Hoa Hồng Và Ngày Vu Lan Báo Hiếu - Điện Hoa 24h

Ngày lễ Vu Lan được tổ chức vào rằm tháng Bảy tức 15/7 âm lịch, là một phong tục tập quá văn hóa Phật giáo hết sức tốt đẹp của người Việt Nam được lưu truyền qua nhiều thế hệ

Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Đúng như tên gọi: Vu Lan được hiểu là lễ báo hiếu, đây là một trong những ngày lễ chính thức của Phật giáo, giống như lễ Phật Đản.

Ngày lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình vượt qua kiếp ngạ quỷ. Theo tích xưa kể lại, sau khi mẹ qua đời, Mục Kiền Liên đã dùng mắt thần của mình nhìn khắp nơi để tìm mẹ. Vì trước khi khi còn sống, bà sinh nhiều nghiệp ác nên sau khi chết đi, bà sanh làm ngạ quỷ, bị hành hạ, chịu đói rét, khổ cực. Khi Mục Kiền Liên đem cơm xuống tận cõi quỷ cho mẹ, vì không muốn những cô hồn khác đến tranh cướp, bà đã dùng một tay che bát cơm, vì vậy khi đưa thức ăn lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Quá đau lòng, Mục Kiền Liên quay về cõi Phật để tìm cách cứu mẹ, và câu trả ời của Phật dành cho ông là : “ Dù ông có thần thông quảng đại đến đâu cũng không thể cứu được mẹ. Chỉ có một cách duy nhất chính là tìm cách hợp lực của các chư tằn khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy chính là ngày thích hợp nhất để thỉnh các chư tăng, hãy sắm sửa lễ cũng vào ngày đó”.

Và Mục Kiền Liên đã làm theo lời Phật dạy, cuối cùng mẹ của ông cũng đã được giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Nghe theo lời Phật dạy, hàng năm cứ vào rằng tháng Bảy, những ai muốn báo hiếu cha mẹ đều làm theo cách này, ngày lễ Vu Lan ra đời từ đó.

Một trong “tứ ân” của nhà Phật chính là đạo hạnh. Trong sách Kinh Phật cũng có dạy rằng “Ân đức cha mẹ vô cùng, kể không bao giờ hết”, rồi “ Tột cùng điều thiện, không gì bằng hiếu, tột cùng điều ác, không gì bằng bất hiếu” đủ để thấy được chữ Hiếu nó quan trọng đến chừng nào trong mỗi con người. Chữ Hiếu có thể được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá một con người.

Ngày lễ Vu Lan chính là dịp để những người con nhớ về cha mẹ, là mùa báo ân, báo hiếu đối với những bậc sinh thành, dưỡng dục ra chúng ta. Đồng thời ngày lễ Vu Lan cũng là một dịp để chúng ta nhớ và tìm về nguồn cội của mình.

Lễ Vu Lan cũng trở thành một nét đẹp nhân văn trong xã hội, giúp duy trì và củng cố đạo đức trong mỗi gia đình Việt, đề cao chữ Hiếu, nhắc nhở con cháu đạo làm người.

Trong cuộc sống hiện đại với bộn bề công việc và những lo toan thường ngày, cuộc song vội vã đã làm chúng ta đôi khi xao nhãng chứ Hiếu. Lễ Vu Lan chính là dịp để chúng ta sống chậm lại, từ từ nhìn lại những việc đã qua, để biết ơn, trân trọng, và yêu thương cha mẹ mình nhiều hơn.

Ý nghĩa của những bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan

Nhắc đến lễ Vu Lan, không thể không nhắc đến tục cài hoa hồng trên áo. Nghi thức này được thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng từ những năm 1960. Theo lời ông kể, trong một lần đến Nhật Bản công tác, ông được một người bạn Nhật Bản cài lên áo mình một bông hoa cẩm chướng trắng, ông lấy làm ngạc nhiên và tò mò và nghĩ đó là một tục lệ của người Nhật. Sau đó, thiền sư mới được thầy Thiên Ân – người bạn đi cùng với mình giải thích rằng, hôm nay là ngày của Mẹ theo phong tục phương Tây, nếu anh còn Mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và bông hoa màu trắng dành cho những ai không còn mẹ trên đời. Những bông hoa màu trắng là những nối xót xa, nhớ thương về người mẹ đã khuất của mình, những bông hoa màu đỏ lại là lời nhắc nhở người đang đeo chúng phải biết ơn và trân trọng vì mình vẫn còn có mẹ ở bên, cố gắng để làm trọn đạo hiếu, làm vui lòng mẹ để không có gì phải hối tiếc nếu chẳng may mẹ rời xa mình.

Nhận thấy được ý nghĩa nhân văn sâu sắc đó, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết tác phẩm “ Bông hồng cài áo” xuất bản năm 1962 và đề xướng tục cài hoa hồng lên áo trong ngày lễ Vu Lan.

Hoa hồng không chỉ là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, nó còn là biểu tượng của tình yêu giữa con người với con người, là tình cảm của con đối với cha mẹ, ông bà, là tình cảm bạn bè, đồng chí…Cài hoa hồng lên áo chính là cách những người con tụ nhắc nhở bản thân mình phải làm tròn chữ Hiếu với cha mẹ.

Một bông hồng đỏ thắm cho những ai còn mẹ, Một bông hồng màu hồng cho những ai đã mất đi bố hoặc mẹ, và một bông hồng trắng cho những ai không may mắn chỉ còn một mình trên cõi đời này.

Với những người theo Phật, nương nhờ nơi của Phật, thì bông hồng cài trên áo họ lại có màu vàng. Theo quan niệm các nhà sư là mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “ trên cầu giải thoát, dưới độ chúng sinh”. Những bông hồng vàng cài trên áo là để báo hiếu cha mẹ hiện tại và cả những người làm cha, làm mẹ ở những kiếp người khác. Bông hồng vàng mang một ý nghĩa biết ơn rộng lớn, cao cả và tốt đẹp hơn.

Không chỉ có vậy, trong Phật giáo màu vàng là màu chủ đạo, nó mang ý nghĩa là sự giải thoát, là cuộc sống nhẫn nhục, biết cưu mang, chấp nhận tất cả, là biểu tượng của từ bi hỉ xả, là sự buông bỏ, không chấp nhất, là sự giải thoát

Lễ Vu Lan đang đến gần, bạn sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ mình chưa? Bạn nghĩ sao về một bó hoa tặng cha mẹ vào ngày lễ Vu Lan nhỉ?

Nếu bạn muốn gửi đến cha mẹ mình những bó hoa chúc sức khỏe và tỏ lòng biết ơn, hãy điện thoại theo số : 024.7300.70080934.4647.172 cho chúng tôi để đặt hàng và được giao hoa miễn phí đến tận tay cha mẹ bạn.

Dienhoa24gio rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Từ khóa » Hoa Hồng Báo Hiếu