Hoa Hồng đào Cổ – Cách Trồng & Chăm Sóc Sai Hoa Chùm Chu - Sfarm
Có thể bạn quan tâm
Hoa hồng Đào cổ là một trong những loài hoa cổ tại nước ta được rất nhiều người săn đón. Không chỉ tạo không gian đẹp, hoa hồng Đào cổ còn cho hương thơm cổ điển, quyến rũ và dịu dàng. Cách trồng và chăm sóc hoa cũng không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải có hiểu biết nhất định về loài. Đặng Gia Trang sẽ bật mí cho bạn mẹo trồng và chăm sóc hồng Đào cổ chuẩn chuyên gia!
- 1/ Nguồn gốc của hoa hồng Đào cổ
- 2/ Phân biệt hồng Đào cổ và hồng Điều cổ
- 3/ Đặc điểm của hồng Đào cổ
- 4/ Điều kiện sinh trưởng của hồng Đào cổ
- 5/ Ứng dụng của hồng Đào cổ
- 6/ Ý nghĩa của hồng Đào cổ
- 7/ Chuẩn bị trồng hồng Đào cổ
- 7.1 Vị trí trồng
- 7.2 Đất trồng
- 7.3 Chọn cây giống
- 8/ Kỹ thuật trồng hoa hồng Đào cổ
- 9/ Cách chăm sóc hồng Đào cổ sau khi trồng
- 9.1 Tưới nước
- 9.2 Cắt tỉa và tạo dáng
- 9.3 Bón phân
- 9.4 Phòng trừ sâu bệnh
- 10/ Phương pháp nhân giống hồng Đào cổ
1/ Nguồn gốc của hoa hồng Đào cổ
Hoa hồng Đào cổ thuộc giống hoa hồng Pháp cổ, vì thế hoa có xuất xứ từ Châu Âu và du nhập vào nước ta nhiều năm về trước. Tại nước ta, hoa hồng Đào cổ có mặt trong danh sách các loài hồng cổ và xuất hiện nhiều tại các tỉnh miền Bắc.
Một số hình ảnh hồng đào cổ từ hội hoa hồng không dùng thuốc
2/ Phân biệt hồng Đào cổ và hồng Điều cổ
Nếu chỉ nhìn phớt ngang, nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa hoa hồng Đào cổ và hoa hồng Điều cổ, bởi cả hai loài hoa đều cho hoa màu phớt hồng khá giống nhau. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy cả 2 loài hoa đều khác nhau về kích thước hoa và lá, màu sắc cũng có phần khác nhau. Cụ thể, hoa hồng Đào cổ có kích thước lá và cánh hoa nhỏ hơn so với hồng Điều cổ. Khác với hồng Điều cổ, tuy theo nhiệt độ và ánh sáng mà hồng Đào cổ có màu sắc hoa đậm nhạt khác nhau. Vào mùa hè, màu sắc hoa thường nghiêng về màu trắng, đến mùa đông thì ngược lại. Hồng Đào cổ còn có một ưu điểm là cây lặp hoa nhanh, hoa sai nhiều và cây sống lâu năm hơn.
3/ Đặc điểm của hồng Đào cổ
Là cây thân bụi thuộc loài thân gỗ, thân cây có màu xanh đậm với nhiều cành và nhánh, có gai cong. Lá cây có màu xanh đậm, hình lông chim, có nhiều răng cưa ở mép, lá ngắn và nhỏ hơn so với các loài hoa hồng khác. Cây cho hoa quanh năm độ lặp hoa rất tốt, nhưng đặc sắc nhất là vào mùa đông. Cánh hoa có màu phớt hồng, thường nhỏ mỏng nhưng có thể lên tới 25 – 35 cánh. Màu sắc đậm hay nhạt của cánh hoa phụ thuộc vào nhiệt độ cũng như ánh sáng nhận được. Hoa hồng Đào cổ có mùi hưởng cổ điển rất quyến rũ và dịu dàng.
4/ Điều kiện sinh trưởng của hồng Đào cổ
Thích hợp trồng ở nơi thoáng mát, có thể trồng ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, cây có thể sống được ở môi trường có nhiệt độ dưới -15 độ C. Nhưng nhìn chung, cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi được trồng trong chậu.
5/ Ứng dụng của hồng Đào cổ
Bên cạnh tác dụng trồng làm cây cảnh tại vườn, lối đi, cắm lọ để bàn làm việc,… hoa với hương thơm cổ điển khó nhầm lẫn, hoa được chiết suất làm nước hoa, hương liệu cũng như sữa tắm và một số mỹ phẩm khác. Bên cạnh đó còn được chưng cất với mật ong cùng một số nguyên liệu khác trị ho cho trẻ em.
6/ Ý nghĩa của hồng Đào cổ
Không chỉ tượng trưng cho một vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng và e ấp, hoa hồng Đào cổ còn là biểu tượng của tình cảm chân thành và thân thiết. Còn đã trở thành một món quà vô cùng ý nghĩa mà những người thân, bạn bè dành tặng cho nhau.
Chuẩn bị trồng hoa hồng đào cổ
7/ Chuẩn bị trồng hồng Đào cổ
7.1 Vị trí trồng
Cây rất ưa nắng, bạn cần đặt cây ở nơi được chiếu sáng ít nhất từ 5 – 6 tiếng 1 ngày. Bạn có thể đặt tại ban công, sân thượng, cửa sổ,…đều được.
7.2 Đất trồng
Cây sinh trưởng tốt ở loại đất thịt pha cát, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và hữu cơ, đặc biệt phải có độ thoát nước tốt. Bạn có thể chuẩn bị đất theo 2 cách:
- Trộn những nguyên vật liệu trên là đất, trấu, phân trùn quế theo tỉ lệ: 5 : 3 : 2.
- Sử dụng đất sạch đã được phối trộn sẵn, bạn nên dùng sản phẩm SFARM đã được phối trộn đầy đủ dinh dưỡng để đỡ tốn công chăm bón cho cây mỗi tháng
7.3 Chọn cây giống
Bạn cần lựa chọn những cây giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, tức là cây có thân mập mạnh, lá nhiều và xanh tươi, cuống lá to và cành nhiều. Bạn có thể chọn mua cây giống ở những vườn hoa, cây kiểng có uy tín và có kinh nghiệp lâu năm trong việc chiết cành cũng như giâm cành, điều này sẽ giúp tỉ lệ sống sót của cây giống cao hơn.
8/ Kỹ thuật trồng hoa hồng Đào cổ
Đầu tiên, bạn hãy lót dưới đáy một ít viên đất hoặc sỏi đất nung SFARM để chậu hoa có độ thông thoáng nước. Tiếp đến, bạn trồng hoa hồng vào chậu và cho giá thể đã trộn lấp đầy gốc cây. Nếu cây nằm trong bầu nilon thì bạn đặt cây nằm nghiêng trong chậu sau đó dùng dao rạch đứt bao nilon từ trên xuống dưới để tách bao ra khỏi bầu. Tiếp đến, nhẹ nhàng đặt cây đứng thẳng giữa chậu, sau đó lấp đất đã chuẩn bị vào xung quanh. Cuối cùng, bạn dùng tay ấn đất để giữ cho gốc khỏi lung lay. Lưu ý cho bạn là không nên ấn quá chặt vì có thể làm đứt các rễ non của cây. Sau khi trồng xong, bạn nên tưới nhẹ lên toàn thân cây và gốc cây một lần nữa, giúp cho đất ẩm hơn, cây phát triển tốt hơn.
9/ Cách chăm sóc hồng Đào cổ sau khi trồng
9.1 Tưới nước
Bạn cần tưới phun sương cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vào các ngày nắng gắt bạn nên tăng lượng nước tưới lên. Tránh tưới cây vào chiều tối để tránh sâu bệnh gây hại. Đồng thời, sau mỗi 2 – 3 tuần, bạn hãy tưới xung quanh cây để giúp cây được sạch và bông cho to và thơm hơn.
9.2 Cắt tỉa và tạo dáng
Một công việc đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình chăm sóc. Cần chuẩn bị dụng cụ sắc bén. Khi tỉa cành cần loại bỏ những đoạn hư hỏng, cành khô héo, cành bị sâu bệnh và vàng. Bên cạnh đó, cần loại bỏ những cành đang vươn sai hướng để kích thích chồi phát triển.
9.3 Bón phân
Cũng như những loại hồng cổ khác, cây ưa dinh dưỡng lành tính và đầy đủ đa trung vi lượng. Nhiều nhà vườn đã tin tưởng sử dụng phân trùn quế để bổ sung cho cây. Với liều lượng khoảng 35-50gr phân/ gốc (tùy vào độ lớn của cây) và tưới nước sau khi bón.
9.4 Phòng trừ sâu bệnh
Một số loại bệnh thường gặp là nhện đỏ, bọ trĩ, phấn trắng, mụi đen,… Do đó khi vừa phát hiện cần tiến hành điều trị ngay bằng cách loại bỏ sâu bênh, phun thuốc hữu cơ và cách ly cây. Bên cạnh đó, cây rất dễ bị bệnh thán thư, đốm đen, rỉ sắt… Vì thế, cần theo dõi thường xuyên để phòng trừ kịp thời.
Có thể sử dụng hỗn hợp 5ml tinh dầu sả + 10ml cồn + 1 lít nước sạch phun vào chiều mát cho vườn. Với cách làm này phòng trừ sâu bệnh và nhện đỏ gây hại.
10/ Phương pháp nhân giống hồng Đào cổ
Kinh nghiệm trồng là cây thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành vào chủ yếu mùa xuân hoặc mùa thu đông. Hoặc nhân giống bằng phương pháp chiết cành để tạo dáng một thân (tree hồng đào cổ).
Như vậy, Đặng Gia Trang đã bật mí cho bạn mẹo trồng và chăm sóc hoa hồng Đào cổ theo đúng chuẩn chuyên gia. Sẽ thật ý nghĩa khi được tặng hoa hồng Đào cổ do chính tay mình trồng cho người mình yêu thương. Vì vậy, nếu có những thắc mắc, đừng ngại liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm:
- Cách trồng nấm rơm tại nhà siêu đơn giản nhanh thu hoạch
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan Hỏa Hoàng Cam
- Cách trồng và chăm sóc lan hoàng hậu nở hoa đẹp nhất
- Hướng dẫn chi tiết cách trồng & chăm sóc hoa hồng tỉ muội
Từ khóa » Hoa Hồng đào Cổ Có Thơm Không
-
Hoa Hồng Đào Cổ - Giống Cây Cực Sai Hoa, đẹp Và Dễ Trồng ... - Rosava
-
Hoa Hồng Đào Cổ Nguyên Bản, Cây Khỏe Mạnh, đang Ra Hoa
-
Hoa Hồng đào Cổ – Hoa Hồng Bản địa Của Người Việt - Hoa đẹp
-
Hồng đào Cổ - Loài Hoa Có Tiền Cũng Không Mua được! - Bách Thảo
-
Hoa Hồng Đào Cổ - Giống Hồng Sai Hoa Số 1 Việt Nam - KiViBaRa
-
Hoa Hồng Đào Cổ Việt Nam Giống Hồng Nhất định Phải Có Trong Vườn
-
Hoa Hồng Đào Cổ Màu Hồng Nhẹ Nhàng - Nắng Nghiêng Garden
-
3 Bước Chăm Sóc Hoa Hồng đào Cổ - Mua Bán Cây Trồng
-
Hoa Hồng Bụi Đào Cổ Sắc Hồng Phấn Dịu Dàng - Happy Trees
-
Hoa đẹp Truyền Thống Cho Người Yêu Hoa - Hoa Hồng đào Cổ
-
Bộ Sưu Tập 10 Loại Hoa Hồng Cổ, Hoa Hồng đẹp Truyền Thống Việt Nam
-
Top 13 Giống Hoa Hồng Cổ đẹp Nhất Việt Nam - Tikibook
-
Hoa Hồng đào Cổ Việt Nam | Hưng Thịnh Garden
-
Cây Hồng đào Cổ, Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Hồng Sai Hoa