Hòa Lâm (nhà Thanh) – Wikipedia Tiếng Việt

Hòa Lâm
Tên chữHi Trai
Tên hiệuVân Hương đường
Thụy hiệuTrung Tráng
Công bộ Mãn thượng thư
Nhiệm kỳ22 tháng 9, 1792-14 tháng 8, 1794Càn Long 17-Càn Long 59
Tiền nhiệmKim Giản
Kế nhiệmTùng Quân
Thông tin cá nhân
SinhString Module Error: String subset indices out of order tháng String Module Error: String subset indices out of order, 1753
Mất
Thụy hiệuTrung Tráng
Ngày mấtString Module Error: String subset indices out of order tháng String Module Error: String subset indices out of order, 1796
Giới tínhnam
Gia quyến
Anh chị emHòa Thân
Phối ngẫuTha Tha Lạp thị
Hậu duệPhong Thân Nghi Miên
Gia tộcNữu Hỗ Lộc
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Thanh
Kỳ tịchChính Hồng kỳ (Mãn)
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn ᡥᡝᠯᡳᠶᡝᠨ
MöllendorffHeliyen
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Hòa Lâm (chữ Hán: 和琳, tiếng Mãn: ᡥᡝᠯᡳᠶᡝᠨ, Möllendorff: Heliyen, 1753 – 1796), tự Hi Trai,[Chú 1][1] thất danh[Chú 2] Vân Hương đường (芸香堂),[2] Nữu Hỗ Lộc thị, thuộc Mãn Châu Chính Hồng kỳ, quan viên, tướng lãnh nhà Thanh.[3] Ông là em trai của tham quan Hòa Thân, mất trong quân ngũ giữa lúc trấn áp khởi nghĩa người Miêu.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi nghiệp và thăng tiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 42 (1777), Hòa Lâm nhậm chức Bút thiếp thức của Lại bộ, cùng năm điều sang Công bộ. Không lâu sau, ông được thăng làm Lang trung của Công bộ. Năm thứ 51 (1786), ông thay quyền Chức tạo Hàng Châu. Năm thứ 52 (1787), thăng làm Hồ Quảng đạo Giám sát Ngự sử (湖广道监察御史). Cùng năm, ông chịu trách nhiệm giám sát sự vụ vận chuyển đường thủy ở Sơn Đông. Năm thứ 55 (1790), thăng làm Lại bộ Cấp sự trung. Hòa Lâm tố cáo Hồ Bắc án sát sứ Lý Thiên Bồi lén chở gỗ bằng thuyền chở lương, còn bắt được thư nhờ vả mua sắm của Lưỡng Quảng Tổng đốc Phúc Khang An; Càn Long Đế khen ông ngay thẳng, giao xuống cho bộ bàn bạc khen thưởng, do vậy bắt đầu được cất nhắc trọng dụng. Năm thứ 56 (1791), Hòa Lâm từ Lại bộ Cấp sự trung được cất nhắc vượt cấp làm Nội các Học sĩ, kiêm hàm Lễ bộ Thị lang; sau đó được nhậm chức Binh bộ Hữu Thị lang kiêm thay quyền Công bộ Tả Thị lang. Năm thứ 57 (1792), ông nhậm chức Phó Đô thống Hán quân Chính Lam kỳ, hàm Đô thống. Cùng năm, ông thăng chức Trú tàng Bạn sự Đại thần, Công bộ Thượng thư, Đô thống Hán quân Tương Bạch kỳ.

Chống Khuếch Nhĩ Khách xâm lược Tây Tạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khuếch Nhĩ Khách quấy nhiễu Hậu Tạng, tướng quân Phúc Khang An đi tiễu, Đế mệnh cho Hòa Lâm đốc biện các việc của Tiền Tạng [Chú 3] cho đến Ô Lạp bảo thuộc Đông Đài trạm; sau đó mệnh cho ông cùng Ngạc Huy thay nhau tính toán lương hướng, cất nhắc làm Công bộ Thượng thư. Hòa Lâm dâng sớ trình bày tình hình đầu hàng của thủ lĩnh Lạp Đặc Nạp Ba Đô Nhĩ, vì thế Phúc Khang An nhận chiếu đi thụ hàng, đều là nhờ ông sắp xếp thỏa đáng. Ít lâu sau, Hòa Lâm được thụ chức Tương Bạch kỳ Hán quân Đô thống; nhận mệnh cùng Tôn Sĩ Nghị, Huệ Linh tra xét sự hao tổn từ Sát Mộc Đa [Chú 4] về phía Tây, vẫn coi việc Tạng.

Trấn áp khởi nghĩa người Miêu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 58 (1793), Hòa Lâm được trao thế chức Vân kỵ úy.[4] Năm thứ 59 (1794), ông nhậm chức Tứ Xuyên Tổng đốc, thăng tước Nhất đẳng Nam. Năm thứ 60 (1795), thủ lĩnh người Miêu ở Quý Châu là Thạch Liễu Đặng nổi dậy, quấy nhiễu các sảnh Chánh Đại, Khứu Não, Tùng Đào (nay đều thuộc huyện tự trị dân tộc Miêu Tùng Đào), thủ lĩnh người Miêu ở Hồ Nam là Ngô Bán Sanh, Thạch Tam Bảo hưởng ứng hắn ta, vây sảnh Vĩnh Tuy (nay là Hoa Viên); Càn Long Đế mệnh cho Vân Quý Tổng đốc Phúc Khang An đi tiễu. Hòa Lâm sắp vào kinh, đang trên đường thì biết nghĩa quân Tùng Đào đã lẻn vào địa phận Tú Sơn, vội chạy đến, đốc Tham tướng Trương Chí Lâm, Đô tư Mã Du đánh đuổi; sau đó tiếp tục đánh bại nghĩa quân của Yến Nông, tiến đánh Hoàng Pha thuộc Pháo Mộc sơn, thông đường đến Tùng Đào, được thưởng Song nhãn Hoa linh.[Chú 5]

Bấy giờ Phúc Khang An đã giải vây của Chánh Đại, Khứu Não, Tùng Đào, tấn công Thạch Liễu Đặng ở Đại Đường tấn (nay thuộc Tùng Đào); Hòa Lâm soái binh đến hội họp với ông ta, được mệnh làm Tham tán Quân sự. Hòa Lâm chiếm Hà Vật điêu, Ô Long nham, thu hàng hơn 70 trại, được phong Nhất đẳng Tuyên Dũng bá; tiếp đánh hạ Nham Bích sơn, được thưởng Thượng phục điêu quái (áo khoác). Tiếp đó Hòa Lâm thu hàng Ngô Bán Sanh, được thưởng Hoàng đái (đai); giành đại thắng ở các trại Long Giác điêu, Áp bảo, Thiên Tinh, được gia hàm Thái tử Thái bảo, thưởng Huyền hồ đoan tráo (ác khoác dày). Năm Gia Khánh nguyên niên (1796), Hòa Lâm chiếm các ải Kết Thạch cương, Liêu Gia xung, Liên Phong nghê, được thưởng dùng Tử cương (dây cương). Phúc Khang An mất, Hòa Lâm nhận mệnh làm Đốc biện Quân vụ. Bấy giờ Thạch Tam Bảo đã bị quan quân bắt được, Thạch Liễu Đặng chạy lên Bình Lũng (nay thuộc Cát Thủ). Hòa Lâm đoạt pháo đài của Tiêm Vân sơn, giành lại Kiền Châu, được thưởng Tam nhãn hoa linh.

Tháng 8 âm lịch cùng năm, Hòa Lâm tiến vây Bình lũng, bệnh mất ở trong quân.

Hậu sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Hòa Lâm được tấn tặng Nhất đẳng Tuyên Dũng công, thụy là Trung Tráng, ban lễ Tế táng, đưa bài vị vào Thái Miếu, thờ cúng ở các từ Chiêu trung, Hiền lương, chuẩn cho gia đình xây dựng Chuyên từ. Con trai là Phong Thân Nghi Miên được kế tự công tước. Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), Hòa Thân đền tội, triều thần luận rằng Hòa Lâm cậy thế giành công, Hoàng đế cũng cho rằng ông bình định người Miêu là ăn theo Phúc Khang An, đến khi tự mình cầm quân thì chẳng có công trạng gì, mệnh cho rút bỏ bài vị của ông ở Thái Miếu, phá hủy Chuyên từ, đoạt công tước của Phong Thân Nghi Miên, nhưng vẫn cho được thế tập Tam đẳng Khinh xa Đô úy.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vân Hương đường thi tập (芸香堂诗集), 2 quyển.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Được nhắc đến trong đề mục của 15 bài Điệu vong thi mà anh trai ông là Hòa Thân (tự Trí Trai) dành cho ông: Hi Trai đệ đốc quân Miêu Cương thụ chướng nhi tốt, thống điệu chi dư vi vãn từ 15 thủ, ngôn bất thành thanh, lệ tùy bút lạc, liêu trường ca dĩ đương khốc vân (希斋弟督军苗疆受瘴而卒, 痛悼之余为挽词十五首, 言不成声, 泪随笔落, 聊长歌以当哭云)
  2. ^ Trai hiệu, còn xưng là trai danh, thất danh, am hiệu, thường là tên thư phòng của văn nhân nhã sĩ thời xưa, cho thấy gia thế, thân thế, trình độ và cả ước nguyện của chủ nhân.
  3. ^ Người Trung Quốc gọi là Lạp Tát, Sơn Nam là Tiền Tạng, Nhật Khách Tắc là Hậu Tạng. Sự phân chia này chỉ có ý nghĩa lịch sử: Tiền Tạng từng là địa bàn của Đạt Lai lạt ma, Hậu tạng là địa bàn của Ban Thiền lạt ma
  4. ^ Sát Mộc Đa là tòa thành nằm trên giao lộ của những con đường đi vào Tây Tạng từ Tứ Xuyên, Vân Nam, Thanh Hải, nên có vị trí vô cùng trọng yếu. Cuối đời Thanh, Sát Mộc Đa được nâng làm phủ Xương Đô, sang đời Dân Quốc hạ xuống làm huyện, ngày nay chỉ còn là trấn Khải Nhược thuộc huyện Xương Đô
  5. ^ Hoa linh là lông khổng tước được gắn trên mũ của quan viên và tông thất, trên đó sẽ có các "nhãn" hình tròn, chia làm Đơn nhãn, Song nhãn và Tam nhãn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiễn Thực Phủ 1980, tr. 3176, Quyển 4
  2. ^ Dương Đình Phúc & Dương Đồng Phủ 2001, tr. 1108, Quyển hạ
  3. ^ Bản chép tay của Gia Nghiệp Đường 1993, tr. 926 - 929, Quyển 7
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1987, tr. 460 - 465, Tập 4, Quyển 29

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiễn Thực Phủ (1980). Thanh đại Chức quan niên biểu. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101015980. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2020.
  • Dương Đình Phúc; Dương Đồng Phủ (2001). Tra cứu thất danh biệt xưng tự hiệu của người nhà Thanh. Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải. ISBN 9787532529711.
  • Bản chép tay của Gia Nghiệp Đường (1993). Thanh quốc sử. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101010626.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). “Quyển 319 - Hòa Lâm truyện”. Thanh sử cảo.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1987). Vương Chung Hàn (biên tập). Thanh sử Liệt truyện. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101003703.
  • x
  • t
  • s
Vương công Đại thần nhà Thanh được phối hưởng Thái Miếu
Phía Đông Tiền điệnVương công
  • Thông Đạt Quận vương Nhã Nhĩ Cáp Tề
  • Vũ Công Quận vương Lễ Đôn Ba Đồ Lỗ∗
  • Tuệ Triết Quận vương Ngạch Nhĩ Cổn∗
  • Tuyên Hiến Quận vương Giới Kham∗
  • Lễ Liệt Thân vương Đại Thiện
  • Duệ Trung Thân vương Đa Nhĩ Cổn
  • Trịnh Hiến Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng
  • Dự Thông Thân vương Đa Đạc
  • Túc Vũ Thân vương Hào Cách
  • Khắc Cần Quận vương Nhạc Thác
  • Di Hiền Thân vương Dận Tường
  • Cung Trung Thân vương Dịch Hân
  • Siêu Dũng Tương Thân vương Sách Lăng
  • Khoa Nhĩ Thấm Bác La Đặc Cát Đài Trung Thân vương Tăng Cách Lâm Thấm
Phía tây Tiền điệnCông thần
  • Phí Anh Đông
  • Ngạch Diệc Đô
  • Dương Cổ Lợi
  • Đồ Nhĩ Cách
  • Đồ Lại
  • Đồ Hải
  • Ngạc Nhĩ Thái
  • Trương Đình Ngọc
  • Phó Hằng
  • Gia Dũng Văn Tương Quận vương Phúc Khang An
  • Triệu Huệ
  • A Quế
  • Hòa Lâm #
∗ Phúc tấn được cùng phối hưởng # Hòa Lâm nhập Thái miếu vào tháng 11 năm Gia Khánh thứ nguyên niên, đến tháng giêng năm thứ 4 thì bị triệt xuất
  • x
  • t
  • s
Vương công Đại thần Nhà Thanh được thờ trong Hiền lương từ
Tiền điện
  • Dận Tường
  • Sách Lăng
  • Dịch Hân
Hậu tẩm
  • Đạt Hải Văn Thành
  • Mạnh Kiều Phương Trung Nghị
  • Lý Quốc Hàn Mẫn Tráng
  • Ngạch Sắc Hắc Văn Khác
  • Cáp Thập Truân Khác Hi
  • Ái Tinh A Kính Khang
  • Ninh Hoàn Ngã Văn Nghị
  • Phạm Văn Trình Văn Túc
  • Lý Quốc Anh Cần Tương
  • Mễ Tư Hàn Mẫn Quả
  • Chử Khố Tương Tráng
  • Diêu Văn Nhiên Đoan Khác
  • Mãng Y Đồ Tương Tráng
  • Phó Hoằng Liệt Trung Nghị
  • Đồ Hải Văn Tương
  • Phật Ni Liệt Cung Tĩnh
  • Vu Thành Long Thanh Đoan
  • Trương Dũng Tương Tráng
  • Lãi Tháp Tương Nghị
  • Vương Tiến Bảo Trung Dũng
  • Ngụy Duệ Giới Văn Nghị
  • Ngụy Tượng Xu Mẫn Quả
  • Thang Bân Văn Chính
  • Cận Phụ Văn Tương
  • Căn Đặc Tương Tráng
  • Phó Tịch Tháp Thanh Đoan
  • Lý Chi Phương Văn Tương
  • Thi Lang Tương Tráng
  • Triệu Lương Đống Trung Tương
  • A Lan Thái Văn Thanh
  • Tôn Tư Khắc Tương Vũ
  • Vu Thành Long Tương Cần
  • Phí Dương Cổ Tương Tráng
  • Vương Ho Văn Tĩnh
  • Lệ Đỗ Nột Văn Khác
  • Y Tang A Văn Đoan
  • Ngô Điển Văn Đoan
  • Trương Anh Văn Đoan
  • Cố Bát Đại Văn Đoan
  • Hùng Tứ Lý Văn Đoan
  • Phú Thiện Cung Ý
  • Trương Ngọc Thư Văn Trinh
  • Từ Triều Văn Kính
  • Lý Quang Địa Văn Trinh
  • Trần Tân Thanh Đoan
  • Phùng Quốc Tương Hoàn Hi
  • Mã Nhĩ Hán Cung Cần
  • Triệu Thân Kiều Cung Nghị
  • A Lạt Nạp Hi Khác
  • Trương Bằng Cách Văn Đoan
  • Dương Tông Nhân Thanh Đoan
  • Cao Kỳ Vị Văn Khác
  • Doãn Đức Khác Kính
  • Điền Tòng Điển Văn Đoan
  • Phú Ninh An Văn Cung
  • Tề Tô Lặc Cần Khác
  • Thái Thế Viễn Văn Cần
  • Dương Thanh Thời Văn Định
  • Chu Thức Văn Đoan
  • Lý Vệ Mẫn Đạt
  • Mã Tề Văn Mục
  • Từ Sĩ Lâm
  • Từ Nguyên Mộng Văn Định
  • Ngạc Nhĩ Thái Văn Đoan∗
  • Từ Bản Văn Mục
  • Na Tô Đồ Khác Cần
  • Lạp Bố Đôn Tráng Quả
  • Phó Thanh Tương Liệt
  • Trần Đại Thụ Văn Túc
  • Phan Tư Củ Mẫn Huệ
  • Cao Bân Văn Định
  • Phúc Mẫn Văn Đoan
  • Hòa Khởi Vũ Liệt
  • Khách Nhĩ Cát Thiện Trang Khác
  • Hạc Niên Văn Cần
  • Uông Do Đôn Văn Đoan
  • Hoàng Đình Quế Văn Tương
  • Tương Phổ Văn Khác
  • Lý Nguyên Lượng Cần Khác
  • Sử Di Trực Văn Tĩnh
  • Ngạc Bật Cần Túc
  • Lương Thi Chính Văn Trang
  • Lai Bảo Văn Đoan
  • Triệu Huệ Văn Tương
  • Phương Quang Thừa Khác Mẫn
  • Đổng Ban Đạt Văn Khác
  • Trầm Đức Tiềm Văn Khác∗
  • A Lý Cổn Tương Tráng
  • Phó Hằng Văn Trung
  • Doãn Kế Thiện Văn Đoan
  • Trần Hoành Mưu Văn Cung
  • Ngô Đạt Thiện Cần Nghị
  • Lưu Huân Văn Định
  • Lưu Thống Huân Văn Chính
  • Tiễn Trần Quần Văn Đoan
  • Hà Vị Cung Huệ
  • Phụng Khoan Văn Cần
  • Thư Hách Đức Văn Tương
  • Cao Tấn Văn Đoan
  • Cổ Mẫn Trung Văn Tương∗
  • Lý Hồ Cung Nghị
  • Viên Thủ Đồng Thanh Khác
  • Anh Liêm Văn Túc
  • Y Lặc Đồ Tương Vũ
  • Hứa Thế Hanh Chiêu Nghị
  • Tát Tái Thành Khác
  • Khuê Lâm Vũ Nghị
  • Phúc Khang An Văn Tương
  • Hòa Lâm Trung Tráng
  • A Quế Văn Thành
  • Lưu Huân Văn Định
  • Ngạc Huy Khác Tĩnh∗
  • Kim Sĩ Tùng Văn Giản
  • Bành Nguyên Thụy Văn Cần
  • Lưu Dung Văn Thanh
  • Vương Kiệt Văn Đoan
  • Chu Khuê Văn Chính
  • Đới Cù Hanh Văn Đoan
  • Đổng Cáo Văn Cung
  • Minh Lượng Văn Tương
  • Lê Thế Tự Tương Cần
  • Uông Đình Trân Văn Đoan
  • Ngọc Lân Văn Cung
  • Phú Tuấn Văn Thành
  • Tào Chấn Dong Văn Chính
  • Thác Tân Văn Định
  • Dương Ngộ Xuân Trung Vũ
  • Trường Linh Văn Tương
  • Lô Ấm Phổ Văn Túc
  • Đào Chú Văn Nghị
  • Văn Phu Văn Kính
  • Long Văn Đoan Nghị
  • Hoàng Việt Cần Mẫn
  • Vương Đỉnh Văn Khác
  • Trần Quan Tuấn Văn Khác
  • Đỗ Thụ Điền Văn Chính
  • Phan Thế Ân Văn Cung
  • Văn Khánh Văn Đoan
  • Dụ Thành Văn Đoan
  • Đỗ Ngạc Văn Đoan
  • Hồ Lâm Dực Văn Trung
  • Quế Lương Văn Đoan
  • Trầm Triệu Lâm Văn Trung
  • Ông Tâm Tồn Văn Đoan
  • Kỳ Tuấn Tảo Văn Đoan
  • Lạc Bỉnh Chương Văn Trung
  • Mã Tân Di Đoan Mẫn
  • Quan Văn Văn Cung
  • Uy Nhân Văn Đoan
  • Tăng Quốc Phiên Văn Chính
  • Thụy Thường Văn Đoan
  • Thụy Lân Văn Trang
  • Cổ Trinh Văn Đoan
  • Văn Tường Văn Trung
  • Anh Quế Văn Cần
  • Trầm Bảo Trinh Văn Túc
  • Trầm Quế Phân Văn Định
  • Toàn Khánh Văn Khác
  • Tái Linh Văn Khác
  • Tả Tông Đường Văn Tương
  • Linh Quế Văn Cung
  • Đinh Bảo Trinh Văn Thành
  • Sầm Dục Anh Tương Cần
  • Tăng Quốc Thuyên Trung Tương
  • Trương Diệu Cần Quả
  • Bảo Vân Văn Tĩnh
  • Ân Thừa Văn Thận
  • Phúc Côn Văn Thận
  • Trương Chi Vạn Văn Đạt
  • Lý Hồng Tảo Văn Chính
  • Lân Thư Văn Thận
  • Ngạch Lặc Hòa Bố Văn Cung
  • Lý Hồng Chương Văn Trung
  • Tống Khánh Trung Cần
  • Lưu Khôn Nhất Trung Thành
  • Vinh Lộc Văn Trung
  • Trường Thuận Trung Tĩnh
  • Dụ Đức Văn Thận
  • Côn Cương Văn Đạt
  • Sùng Lễ Văn Khác
  • Kính Tín Văn Khác
  • Trương Chi Động Văn Tương
  • Tôn Gia Nãi Văn Chính
  • Đới Hồng Từ Văn Thành
  • Lộc Truyện Lâm Văn Đoan
∗ Sau vì án kiện mà bị trục xuất khỏi Hiền Lương từ

Từ khóa » Hoa Lâm