Hoa Mai Hoàng Yến - Đặc điểm, ý Nghĩa, Chi Tiết Cách Trồng Và Chăm ...
Có thể bạn quan tâm
Có một loài hoa mang trong mình vẻ đẹp thuần châu Á, trong lành và đầy tươi sáng – mai hoàng yến. Với đặc tính dễ trồng và mang nhiều ý nghĩa, mai hoàng yến ngày càng được ưa chuộng trong việc trồng tạo cảnh quan và đem lại không khí trong lành cho gia đình. Để hiểu rõ hơn về loài hoa này, cùng iuHoa chúng mình tìm hiểu nhé!
Link mua Mai hoàng yến trên Shopee: https://shorten.asia/eBRxEaEB
Tên gọi, nguồn gốc của hoa mai hoàng yến
Mai hoàng yến, hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như hoa kim đồng, cây mai nhật, kim đồng vàng, hoa ghen,… có danh pháp khoa học là Tristellateia australasiae, là một loài thực vật có hoa, thuộc họ Malpighiaceae. Chúng có nguồn gốc từ các nước Châu Á nhiệt đới (Malaysia, Australia). Đến thời điểm hiện tại, mai hoàng yến đã du nhập vào nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm của loài hoa mai hoàng yến
Cây mai hoàng yến được chia thành hai loại là dây leo và cây thân gỗ (bụi), theo thời gian dây leo sẽ hóa gỗ, đường kính gốc cây có thể lên đến 4cm. Còn cây thân gỗ sống lâu năm có chiều cao trung bình từ 2-3m. Lưu ý là mai hoàng yến dạng thân gỗ khác với muồng hoàng yến nha. Muồng hoàng yến cây cao và hoa rủ vàng rất nhiều bông lớn, thường được trồng làm cây xanh ven đường.
Thân cây mai hoàng yến có dịch mủ, cành non có lông tơ mỏng màu xanh nhạt, mềm mại dễ uốn tạo hình. Thân cây màu nâu sẫm, có nhiều nốt sần trên thân.
Lá cây có hình bầu dục hơi nhọn ở hai đầu, màu xanh sáng bóng với mép nguyên, mặt lá nhẵn bóng, không có lông và có hình dáng gần giống với lá mơ.
Hoa mai hoàng yến có màu vàng tươi nhẹ, không sặc sỡ như màu mai tứ quý, nhưng trông rất thu hút và bắt mắt. Mỗi hoa có 5 cánh nhỏ và thuôn dài, xếp tỏa rộng làm nổi bật nhị màu vàng và theo thời gian sẽ chuyển sang màu đỏ. Hoa thường mọc thành chùm từ 3-9 dải dài phía đầu ngọn. Hoa nở rải rác quanh năm từ mùa thu kéo dài đến mùa đông, mỗi khi đến mùa, hoa nở rộ bung sắc vàng tươi cả một vùng trời.
Quả của cây hoa mai hoàng yến gồm có 8 cánh gần như đều nhau.
Ý nghĩa của hoa mai hoàng yến
Mai hoàng yến với sắc vàng tươi sáng cùng những chùm hoa hướng lên phía bầu trời tượng trưng cho ý chí khát khao vươn lên, cố gắng đạt đến thành công.
Ngày nay, người ta trồng mai hoàng yến làm tường rào, cổng nhà để tăng thêm cảnh quan, đồng thời với niềm hy vọng đón nhiều may mắn vào nhà.
Đồng thời, loài hoa này còn mang ý nghĩa giúp tạo sự hài hòa, cân bằng đời sống tinh thần. Với mai hoàng yến, bạn luôn nắm bắt được những vận may, có niềm tin chắc chắn và hoa cũng mang lại sự bình an, an yên trong cuộc sống. Trồng mai hoàng yến trong nhà giúp khơi dậy những nguồn năng lượng tích cực, thu hút tài khí, là phú quý, thịnh vượng.
Đặc biệt, mai hoàng yến hợp với người mệnh Thổ và Kim. Trong phong thủy, loài hoa phù hợp nhất với hai mệnh này chính là mai hoàng yến, sở hữu một chậu/ giàn hoa mai hoàng yến giúp họ luôn giữ được tâm thế vững vàng, ý chí mạnh mẽ vươn lên mọi khó khăn, luôn biết nắm bắt cơ hội để thành công.
Công dụng của loài hoa mai hoàng yến
Mai hoàng yến có hai dạng thân gỗ và leo, mỗi loại có cách trang trí khác nhau nhưng đều mang đến vẻ đẹp và sự trong lành cho không gian.
Không chỉ tô điểm cho không gian mà mai hoàng yến còn góp phần che nắng, giảm bớt nóng, điều hòa nhiệt độ cho ngôi nhà. Chỉ cần một khoảng đất nhỏ để bám rễ, một không gian nhỏ để leo thì loài hoa này cũng đủ bung nở rực rỡ.
Đặc biệt, với sắc vàng tươi mới, mai hoàng yến còn giúp xua tan đi những mệt mỏi và mang lại cảm giác an lành cho người ngắm nhìn.
Cách trồng hoa mai hoàng yến
Kỹ thuật trồng mai hoàng yến tương đối đơn giản, bởi chỉ cần có đủ không gian, đủ nắng là cây đã có thể phát triển tốt. Có thể trồng hoa bằng hai cách là gieo hạt và giâm cành, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ phổ biến phương pháp giâm cành vì dễ thực hiện và khả năng sống sót cao. Do đó, ở bài viết này, chúng mình sẽ tập trung hướng dẫn các bạn trồng hoa mai hoàng yến bằng phương pháp giâm cành nhé!
Thời điểm nhân giống
Thích hợp nhất là vào mùa xuân.
Cách chọn cây giống và lấy cành
Chọn cây mẹ trồng hơn năm tuổi trở lên, khoẻ mạnh, có nhiều cành nhánh chắc khỏe.
Trong ngày nên tiến hành cắt cành giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Vì cắt vào lúc có nắng, cành giống dễ bị héo. Trường hợp buộc phải cắt vào lúc trời nắng thì vừa cắt xong, nên nhúng cành giống vào nước và giữ ướt toàn bộ lá cho đến khi cắt nó thành từng đoạn. Và để đảm bảo khả năng sống sót cao nhất, trước khi cắt cành nên tưới nước vào gốc cho ướt đẫm trước đó khoảng 1 – 2 giờ.
Chọn cành giâm
Chọn cành có độ lớn bằng chiếc đũa trở lại (đường kính tương đương 0,5mm)
Độ dài cành khoảng 15cm, nếu ngắn nhất phải 12cm. Nếu ngắn quá cành khó ra rễ, còn dài quá cành dễ bị khô.
Cắt gọt cành giâm
Cắt bỏ hết lá phía trên, chỉ chừa lại 1 lá gần vết cắt phần gốc khoảng 1cm. Chỉ nên cắt lá chứ không được lặt, vì làm như vậy cành có thể bị xước phần da.
Xử lý chất kích thích ra rễ
Trong điều kiện bình thường, nếu đã làm đúng các yêu cầu đặt ra thì tỷ lệ sống đạt khoảng 60%. Để làm tăng tỷ lệ sống cành giâm hơn nữa thì nên dùng chất kích thích ra rễ.
Kỹ thuật giâm cành
Nên sử dụng cây nhọn để tạo lỗ nhỏ, sau đó đặt cành vào vị trí đó và ấn nhẹ đất xung quanh. Lưu ý độ sâu của lỗ khoảng 1cm.
Tham khảo cách trồng trong chậu
Cách chăm sóc sau khi giâm cành
Nếu trồng dưới đất thì hầu như bạn không cần tưới bón nhiều. Nếu trồng chậu chỉ cần tưới nước khi đất trên mặt chậu đã khô. Trung bình tưới 1-2 ngày/ lần tùy điều kiện thời tiết. Trong mỗi lần tưới cần tưới đẫm nước.
Để cây ra nhiều nhánh, nhiều hoa, hàng tháng nên bón phân điều độ cho cây bằng các loại phân thông dụng như phân vi sinh, hữu cơ, nhả chậm, NPK,….
Video một ban công mai hoàng yến trồng sau 5 năm
Điều kiện sinh trưởng tốt nhất của cây mai hoàng yến
Mặc dù đây là loại cây dễ trồng, dễ sinh sống và phát triển. Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt nhất, bạn nên lưu ý các điều kiện sau.
Đất trồng
Cây có thể sinh sống ở hầu hết các loại đất. Tuy nhiên cây ưa thích đất màu mỡ, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt, trong môi trường đất này, cây sẽ phát triển tốt nhất.
Ánh sáng và nhiệt độ
Mai hoàng yến ưa sáng, càng nhiều nắng cây càng sai hoa và rực rỡ hơn. Nếu thiếu nắng cây phát triển kém, còi cọc. Cây chịu được nóng, chịu lạnh kém vì thế mùa đông cây thường héo úa và hồi sinh trở lại khi thời tiết ấm áp. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của mai hoàng yến là từ 18 – 35 độ, nếu dưới 10 độ cây sẽ ngừng sinh trưởng.
Vài hình ảnh thêm:
Từ khóa » đặc điểm Cây Mai Hoàng Hậu
-
Cây Hoàng Hậu - Cây Cảnh Hà Nội
-
Đặc điểm Hình Thái Và Công Dụng Của Cây Hoàng Hậu - GreenTrust
-
Cây Mai Hoàng Hậu
-
Cây Hoàng Hậu - Siêu Thị Cây
-
Cây Hoa Mai: đặc điểm, ý Nghĩa Và Cách Trồng, Chăm Sóc Cây Mai ...
-
Cây Hoàng Hậu - Cây Cảnh Sân Vườn
-
Cay Hoang Hau - Quang Silic
-
Cây Hoàng Hậu - Cây Muồng Hoàng Yến - Cây Xanh Đô Thị
-
Cây Hoàng Hậu - Dolatrees Chia Sẻ Kiến Thức Về Về Các Loại Cây
-
10 Cây Mai Con Giống Mai Cúc Hoàng Hậu
-
Muồng Hoàng Yến – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Tích đặc điểm Của 3 Loại Giống Mai: Cúc Vip,cúc Hoàng Hậu Và ...
-
Cách Trồng Cây Hoàng Hậu - Hàng Hiệu Giá Tốt