Hòa Lạc Sẽ Là đô Thị Vệ Tinh Lớn Nhất Của TP Hà Nội

Hòa Lạc sẽ là đô thị vệ tinh lớn nhất của TP Hà Nội - Ảnh 1
Khu đô thị Hòa Lạc được xác định trên cơ sở địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây.
Đô thị Hòa Lạc được quy hoạch với quan điểm chú trọng kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường, sinh thái. Trong đó hạt nhân, động lực phát triển đô thị này là khu công nghệ cao và khu Đại học Quốc gia Hà Nội. Khu đô thị được kết nối đồng bộ các khu chức năng, xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, mạng lưới hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, chú trọng giao thông công cộng, giao thông thông minh và hướng tới đáp ứng các tiêu chí phát triển đô thị thông minh và khu đô thị sinh thái.Dân số được tập trung tại các khu vực đô thị, hạn chế phát triển bám dọc các tuyến đường đối ngoại và phát triển lan tỏa vào các khu vực cảnh quan, kiểm soát phát triển tại các khu vực ngập lụt và khu vực thuộc hành lang thoát lũ theo quy định pháp luật. Quy hoạch cũng xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị: Khu phát triển mới, khu bảo tồn cải tạo, khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển. Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng…Quy hoạch mới song vẫn duy trì bản sắc văn hóaĐồng tình với Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị Hòa Lạc thành đô thị mới hiện đại, tuy nhiên, đại biểu (ĐB) Dương Đức Tuấn (tổ Hoàn Kiếm) lưu ý: Cơ quan chức năng cần xác định rõ hơn mối quan hệ của đô thị vệ tinh Hòa Lạc trong định hướng điều chỉnh quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Từ đó, đề xuất các chương trình ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện và dự kiến quy mô đất xây dựng đô thị phù hợp cho từng giai đoạn. ĐB Trần Việt Anh (tổ Ba Đình) cho biết, với diện tích và quy mô của Đồ án quy hoạch, khu đô thị Hòa Lạc đã tương đương với quy mô các TP trung bình ở châu Âu. Do đó, cần đánh giá thêm tiêu chí đánh giá về văn hóa nhằm duy trì và phát huy các nét văn hóa đặc sắc của khu vực này. “Một cơ thể cường tráng khoác tấm áo mới về quy hoạch không thể mất đi linh hồn hay đặc trưng văn hóa vốn có từ nghìn năm. Bản sắc phải trở thành tiêu chí động lực cho phát triển”- vị ĐB này nhấn mạnh.
TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Hà Nội:Sức hút các doanh nghiệp trong và ngoài nướcSau khi mở rộng địa giới Hà Nội vào năm 2008, Nhà nước, Quốc hội và giới chuyên gia chuyên ngành đều mong muốn lựa chọn mô hình chùm đô thị. Trong 5 đô thị vệ tinh (ĐTVT), Hòa Lạc được kỳ vọng đặc biệt nhằm giảm tải áp lực cho nội đô. Khu đô thị Hòa Lạc nếu thực hiện đúng chức năng sẽ có sức hút với quy mô 60 vạn dân đến sống. Đồng nghĩa, ĐTVT Hòa Lạc sẽ cứu cánh cho đô thị trung tâm. Từ phân tích trên, hi vọng ĐTVT Hòa Lạc sớm được phê duyệt. Trong 5 ĐTVT, Hòa Lạc là đô thị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt còn 4 đô thị còn lại (Xuân Mai, Sơn Tây, Phú Xuyên và Sóc Sơn) do TP Hà Nội phê duyệt. Quy hoạch đô thị Hòa Lạc đã nhiều lần điều chỉnh nhưng vẫn chưa được phê duyệt. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt với nhiều cơ chế chính sách đặc thù. Bên cạnh đó, HĐND đã nhất trí bấm nút thông qua là bước đệm quan trọng để Hà Nội làm việc với Bộ Xây dựng thống nhất trình Thủ tướng. Khi ĐTVT Hòa Lạc được hiện thực hóa sẽ là bước chuyển rất lớn để giãn dân. Bên cạnh đó, cần có giải pháp căn cơ để giải tỏa áp lực vào nội đô.Thực tế, có nhiều dự án trong và ngoài nước kỳ vọng vào đô thị Hòa Lạc nhưng còn khó khăn trong khâu GPMB. Lần này với sự thông qua của HĐND, sẽ có cơ chế GPMB thích hợp. Đây còn là sức hút lớn với các DN nước ngoài đầu tư vào Hòa Lạc.Ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam:Phải hội tụ yếu tố “đáng sống”Phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm đô thị trung tâm, 5 ĐTVT, các thị trấn sinh thái nhằm giảm sức ép cho nội đô Hà Nội là chủ trương đúng đắn. Đặc biệt, nên nhanh chóng phê duyệt khu đô thị Hòa Lạc, bởi đô thị này hội tụ đủ yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa. Tuy nhiên, quy mô khu đô thị ra sao cho phù hợp là điều không ít chuyên gia phân vân. Làm sao và làm cách nào để hút người dân lên đó sinh sống và lập nghiệp. Quy mô nếu không dự báo cẩn thận, không loại trừ trường hợp xuất hiện nhiều TP "ma". Thực tế, khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia dù được kỳ vọng lớn song phải thẳng thắn rằng vẫn “vắng như chùa Bà Đanh”. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa đủ sức hấp dẫn người dân vì điều kiện giao thông đi lại và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn yếu, không đồng bộ. Cần thiết, phải làm cho Hòa Lạc là nơi người dân muốn đến, muốn ở lại. Mà đề làm được điều đó, Hòa Lạc phải hội tụ nhiều yếu tố "đáng sống" về giao thương, việc làm, cơ sở giáo dục, y tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật... Nếu ưu tiên thực hiện tốt thì người dân sẽ tự nguyện đồng thuận sinh sống tại nơi ở mới chứ không phải tuyên truyền hay vận động như bây giờ. (Vân Hằng ghi)“Quy hoạch xây dựng đô thị Hòa Lạc phát triển bền vững, chú trọng kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường cảnh quan và sinh thái. Đảm bảo nhiệm vụ quân sự quốc phòng song cũng đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích công cộng. Khai thác tốt các thế mạnh, tiềm năng hiện có, phát triển trên nền tảng hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng, hạn chế can thiệp, tác động mạnh đến cảnh quan thiên nhiên hiện có”. Giám đốc Sở QH - KT Lê VinhĐô thị Hòa Lạc được phân thành 2 vùng đặc trưng, vùng phát triển đô thị và vùng vành đai xanh. Trong đó vùng phát triển đô thị bao gồm khu công nghệ cao Hòa Lạc (1.600ha), khu Đại học Quốc gia Hà Nội (1.000ha) và khu đô thị mới Đông Xuân - Tiến Xuân (1.250ha). Vùng vành đai xanh là vùng bao quanh khu vực nội thị, được phân định theo các tuyến đường vành đai của đô thị, bao gồm khu vực nông nghiệp phía Tây sông Tích, khu sinh thái rừng núi Viên Nam, khu vực đệm xanh sân bay Hòa Lạc gắn với hồ Đồng Mô và rừng quốc gia Ba Vì...

Từ khóa » Hòa Lạc Cách Hà Nội Bao Xã