Hoa Hồng Có Mấy Loại? Những ý Nghĩa đặc Biệt Của ... - Xanh Bonsai
Có thể bạn quan tâm
Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loại hoa. Nó phổ biến trên toàn thế giới với đa dạng giống loài khác nhau, mang những vẻ đẹp riêng biệt. Được sử dụng nhiều để bày tỏ tình yêu đôi lứa. Cùng tìm hiểu với Xanh Bonsai về bài viết cây hoa hồng dưới đây nhé.
Giới thiệu về hoa hồng
Nội dung
- Giới thiệu về hoa hồng
- Phân loại hoa hồng
- Phân loại theo hình dạng
- Phân loại theo loại hoa
- Giá trị và công dụng cây hoa hồng
- Ý nghĩa cây hoa hồng
- Về màu sắc
- Về số lượng
- Các giống cây hoa hồng đẹp ở Việt Nam
- Cách trồng cây hoa hồng
- Cách chăm sóc cây hoa hồng
Thông tin chung về cây Hoa Hồng | |
Tên thường gọi | Hoa hồng |
Tên tiếng anh | Rosa sp |
Loại cây | Rosaceae |
Tuổi thọ | Chưa các định |
Nguồn gốc xuất xứ | Vùng Trung Á, Bắc Mỹ, Châu Âu |
Nơi sống | Vùng có khí hậu ôn hòa |
Hiện nay với hơn 200 loại hoa hồng khác nhau. Được biết có một giống hoa hồng lâu đời nhất thế giới tên là Rosa gallica, còn gọi là hoa hồng Pháp. Cây được xem là biểu tượng của tình yêu chung thuỷ, son sắc thời đại.
Cây hoa hồng thân gỗ là cây bụi mọc đứng hoặc mọc leo, thân và cành có gai nhọn, cứng, chiều cao từ 1 -2m. Lá cây là dạng lá kép lông chim, có lá chét, thường mọc đối xứng nhau tại các điểm mắt của thân.
Hoa hồng thơm, có đa dạng màu sắc như: đỏ, trắng, vàng, đen,.. nhưng đặc trưng nhất vẫn là màu đỏ. Hoa có nhiều cánh do nhị đực biến thành, đế hoa có hình chén và dần trưởng thành tạo thành quả.
Phân loại hoa hồng
Phân loại theo hình dạng
– Cây hoa hồng leo: có thân mảnh mai có thể buộc và hướng chúng mọc leo thành giàn. Hầu hết các loại hoa hồng leo là dạng đột biến hoặc biến thể của các giống cây hồng bụi. Hoa nở dạng bông lớn, đơn lẻ hoặc nở thành chùm trên thân cây. Cây hoa hồng leo có thể nở hoa mỗi mùa mỗi lần hoặc liên tục tùy thuộc vào giống. Hoa nở màu xanh da trời, đỏ, cam, trắng, hồng, vàng,…
– Cây hoa hồng bụi: cây mọc thành bụi thẳng đứng, thân cứng cáp, phát triển thành bụi lớn, thân to, chiều ca từ 0,5m đến 2m. Một số cây hoa hồng bụi mọc dạng thấp tạo lớp phủ mặt đất tốt trong khi những cây khác có tác dụng tốt để tạo thành hàng rào trang trí cảnh quan.
Hoa của cây hồng bụi có thể có hoa đơn hoặc hoa kép với nhiều màu sắc khác nhau. Hoa hồng bụi nở hoa nhiều lần trong năm và màu rất đẹp trong khi một số khác chỉ nở hoa một lần trong năm.
– Cây hoa hồng bụi phủ mặt đất: hoa hồng bụi phủ mặt đất mọc thấp, các nhánh thân và cành mọc lan bò trên mặt đất. Khi ra hoa, những bụi cây hoa hồng này tạo ra cảnh quan thảm cây xanh và những bông hoa rực rỡ. Hoa mọc và nở dạng cụm hoặc đơn lẻ, có mùi thơm hoặc không mùi. Dải màu sắc của hoa tương tự như các loại cây hoa hồng khác,
Phân loại theo loại hoa
– Hoa hồng mọc dại: Là những loại hoa hồng có lá và hoa nhỏ mọc thành bụi lớn, sinh tưởng và phát triển khoẻ và chỉ ra hoa mỗi năm một lần vào mùa hạ.
– Hoa hồng cổ: Nhắc đến hoa hồng cổ thì chúng ta liên tưởng ngay đến mùi thơm hấp dẫn của nó. Cây sinh trưởng và phát triển khoẻ, chịu rét tốt, cây có nhiều kích cỡ, hoa to và đẹp.
– Hoa hồng hiện đại: Là những loại hoa hồng mới rất đẹp, một bông hoa được lai trộn giữa hai màu. Màu sắc hoa rất đa dạng. Chúng ra hoa liên tục và thường rẻ hơn hoa hồng cổ, chịu rét tốt, lâu tàn nhưng lại có ít mùi thơm.
Giá trị và công dụng cây hoa hồng
Hoa hồng thường được rất nhiều người yêu thích, lựa chọn trồng từ không gian gia đình, công viên, biệt thự đến quán cà phê. Mang lại niền vui cho những người trồng hoa, chiêm ngưỡng thành quả bằng những bông hoa rực rỡ tỏa hương thơm.
Xem thêm: Cây Vạn Tuế mang Ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc câyHoa hồng củng được dùng trong nấu ăn, cánh hoa hồng khô dùng để ướp gia vị tạo mùi thơm rất hấp dẫn làm món ăn của bạn thêm ngon.
Ép cánh hao hồng khô làm túi thơm, để tủ quần áo hay phòng ngủ giúp khử mùi, tạo hương thơm cho giấc ngủ của bạn sâu hơn.
Trong y học, hoa của cây là một vị thuốc trị táo bón, mụn nhọt, làm đẹp da mặt, đau bụng kinh, ho ở trẻ em, rộp lưỡi, chữa hôi miệng, rối loạn tiêu hoá…
Ý nghĩa cây hoa hồng
Từ lâu cây hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, tùy thuộc vào màu sắc và số lượng hoa hồng thì cây còn có những ý nghĩa đặc biệt khác nhau.
Về màu sắc
Hoa hồng đỏ: Tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt, say đắm và nồng nàn. Theo truyền thuyết Hy Lạp thì hoa hồng đỏ đại diện cho thần Venus – vị thần của tình yêu và sắc đẹp. Vì thế vào những dịp lễ tình yêu thì người ta thường dành những bông hồng đỏ để tặng cho nửa kia của mình.
Hoa hồng trắng: Trong tình yêu màu trắng tượng trưng cho một tình yêu thuần khiết. Trong ngày lễ trọng đại, chọn hoa hồng trắng là màu chủ đạo nhằm tôn vinh một tình yêu mãi mãi không phai theo năm tháng.
Hoa hồng vàng: Với những cặp đôi yêu nhau không nên tặng hoa hồng vàng, vì trong truyền thuyết màu vàng là màu cho sự chia li. Nhưng trong sự nghiệp màu vàng luôn mang đến thành công, hãy dành tặng những chậu hoa hồng vàng cho đối tác, doanh nghiệp trong ngày khai trương.
Hoa hồng tím: Cho một tình yêu chung thuỷ, sắc son và củng được nhiều bạn trẻ làm màu chủ đạo cho ngày cưới ngày trọng đại nhất của mình.
Hoa hồng xanh lá: Tượng trưng cho tình yêu vô bờ, cho sự tươi trẻ và sự phát triển.
Hoa hồng xanh dương: Tượng trưng cho sự hi vọng, tình yêu vĩnh cửu.
Hoa hồng cam: màu cam gợi cho chúng ta về những ngọn lửa rực lửa. Những bông hoa rực lửa này biểu thị niềm đam mê và năng lượng. Hoa hồng cam có thể được sử dụng để thể hiện mong muốn mãnh liệt, niềm tự hào và nhiệt thành. Chúng cũng truyền tảu một cảm giác mê hoặc. Những bông hoa này sánh ngang với hoa hồng đỏ như sứ giả của đam mê trong chuyện tình cảm.
Hoa hồng đen: màu đen là màu của cái chết và sự vĩnh biệt. Tuy nhiên, màu đen của hoa hồng trong thực tế gần như không tồn tại. Những gì chúng ta biết về hoa hồng đen thực sự là hoa hồng đỏ sẫm. Gửi hoa hồng đen cho ai đó để nhắn gửi mối quan hệ đã thật sự chấm dứt.
Màu hoa hồng hỗn hợp: bằng cách chủ ý trộn các bông hoa hồng có màu sắc khác nhau, bạn có thể tạo ra một bó hoa nhiều cảm xúc. Ví dụ, một bó hồng đỏ và trắng có nghĩa là tôi yêu bạn mãnh liệt và ý định của tôi là đáng trân trọng.
Một sự kết hợp ngẫu nhiên của hoa hồng sẽ truyền tải cảm xúc lẫn lộn hoặc gửi một thông điệp:”Tôi không biết cảm xúc của tôi là gì nhưng tôi chắc chắn thích bạn đủ nhiều để gửi cho bạn những bông hồng.”
Xem thêm: 15 cây cảnh trồng trong nhà dễ sống, dễ chăm sóc
Về số lượng
Dưới đây là ý nghĩa số lượng hoa hồng mà không phải ai cũng biết:
- 1 bông: Trái tim anh chỉ có mình em
- 2 bông: Cả thế giới này chỉ có hai ta
- 3 bông: Anh yêu em rất nhiều
- 10 bông: Tình đôi ta thập toàn thập mỹ
- 33 bông: Tượng trưng cho tình yêu cuồng nhiệt
- 99 bông: Tình yêu không bao giờ phai
- 365 bông: Ngày nào anh cũng nghĩ đến em
Các giống cây hoa hồng đẹp ở Việt Nam
Hoa hồng cổ Hải Phòng
Xem thêm: Cây Lan Chi 10 Điều cần Lưu ý Khi trồng và Chăm sócHoa hồng leo ở Việt Nam không nhiều. Hai loại phổ biến nhất và được nhiều người trồng nhất là hông leo cổ Hải Phòng và hồng leo cố Sơn La. Những vòm hồng leo đỏ rực tưởng chỉ có trong cổ tích lại là điều quá quen thuộc không những ở Hải Phòng mà còn rất nhiều nơi trên toàn quốc.
Hoa hông cố leo Hải Phòng nếu được trồng dưới đất sẽ phát triển và sinh trưởng rất mạnh. Bông hoa được chăm sóc tốt có thể to hơn miệng bát cơm (hơn 12cm).
Hoa có màu đỏ sang trọng, màu tươi mà không quá gắt hay bầm. Bông hoa to và lâu tàn nhờ những lớp cánh dày, cứng cáp. Với quan niệm màu đỏ là màu may mắn mà giống hồng này rất được ưa chuộng trong các dịp lễ, Tết.
[affegg id=417]Hoa hồng Vân Khôi
Đây được mệnh danh là loài hoa hồng đẹp nhất Việt Nam. Không chỉ từ màu sắc, form dáng mà cách xếp cánh, hương thơm của cây hoa hồng Vân Khôi cũng được xếp vào hàng cực phẩm.
Hoa hồng Vân Khôi có màu hồng pastel ngọt ngào, hương thơm thoang thoảng đài các, sang trọng. Tương truyền phi tần thường dùng cánh hoa để làm mỹ phẩm và pha nước tắm để có làn da trắng, mịn màng.
[affegg id=418]Hoa hồng cổ Sapa
Cây hoa hồng cổ sapa có những tên gọi khác nhau như hồng trà cổ, hồng cổ Pháp,… và là một trong những loại hồng được ưa chuộng nhất hiện nay. Khi người Pháp đem quân xâm lược Việt Nam trước kia đã đem theo giống cây này. Thời đó chủ yếu cây được trồng trong các dinh thự tại Sapa nên mới có tên hoa hồng cổ Sapa.
Hồng cổ Sapa có cánh kép, dạng khum trà có màu hồng sen và hương thơm quyến rũ. Cây sinh trưởng rất mạnh mẽ và cho nhiều hoa nên được trồng khá nhiều.
Để cây hoa hồng cổ Sapa xanh tốt và ra hoa đẹp, nên chọn các loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng để trồng cây. Tốt nhất là kết hợp bón phân bò và đậu tương ngâm để cây nở hoa to và đẹp. Đồng thời chú ý bấm tỉa cành lá già, héo để cây lên chồi mới nhanh.
[affegg id=419]Hoa hồng leo
Hoa hồng leo còn có tên khác là cây hoa hồng dây được du nhập vào nước ta từ châu Âu. Cây có thân leo cùng các cành lá buông rủ có nhiều gai nhọn. Hoa hồng leo mọc đơn, to và nở bung rực rỡ với các cánh hoa dày. Các bông hồng leo có nhiều màu từ đỏ, tím, hồng, trắng,…
Có nguồn gốc từ châu Âu nên cây thích hợp với khí hậu lạnh. Thông thường cây hoa hồng leo Pháp được trồng nhiều tại các vùng phía bắc và cao nguyên có nhiệt độ thấp. Nếu trồng cây tại vùng đồng bằng, chú ý không để cây tiếp xúc quá lâu với ánh nắng trực tiếp.
Hoa hồng bạch xếp Nam Định
Giống cây hoa hồng cổ có nguồn gốc từ Nam Định. Cây có chiều cao từ 2m, nở hoa quanh năm, màu trắng tinh khiết, có mùi thơm ngát và rất sai hoa. Hoa có cánh kép từ 30-35 cánh/bông hoa.
Những bông hồng bạch xếp to bự trên cây đu đưa tỏng gió tạo cảm giác thoải mái, khoan khoái mỗi khi về nhà. Ngoài ra, trà hoa hồng bạch xếp có khả năng chống oxy hóa, chống lão hóa da rất hiệu quả.
[affegg id=420]Hoa hồng điều Bắc Ninh
Đây là giống hoa có xuất xứ từ Bắc Ninh, thuộc giống cây hồng bụi, có sức đề kháng sâu bệnh tốt, sống đa dạng môi trường. Hoa có màu hồng nhạt, hồng phấn là chủ yếu. Bông to, lâu tàn, hương thơm.
Xem thêm: 10 loại cây cảnh ưa chuộng trồng trong văn phòng hiện nay
Cách trồng cây hoa hồng
Cách nhân giống
Cây hoa hồng thường được nhân giống bằng cách giâm cành, do đặc điểm nhanh, dễ thực hiện. Để nhân giống hoa hồng thì bạn cần thực hiện các bước dưới đây:
- Bước 1: Lựa chọn cành giâm khỏe, chứa nhiều mắt, không chứa sâu bệnh hại. Cắt bỏ bớt phần lá trên cành giâm.
- Bước 2: Tiến hành ngâm cây qua dung dịch kích thích mọc rễ hoặc vôi.
- Bước 3: Giâm cây ở cát hoặc đất ẩm để cây nhanh nảy mầm.
- Bước 4: Sau khoảng từ 2 – 4 tuần khi cây mọc rễ thì có thể trồng vào bầu hoặc chậu cây.
Chuẩn bị giá thể
Để có được một chậu cây hoa hồng đẹp, nhanh ra hoa thì lựa chọn giá thể rất quan trọng. Bạn nên đảm bảo khả năng giữ ẩm và khả năng thoát nước cao. Tỷ lệ giá thể để bạn có thể tham khảo: 2 phần đất thịt, 2 phần cát, 4 phần xơ dừa và tro trấu ủ mục, 2 phần phân chuồng hữu cơ.
Chọn chậu và vị trí trồng
Vì là loại rễ trần to, phát triển nên khi chọn chậu trồng cây hoa hồng thì bạn nên ưu tiên chọn những loại có kích thước lớn, có lỗ thoát nước tốt. Và hoa hồng là loại cây ưa nắng, đảm bảo tiếp xúc ánh sáng từ 6h mỗi ngày nên bạn nên trồng hoặc đặt chậu cây ở ngoài trời, nơi có ánh sáng tốt.
Cách chăm sóc cây hoa hồng
Phân bón
Bón phân cho cây là một phần không thể thiếu trong quá trình trồng và chăm sóc cây hoa hồng. Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá để giúp cây phát triển bộ rễ tốt giúp hoa ra có màu sắc sống động.
Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ, phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thụ tốt dinh dưỡng, sử dụng muỗng cà phê để định lượng phân bón cho an toàn. Kết hợp xen kẽ định kỳ mỗi tháng 1 lần đối với phân bón lá và bón gốc. Tuyệt đối không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.
Tưới nước
Hoa hồng là cây ưa nước nên cần bổ sung nước cho cây đều đặn. Nguyên nhân chính của hiện tượng lá bị vàng và rụng lá là do cây bị thiếu nước.
Bạn nên tưới cây cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây vào lúc chiều mát nhưng không quá muộn, tránh trường hợp lá và nụ còn ướt qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Mách nhỏ với các bạn “nước vo gạo” cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho việc nuôi dưỡng cây.
Cắt tỉa cây
Khi cây đã phát triển tốt, nhiều cánh và nhánh chen nhau, bạn nên thường xuyên cắt bỏ cành, lá hoa bị hư. Khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạp cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng
– Bệnh phấn trắng: vị trí thường thấy trên các lá non, các lá bánh tẻ, chúng phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, cây chết, bạn có thể dùng thuốc Score 250 ND hoặc Anvil 5 SC để chữa bệnh này cho cây.
– Bệnh đốm đen: khi lá vàng, rụng hàng loạt, theo dõi thấy xuất hiện vết ở cả 2 mặt lá là những biểu hiện của bệnh đốm đen. Thuốc đặc trị cho bệnh này là Daconil 500SC hoặc Anvil 5 SC.
– Bệnh gỉ sắt: lá bị bệnh có nốt lấm tấm vàng cam, hoặc đỏ gạch như màu của gỉ sắt, thuốc phòng trừ là Kocide, Vimonyl 72 BTN,…
Trên đây là những thông tin chi tiết về cây hoa hồng, mong rằng thông tin trên hữu ích đến bạn. Và nếu thấy bài viết hay thì bạn có thể chia sẻ đến cho nhiều người cùng biết trên các mạng xã hội nhé!
[affegg id=175]Một số câu hỏi thường gặp:
Công dụng của cây hoa hồng trong y học?
Trong y học, hoa của cây là một vị thuốc trị táo bón, mụn nhọt, làm đẹp da mặt, đau bụng kinh, rộp lưỡi, chữa hôi miệng, rối loạn tiêu hoá…
Số lượng hoa hồng có ý nghĩ gì?
1 bông: Trái tim anh chỉ có mình em2 bông: Cả thế giới này chỉ có hai ta3 bông: Anh yêu em rất nhiều… xem thêm
Bài viết liên quan
“Cây xì gà” – nguyên liệu đặc biệt tạo nên những điếu xì gà Cuba đắt đỏ Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả Những hình thức tưới tự động phổ biến hiên nay Top những cây cảnh nội thất cảnh quan cho nhà phố, biệt thự Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất Lan Hồ Điệp Trắng: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm SócTừ khóa » Giới Thiệu Về Các Loài Hoa Hồng
-
Hoa Hồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Về Hoa Hồng - Ý Nghĩa, đặc điểm, Phân Loại Các Loại Hoa
-
Thuyết Minh Hoa Hồng Hay Nhất (12 Mẫu) - Văn 8
-
Giới Thiệu Về Hoa Hồng : Phân Loại, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và ...
-
Giới Thiệu Về Cây Hoa Hồng - Bài Văn Mẫu Lớp 9
-
Hoa Hồng Là Gì? Ý Nghĩa Hoa Hồng Trong Cuộc Sống
-
Kiến Thức Hoa Hồng: Phân Loại, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Hoa Hồng - Nữ Hoàng Của Các Loài Hoa | Hello Hoa
-
Hoa Hồng Là Gì? Ý Nghĩa Hoa Hồng. Các Loại Hoa Hồng đẹp Nhất.
-
Đặc điểm, Ý Nghĩa Và Phân Loại Hoa Hồng - Báo Khuyến Nông
-
Thuyết Minh Về Cây Hoa Hồng - Ôn Thi HSG
-
Hoa Hồng đỏ - Nữ Hoàng Các Loài Hoa
-
Top 8 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Hoa Hồng Lớp 9 Chọn Lọc
-
Hoa Hồng Là Gì? Những Loại Hoa Hồng Phổ Biến Nhất ở Việt Nam