Hoa Lưu Ly Tím: Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Loài Hoa Rất đặc Biệt
Có thể bạn quan tâm
Hoa lưu ly còn được biết đến với các tên gọi là xin đừng quên tôi, lưu ly thảo, lưu ly tím,... Chúng có tên khoa học là Myosotis alpestris, là loài hoa mọc hoang dã, thuộc họ Mồ hôi (Boraginaceae). Đây là loài thực vật vốn có nguồn gốc từ một số quốc gia châu Âu, sau này chúng được nhiều người mang về châu Á để trồng và đến nay đã phổ biến trên khắp thế giới.
Hoa lưu ly cũng được trồng rộng rãi ở Việt Nam, nhất là ở những tỉnh thành có khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Bạn có thể bắt gặp loài hoa này nhiều nhất là ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Cây không có khả năng chịu nóng tốt cho nên sẽ ít thấy xuất hiện tại các tỉnh thành miền Nam nước ta.
Hoa lưu ly tiếng Anh hay gọi là gì?
Trong tiếng Anh, hoa lưu ly có tên gọi khác là “Forget me not”, có ý nghĩa đó là “xin đừng quên tôi”. Đây là tên gọi cực kỳ phổ biến hiện nay, được dùng trên toàn thế giới để mỗi khi nhắc đến tên gọi này, người ta sẽ nghĩ ra ngay đó chính là hoa lưu ly. “Forget me not” thực chất được bắt nguồn từ sự tích về loài hoa đẹp đẽ và nhiều ý nghĩa này, sẽ được đề cập đến trong phần tiếp theo của bài viết.
Đặc điểm của hoa lưu ly
Sau đây là một số đặc điểm của hoa lưu ly có thể bạn chưa biết:
1. Về thân cây
Hoa lưu ly là loài cây thân thảo, có chiều cao trung bình chỉ vào khoảng 15-30cm mà thôi. Thân cây phân thành nhiều nhánh, bề mặt thân cây có một lớp lông mỏng che phủ.
2. Về lá
Lá của hoa lưu ly có dạng thuôn dài, nhọn dần về phía đầu. Lá có màu xanh lục, có chiều dài khoảng 6-8cm, bề rộng từ 2-3cm. Mặt trên của lá khá nhẵn, có nhiều gân mảnh.
3. Về hoa
Hoa lưu ly chủ đạo vốn có màu xanh tím, mỗi bông hoa có 5 cánh đều nhau vô cùng đẹp mắt. Hoa khi nở thường xuất hiện thành từng cụm nhỏ từ 8-10 bông trên cành. Mùa hoa nở thường bắt đầu từ tháng 4 cho đến tháng 6. Bạn cũng có thể gặp loài hoa này dưới màu sắc trắng hoặc vàng, thế nhưng màu tím vẫn là màu phổ biến nhất hiện nay.
Sự tích hoa lưu ly
Như đã đề cập đến ở trên, tên gọi “Forget me not” được bắt nguồn từ chính sự tích của loài hoa lưu ly. Ngày xửa ngày xưa, tại miền nước Đức xa xôi trong thời Trung cổ, có một hiệp sĩ đem lòng yêu một cô gái. Họ thường xuyên nắm tay nhau để đi dạo dọc theo bờ sông Danube. Vào một ngày nọ, cô gái cảm thấy thích thú về một bông hoa nhỏ nhắn, có màu tím mọc ở bờ sông, cho nên cô nhờ chàng hiệp sĩ hái giúp. Tuy nhiên, khi cố gắng với tay hái bông hoa, chàng đã bị dòng nước cuốn đi mất.
Trước khi bị dòng nước nhấn chìm hoàn toàn, chàng hiệp sĩ vẫn cố sức ném được những bông hoa tím đó lên bờ, sau đó nói với cô gái một lời cuối cùng: “Forget me not” (xin đừng quên tôi), rồi chàng chìm hẳn vào trong làn nước chảy xiết. Cô gái đã rất đau khổ khi bị mất đi người mình yêu thương, liền lấy lời cuối cùng của chàng hiệp sĩ mà đặt tên cho loài hoa tím đó là “Forget me not”. Đó chính là sự tích về loài hoa lưu ly bé nhỏ nhưng mang đầy ý nghĩa.
Ý nghĩa hoa lưu ly
1. Ý nghĩa dựa theo tên gọi
Dựa theo tên gọi của mình, hoa lưu ly mang ý nghĩa cho sự thủy chung, son sắt của một tình yêu bất diệt, mãi không chia lìa. Bên cạnh đó, hoa còn mang ý nghĩa cho những kỷ niệm ngọt ngào, lãng mạn của cặp đôi, dù cho hai người không còn được ở bên cạnh nhau đi chăng nữa, nhưng sẽ mãi mãi không bao giờ quên về nhau.
2. Ý nghĩa theo từng màu sắc
Hoa lưu ly không chỉ mang mỗi sắc tím mà còn mang sắc trắng, xanh hoặc hồng. Mỗi màu sắc lại mang một giá trị ý nghĩa sâu sắc:
- Với hoa lưu ly tím: Tượng trưng cho sự thủy chung của tình yêu, ngoài ra nó còn mang ý nghĩa cho sự cảm thông sâu sắc, lòng trắc ẩn của con người.
- Với hoa lưu ly trắng: Tượng trưng cho sự đơn giản, tinh tế, thanh cao, trong sáng.
- Với hoa lưu ly xanh: Tượng trưng cho những kỷ niệm tốt đẹp đã qua, nhưng không bao giờ bị lãng quên.
- Với hoa lưu ly hồng: Tượng trưng cho tình cảm, tình yêu đậm sâu của lứa đôi.
Hoa lưu ly có công dụng gì?
Hoa lưu ly là một loài hoa đẹp đẽ trong tự nhiên, chúng mang đến cho chúng ta một số công dụng hữu ích như sau:
1. Dùng để trang trí
Hoa lưu ly có vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng cuốn hút. Do đó chúng thường được ưa chuộng để trồng trong những chậu hoa, với mục đích trang trí cho cảnh quan xung quanh thêm đẹp mắt. Hoặc bạn cũng có thể trồng chúng ở trong văn phòng làm việc để giảm stress, tạo hứng thú tích cực hơn.
2. Dùng để làm quà tặng
Hoa lưu ly có nhiều giá trị ý nghĩa trong tình yêu, do vậy mà chúng cũng hay được sử dụng để làm quà tặng dành cho các cặp đôi đang yêu nhau. Những bó hoa đẹp mắt như một lời nhắn nhủ của bạn đến người mình yêu, rằng hãy luôn ở bên nhau, không bao giờ rời xa, không bao giờ quên được nhau.
3. Dùng để tri ân
Tại một số quốc gia châu Âu, họ hay sử dụng hoa lưu ly nhằm mục đích tri ân với những người đã có công chăm sóc, cứu rỗi người gặp nạn, hoặc chăm nom người có hoàn cảnh khó khăn. Đây cũng là loài hoa đại diện cho sự trắc ẩn, những điều tốt đẹp nhất của con người.
4. Dùng để làm dược liệu chữa bệnh
Hoa lưu ly còn được sử dụng như một loại dược liệu có lợi đối với sức khỏe con người. Bạn có thể phơi khô hoa và lá rồi dùng chúng để pha chế thành các loại trà thảo mộc. Trà từ loài hoa này có thể giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, an thần, giảm stress, chống lão hóa da,... cực kỳ hiệu quả.
Cách trồng và chăm sóc hoa lưu ly
Để có thể tự mình trồng và chăm sóc những chậu hoa lưu ly đẹp mắt trong nhà, sau đây là một số hướng dẫn dành cho bạn:
1. Về giống cây
Hoa lưu ly chủ yếu được trồng bằng phương pháp gieo hạt. Do đó bạn cần tìm mua các loại hạt giống của hoa sao cho thật khỏe mạnh, chất lượng. Bạn có thể tìm mua tại các cơ sở bán hạt giống và cây cảnh uy tín trên toàn quốc.
2. Về đất trồng
Hoa lưu ly là loài hoa khá dễ trồng, chúng không hề kén nhiều loại đất. Vậy nên bạn hãy lựa chọn các loại đất trồng chứa nhiều dinh dưỡng, có độ tơi xốp tốt cùng khả năng thoát nước ổn định. Nếu đất trồng thiếu dinh dưỡng, bạn có thể bổ sung thêm phân lót hoặc thêm vào mùn cưa, vỏ trấu để cải thiện thêm dinh dưỡng.
3. Về cách trồng
Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị đất trồng và cho vào trong chậu cây. Sau đó xới cho tơi đất rồi đặt các hạt giống của hoa lưu ly vào trong. Tiếp theo, bạn lấp đất lại rồi tiến hành tưới nước để chăm sóc cây. Sau khoảng 10 ngày kể từ gieo hạt, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm, tạo thành cây non. Lúc này bạn mới có thể đặt chậu cây ở ngoài trời giống như nhiều loại cây khác.
4. Về nước tưới
Hoa lưu ly là loài ưa ẩm ướt, vậy nên bạn hãy tưới thường xuyên cho cây nhé. Hãy đảm bảo tưới ít nhất 1 lần/ngày vào mỗi buổi sáng sớm hoặc khi chiều tối. Khi tưới thì bạn chỉ nên tưới xung quanh gốc, không tưới quá đẫm để tránh làm ứ nước xuống rễ khiến chết cây.
5. Về ánh sáng
Hoa lưu ly không ưa nhiệt độ quá nóng nực. Do đó mà bạn nên đặt chậu cây tại những nơi có ánh sáng nhưng không gay gắt, đảm bảo có gió, thông thoáng tốt để cây có thể phát triển tốt nhất.
6. Về phân bón
Để giúp hoa lưu ly có thể nhanh trưởng thành và ra hoa, bạn có thể sử dụng một số loại phân hữu cơ cho cây trồng. Hãy pha loãng phân với nước theo hướng dẫn trên bao bì, rồi dùng nước đó để tưới cho cây hàng ngày. Như vậy cây hoa sẽ khỏe mạnh và nhanh chóng phát triển.
7. Về thu hoạch
Hoa lưu ly có thể ra hoa và cho thu hoạch chỉ sau từ 70-90 ngày kể từ khi mới trồng. Vậy nên bạn cần căn thời gian chính xác để bắt đầu trồng hoa nhằm giúp thu hoạch vào đúng thời điểm mà bạn mong muốn nhé.
Từ khóa » Bó Hoa Lưu Ly Tím
-
Hoa Lưu Ly - Câu Chuyện Và ý Nghĩa Về Loài Hoa Tên Forget Me Not
-
Bó Hoa Lưu Ly Tím - Dried Flowers | Facebook Marketplace
-
Top 20+ Hình ảnh Hoa Lưu Ly - Forget Me Not ý Nghĩa Của Sự Thủy ...
-
Bó Hoa Salem (Lưu Ly) Tím Trang Trí Decor | Shopee Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Hoa Lưu Ly - Hoa Forget Me Not?
-
Khám Phá Ý Nghĩa Hoa Lưu Ly - Sự Nhẹ Nhàng Hoang Dại
-
Set Hoa Lưu Ly Khô (Forget Me Not)
-
Hoa Lưu Ly: Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Hoa Lưu Ly Tím Cao Cấp, Giá Sốc, Đổi Trả Miễn Phí
-
Tổng Hợp Bó Hoa Lưu Ly Tím Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 8/2022 - BeeCost
-
Tổng Hợp Hoa Lưu Ly Tím Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 8/2022 - BeeCost
-
Ý NGHĨA HOA LƯU LY (Forget Me Not)
-
Hoa Lưu Ly [ Forget Me Not ] Ý Nghĩa Của Sự Thủy Chung
-
Hoa Lưu Ly (Forget Me Not) Và Câu Chuyện Tình Yêu Thủy Chung.
-
Ý Nghĩa Hoa Lưu Ly | Nguồn Gốc, Công Dụng & Cách Trồng đơn Giản
-
Chi Lưu Ly – Wikipedia Tiếng Việt