Hoa Khô Chơi Tết Khiến Người Hít Phải Sẽ Ngủ Li Bì: Sự Thật Thế Nào?

Nở rộ trào lưu chơi hoa khô ngày Tết

Sắp đến Tết Nguyên Đán, nhiều chị em lại rậm rịch mua sắm cho bản thân và gia đình để đón năm mới an lành, hạnh phúc. Bên cạnh những bộ quần áo, đồ dùng mới, nhiều chị em cũng sắm sửa những loại cây cảnh, hoa lá trang hoàng cho nhà thêm đẹp xinh, lung linh màu sắc.

Hoa khô chơi Tết khiến người hít phải sẽ ngủ li bì: Sự thật thế nào? - Ảnh 1.

Cùng với xu thế mỗi năm mỗi khác, không chỉ dừng lại ở việc chơi hoa đào, hoa mai, hoa ly, quất cảnh… năm nay, nhiều chị em tìm đến hoa khô để trang trí làm cho căn nhà thêm phần màu sắc và hương thơm. Tuy nhiên, loại hoa này có thực sự an toàn cho sức khỏe hay không là vấn đề mà chúng ta cần nắm rõ.

Mới đây, trên mạng xã hội, một facebooker chia sẻ dòng trạng thái khiến mọi người hết sức hoang mang về việc sử dụng hoa khô chơi Tết. Theo chủ tài khoản này, chị là người buôn bán hoa khô vào dịp Tết năm nay. Giữ nhiều hoa trong nhà khiến con chị ngủ li bì vì hít phải mùi thuốc ở hoa. Chị cũng khẳng định sẽ ngừng buôn bán hoa khô vì không rõ nguồn gốc, xuất xứ, quy trình làm cũng như sử dụng loại hoa này còn có thể gây hại trầm trọng sức khỏe cho bản thân và người mua.

Hoa khô chơi Tết khiến người hít phải sẽ ngủ li bì: Sự thật thế nào? - Ảnh 2.

Trước vài dòng chia sẻ này, nhiều chị em cảm thấy vô cùng hoang mang không biết có nên tiếp tục mua hoa khô về chơi Tết nữa hay không. Liệu hoa khô có thực sự ướp những nguyên liệu gây nguy hại sức khỏe giống như việc khiến con người mệt mỏi, ngủ li bì? Ngoài ra, loại hoa này còn gây ra những tác hại sức khỏe nào khác không?

Hoa khô hầu hết không có khả năng gây hại sức khỏe con người

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (giảng viên khoa Hóa, Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), hầu hết những sản phẩm hoa khô không sử dụng chất tạo mùi, chất giữ màu, chất chống mốc gây hại sức khỏe. Thông thường, người ta lấy hoa tươi về và để khô bằng nhiều cách khác nhau như phơi, sấy khô hoặc ủ với silica gel.

Hoa khô chơi Tết khiến người hít phải sẽ ngủ li bì: Sự thật thế nào? - Ảnh 3.

Trong đó, sấy bằng silica gel là sử dụng axit silixic để hút ẩm ở hoa. Loại axit này rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, thường để vào những gói nhỏ trong lọ thuốc tây, đóng gói thực phẩm, sản phẩm điện tử để chống ẩm.

"Sử dụng những cách trên để sấy hoa, nếu sấy tốt thì hoa sẽ bền đẹp. Còn nếu sấy hoa tươi thành dạng khô nhưng hoa vẫn còn ẩm thì sẽ hư hỏng nhanh. Thông thường, khi sản xuất hoa khô, quy trình sản xuất rất đơn giản, chỉ là sấy khô hoa và giữ nguyên màu sắc, mùi vị chứ không thêm những hóa chất độc hại gì gây hại sức khỏe", ông Côn cho hay.

Về nguy cơ sử dụng hóa chất độc hại để giữ màu sắc, mùi của hoa khô, PGS.TS Côn cho biết, với bất cứ loại hoa nào, dù là hoa tươi cũng có ít nhiều tác động đến sức khỏe, ví dụ như mùi hương của hoa tươi quá nồng nặc trong phòng ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi khi tỉnh giấc, ngủ mệt hơn. Cái đó không thuộc về hóa chất tưới lên hoa mà do bản chất mùi hương hoa. Hơn nữa, chúng ta không ăn hoa nên những lo ngại về tác hại của hoa khô là không đáng kể.

Chung quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết thêm, hoa khô sử dụng để trang trí nhà cửa, không phải để ăn nên không có nguy cơ ngộ độc an toàn thực phẩm. Và như vậy, kể cả trong hoa có chất tạo màu, chất tạo hương đi nữa nhưng nếu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng, hơn nữa không ăn vào cơ thể thì cũng không có vấn đề gì gây nguy hại.

Hoa khô chơi Tết khiến người hít phải sẽ ngủ li bì: Sự thật thế nào? - Ảnh 4.

"Hơn nữa, hoa chơi Tết chỉ trong thời gian ngắn nên cũng không cần lo lắng quá đến nguy hại mà nó có thể mang lại. Đây là những lo ngại không đáng có", ông Thịnh khẳng định.

Tuy nhiên, các chuyên gia cùng nhấn mạnh, không nên để hoa ở quá gần người, nhất là trong khu vực giường ngủ. Hương hoa nói chung tỏa ra vào ban đêm khi ngủ có thể gây mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, thiếu minh mẫn, tỉnh táo. Do đó không nên để nhiều hoa trong phòng, không đặt tại phòng ngủ. Trang trí hoa cần đúng mức độ, tránh gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, sau khi cầm nắm và hoa khô nên rửa sạch tay trước khi dùng tay cầm nắm vào đồ ăn thức uống vì có khả năng hóa chất bám dính trên hoa qua tay vào miệng, gây nên các vấn đề tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm không đáng có. Nếu là những sản phẩm được xử lý với các nguyên liệu không đảm bảo an toàn thì nguy hại này càng cao hơn. Đây là bước vệ sinh cơ bản ai cũng cần nắm rõ không chỉ với hoa khô mà với bất cứ vật dụng nào khác, vừa đảm bảo tính vệ sinh, vừa tránh những đáng tiếc không đáng có.

Từ khóa » Hoa Khô Nhuộm Màu Có độc Không