới phân cỡ nào đi nữa cũng đâu được giữ lại trong đất, đất không giữ được thì rễ sẽ không lấy được. Từ đó, cây thiếu vi lượng ngày càng trở nên trầm trọng hơn thôi.

Cách khắc phục: Bạn không nên tưới một vị trí nào đó trong thời gian dài, nên dùng bình tưới cây vòi sen và tưới nhẹ nhàng. Mùa mưa thì nên đặt chậu cây tránh các vị trí có dòng nước mưa chảy từ trên cao xuống chậu trồng.

  • Nên bổ sung thêm nấm đối kháng trichoderma ở rễ

Nấm rễ là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện vàng lá gân xanh. Có thể giải thích như sau, rễ bị nấm bệnh sẽ rất yếu ớt, còi cọc và không thể nào hút dinh dưỡng một cách tốt nhất được. Thêm nữa là, khoáng trung vi lượng là thành phần mà cây cần ở "mức trung bình - thấp", nhưng lại "quan trọng" nên rễ cây càng không hút được thì cây càng bị vàng lá gân xanh và các bệnh liên quan khác đi kèm.

Cách khắc phục: Khi trộn giá thể trồng hoa hồng, nên bổ sung thêm nấm đối kháng trichoderma vào giá thể. Mỗi tháng đinh kỳ nên pha loãng nấm đối kháng trichoderma và tưới vào đất trồng để đối kháng các loại vi nấm gây bệnh ở rễ hoa hồng (nhất là mùa mưa).

  • Nên kích rễ thường xuyên cho hoa hồng

Cũng như giải thích ở bên trên, rễ yếu, còi cọc và suy thì không thể nào hút được dinh dưỡng khoáng đa lượng, chứ đừng nói chi là hút được các khoáng trung vi lượng (hàm lượng rất thấp). Thiếu trung vi lượng thì sinh ra rất nhiều vấn đề và bệnh cho hoa hồng - trong đó có bệnh vàng lá gân xanh trên hoa hồng.

Cách khắc phục: Nên tưới bổ sung các loại thuốc kích rễ cho hoa hồng. Có thể kể tên một số loại thuốc kích rễ như: Kích rễ N3M, Super Roots B1, Acroot Siêu Kích Rễ,...

  • Bổ sung thêm khoáng trung - vi lượng : Sắt, Magie, Canxi,..

Nếu như bạn đã bổ sung trichoderma và kích rễ thường xuyên, thêm nữa là bạn cũng tưới nước đúng cách mà cây vẫn bị vàng lá gân xanh thì chỉ còn 01 cách - Bổ sung thêm khoáng trung vi lượng cho cây mà thôi. Thường thì bị vàng lá gân xanh, cây sẽ thiếu các nguyên tố chủ yếu là: Sắt (Fe), Magie (Mg), Đồng (Cu), Canxi (Ca),...

Cách khắc phục: Bạn có thể lựa chọn các loại phân bón lá trung vi lượng về pha và tưới định kì cho cây là được. Có thể kể tên một vài loại như: Phân bón lá trung vi lượng Cambi nhật 308, Phân bón amino quilant, Phân bón trung vi lượng EDTA Dương Anh.

Mình thì khuyên bạn nên dùng sản phẩm nào dạng chelate hay EDTA. Đơn giản bởi vì, các nguyên tố trung vi lượng - đặc biệt là sắt (Fe) rất dễ tủa và phản ứng, cho nên khi có chelate sẽ giữ được nguyên tố sắt tránh phản ứng. Từ đó, sẽ là cho Fe ở dạng ion (Fe2+) giúp cây lấy được dễ dàng và sử dụng ngay.

MUA NGAY: Phân Bón Lá Trung Vi Lượng EDTA Dương Anh

Phân Bón Lá Trung Vi Lượng Có Khắc Phục Được Hiện Tượng Vàng Lá Gân Xanh Không?

Trước khi kết thúc bài viết này, mình cũng xin nêu lên ý kiến cá nhân của mình về thắc mắc của rất nhiều khách hàng đó là "Phân bón trung vi lượng thì có khắc phục được hiện tượng vàng lá gân xanh hay không?". Câu trả lời của mình là: Có thể CÓ hoặc KHÔNG?. Đơn giản bởi vì, nếu nguyên nhân cây bị vàng lá gân xanh mà do rễ không hấp thụ được thì bạn thử nghĩ xem là phân bón trung vi lượng có giải quyết được không?

Đơn nhiên là không rồi. Cho nên khi cây bị vàng lá gân xanh, bạn nên phân ra 02 trường hợp: trường hợp thiếu trung vi lượng (không có trong giá thể trồng, bên trong cây hoa hồng) và trường hợp có trung vi lượng nhưng cây không hấp thu được.

Rồi từ đây lựa chọn 01 trong 04 cách khắc phục hiện tượng vàng lá gân xanh như mình đã đưa ra ở bên trên nhé. Chúc các bạn thành công!!

Bài viết này dựa trên những kiến thức cá nhân, những kinh nghiệm thực tiễn và những đóng góp ý kiến của rất nhiều người trồng hoa hồng chuyên nghiệp. Nếu bạn có thêm thắc mắc và cần được hướng dẫn, tư vấn thêm. Hãy liên hệ với đội ngũ kỹ thuật tại Xanh Bất Tận qua số: 0972158146 - 0932657564 để được tư vấn tận tình và rõ ràng cụ thể cho bạn nhé.

Từ khóa » Cây Bông Hồng Bị Vàng Lá