Hoa Mắt Nai - Cây Cảnh Anh Vũ

Cây hoa mắt nai (tô liên) thuộc dạng thân cỏ, một năm, thân mọc thẳng đứng. Mắt nai mọc thành bụi nhỏ cao khoảng 15-40 cm, cây có khả năng phân cành mạnh, bộ tán tròn. Tuy là loài thân cỏ nhưng thân cành cứng khỏe, khả năng chống đổ cao. Cây rễ chùm, bộ rễ khỏe, lan rộng theo chiều ngang, rễ mọc gần trên lớp đất mặt. Lá cây hoa mắt nai mọc đối, có hình giáo, gốc hình tim, đầu thuôn, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá dài. Lá có một ít lông tơ, phiến lá màu xanh bóng.

mắt nai

Kinh nghiệm chăm sóc hoa Mắt Nai

- Nhiệt độ:

Hoa Mắt Nai có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới, nên có khả năng chịu nóng cao, rất thích hợp trồng vào mùa hè, nhiệt độ từ 25 – 27 độ cây sinh trưởng rất tốt. Cây có thể chịu được nhiệt độ từ 10 – 35 độ,  nhiệt độ thấp dưới 10 độ cây không chết nhưng cành nhỏ yếu, ra hoa kém, cây khô cằn, kém sức sống, nhiệt độ trên 35 độ cây ra hoa nhiều nhưng chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, độ bền kém.

- Độ ẩm:

Hoa có khả năng chịu hạn tốt và chịu úng cao.

Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần giữ cho cây luôn đủ ẩm, khi gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc hạn không khí, để giúp cây sinh trưởng bình thường cần phải tưới nước thường xuyên, giữ cho độ ẩm đất ở mức 60 – 65%. Vào mùa mưa nên tháo nước kịp thời không để luống ngập úng qua đêm.

- Ánh sáng:

Cây ưa dãi nắng, trong điều kiện ánh sáng gay gắt cây vẫn ra hoa đều và đẹp. Tuy nhiên, trong giai đoạn vườn ươm, để cây con sinh trưởng tốt cần tránh ánh sáng trực xạ, ươm cây ở những nơi thoáng, có mái che.

- Đất trồng:

Mắt nai không kén đất, có thể trồng trên các loại đất khác nhau, nhưng đất thích hợp nhất cho cây là đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ, có độ pH từ 6 – 7, đất nhiều mùn có khả năng giữ nước và thoát nước tốt, chọn đất dãi nắng, tránh ẩm thấp. Mắt nai yêu cầu dinh dưỡng không quá cao, nhưng việc bón lót đầy đủ bằng các loại phân hữu cơ hoai mục có tác dụng rất tốt đến sự phát triển cân đối giữa thần cành và tỷ lệ ra nụ, ra hoa. Tuỳ theo đất tốt hay xấu mà có sự tăng hoặc giảm lượng phân hữu cơ nhưng yêu cầu tối thiểu cho 1 sào Bắc Bộ từ 6 – 8 tạ phân chuồng, 6 – 8 kg đạm, 5 – 6 kg kali và 15–16 kg lân.

-Tưới nước.

Cây con sau trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao, cần tưới đẫm ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát, giai đoạn ban đầu bộ rễ cây con rất yếu, để giúp bộ rễ phát triển, hô hấp dễ dàng, việc tưới nước phải nhẹ nhàng, tránh để bùn đất bắn lên mặt lá, bởi vậy nên phủ một lớp rơm rạ mỏng lên mặt luống. Khi cây đã lớn, việc cung cấp nước cho cây chủ yếu là làm cho đất luôn đủ ẩm.

Phòng trừ sâu bệnh.

a. Bệnh phấn trắng

xuất hiện khi độ ẩm không khí cao. Vết bệnh dạng bột phấn màu xám trắng, bệnh chủ yếu hại trên lá, khi bệnh nặng xuất hiện cả trên thân cành, nụ hoa, bệnh này làm rụng lá, thối nụ, hoa không nở

Biện phấp: phun Anvil 5 SC  vơi liều lượng 1 lít/ha hay Score 250 ND liều lượng 0,3 lít/ha.

hạt giống hoa mắt nai

b. Bệnh gỉ sắt

xuất hiện khi nhiệt độ cao, mưa nhiều.Vết bệnh có dạng ổ nổi, màu da cam hoặc màu sắt gỉ, có ở cả 2 mặt lá. Bệnh này làm cháy lá, lá vàng, rụng sớm.

Biện pháp: phun thuốc  Zineb 80 WP liều lượng từ 20 – 50 g/bình 8 lít

 d. Sâu vẽ bùa

Phá hại nặng trên lá, biểu hiện có những đường ngoằn nghèo trên lá, sâu vẽ bùa làm gân lá bị co rúm không quang hợp được.

Biện pháp: Dùng Arrivo hay Karate 2,5EC  phun với liều lượng 5-7ml /bình 8 lít.

e. Bọ trĩ: (Thrips tabaci)

Có triệu chứng gần giống như vết hại do nhện gây ra, bọ trĩ chích hút trên lá, khiến lá cuốn lại, gân co rúm,  lá vàng khô và rụng đi.

Biện pháp : Sử dụng Politrin P440 ND với liều lượng 8 – 10 ml/bình 8 lít hoặc Ofatox 400EC với nồng độ1 – 1,5 lít/ha (8 – 10 ml/ bình 8 lít). Chú ý phunthuốc cần phun ướt đều cả 2 mặt lá.

* Mắt nai có thể trồng vào 3 thời vụ sau:

Vụ xuân hè: trồng tháng 3, 4, 5, thu hạt tháng 6, 7, 8 Vụ hè thu: trồng tháng 6, 7, 8 thu hạt tháng 9, 10, 11 Vụ thu đông: trồng tháng 9 - 10 thu hạt tháng 11 – 12

mắt nai

Từ khóa » Hình ảnh Hoa Mắt Nai