Hoa Ngũ Sắc: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc - Sfarm

Hoa Ngũ Sắc là một loài hoa mọc dại nhưng chúng lại có vẻ đẹp độc đáo, đa dạng hiếm có. Ngày nay, ngũ sắc được thuần hóa và đưa vào làm cây kiểng trong nhà. Vậy cách trồng hoa ngũ sắc như thế nào, đặc điểm hoa ra sao? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết này nhé!

  1. 1/ Đặc điểm của hoa ngũ sắc
  2. 2/ Điều kiện sinh trưởng của ngũ sắc
  3. 3/ Ý nghĩa phong thủy của hoa ngũ sắc
  4. 4/ Chuẩn bị trồng hoa ngũ sắc
    1. 4.1 Đất trồng
    2. 4.2 Vị trí trồng
    3. 4.3 Cây giống
  5. 4.4 Cách trồng hoa ngũ sắc
  6. 5/ Cách chăm sóc hoa ngũ sắc
    1. 5.1 Ánh sáng
    2. 5.2 Nước
    3. 5.3 Bón phân
    4. 5.4 Sâu bệnh
    5. 5.5 Cắt tỉa
  7. 6/ Cách nhân giống hoa ngũ sắc
  8. 7/ Kỹ thuật tạo dáng bonsai cho hoa ngũ sắc

1/ Đặc điểm của hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc có tên khoa học là Lantana camara thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Mỹ và lan truyền ra nhiều khu vực trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, loại cây này dễ bắt gặp ở dọc những cánh rừng hoặc ven đường, nhiều địa phương gọi với những cái tên khác như trâm ổi, tứ thời, tứ quý,… Cây hoa ngũ sắc thuộc loại cây thân gỗ bụi, có chiều cao từ 0,3 – 2m, thân màu xanh lúc còn non và chuyển sang nâu khi về già. Lá trâm ổi hình trái xoan, nhọn ở đầu lá, phần cuống lá có hình tim hoặc tròn, lá mọc đối, mặt dưới lá có lông bao phủ, phần viền lá có răng cưa. Hoa ngũ sắc mọc thành chùm với nhiều bông hoa nhỏ kết lại, mỗi bông hoa gồm 4 cánh tạo thành một hình tròn lõm ở giữa, màu sắc hoa đa dạng từ vàng, cam, trắng, tím đến đỏ, cũng vì vậy mà hoa được đặt với tên gọi hoa ngũ sắc. Cây trâm ổi này có thể nở hoa quanh năm nếu không gặp sương giá, cây rất sai hoa. Qủa trâm ổi có mùi thơm như quả ổi, màu xanh mềm, già có màu đen, hạt cứng và hơi xù xì.

2/ Điều kiện sinh trưởng của ngũ sắc

Hoa ngũ sắc có nguồn gốc mọc dại nên sức sống mãnh liệt, khả năng phát triển nhanh. Cây có thể chịu khô hạn và đất nghèo dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên nếu đã đưa loại cây này về vườn nhà thì cần lưu ý một vài đặc điểm giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Là loại cây ưa ánh sáng mạnh, ánh sáng càng nhiều hoa nở càng đẹp và màu sắc sặc sỡ, số giờ nắng tối thiểu trong ngày từ 6 tiếng trở lên. Cây sinh trưởng tốt khi nhiệt độ từ 12 độ C, cây có khả năng chịu sương giá nhẹ nhưng nếu gặp sương giá trong thời gian dài, nhiệt độ dưới âm độ cây sẽ chết. Đất trồng hoa ngũ sắc có độ pH hơi chua, có độ thoát nước tốt.

3/ Ý nghĩa phong thủy của hoa ngũ sắc

Với những đặc điểm mô tả trên về hoa ngũ sắc, chúng được nhiều người tìm mua và làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Sức sống mãnh liệt của cây hoa ngũ sắc thể hiện sự mạnh mẽ, ý chí vươn lên. Cây ngũ sắc còn thể hiện đức tính lao động cần cù, chăm chỉ của người lao động Việt Nam. Biểu tượng cho sự hài hòa, cân bằng cuộc sống cũng là một hình ảnh phong thủy mà loại cây này sở hữu. Những người sở hữu loại cây này được cho là biết trân trọng cuộc sống và hướng về tương lai tốt đẹp phía trước.

4/ Chuẩn bị trồng hoa ngũ sắc

4.1 Đất trồng

Cây ngũ sắc không ưa ẩm ướt do đó phải lựa chọn đất trồng có độ thông thoáng, thoát nước tốt, phối trộn đất thịt với cát hoặc xơ dừa để tạo độ xốp. Đất phải được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ như trộn thêm phân chuồng hoai hoặc phân trùn quế.

4.2 Vị trí trồng

Vị trí trồng cây rất quan trọng vì cây ưa ánh sáng toàn phần hoặc bán phần. Cây có thể phát triển được trong bóng râm nhưng khả năng cho hoa sẽ bị hạn chế. Nên trồng cây ở nơi nhận được nhiều ánh sáng như ban công, sân vườn, hàng rào…

4.3 Cây giống

Cây giống hoa tứ thời phổ biến ở nhiều khu vực với nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Cây giống nhỏ sẽ có mức giá rẻ hơn những cây trưởng thành hoặc cây bonsai. Khi chọn cây giống cần lựa chọn những cửa hàng có uy tín và cây sinh trưởng khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

hoa ngu sac 1Cây hoa ngũ sắc trồng trong chậu

4.4 Cách trồng hoa ngũ sắc

Trồng cây ngũ sắc có thể được thực hiện quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa Xuân, đây là khoảng thời gian khí hậu mát mẻ, hài hòa nhất. Nếu trồng trong chậu hãy lưu ý đến kích thước chậu, chậu quá nhỏ sẽ làm bí bộ rễ cây, rất dễ bị úng và cây phát triển chậm. Đổ giá thể ngập ⅔ chậu sau đó đặt cây vào giữa chậu và phủ thêm một lớp đất đầy miệng chậu, ấn nhẹ xung quanh gốc rồi tưới nước giữ ẩm. Khi cây phát triển mạnh, chậu trồng không còn phù hợp, nên tiến hành thay chậu mới to hơn để cây tiếp tục phát triển, tỉa bớt rễ cây trước khi sang chậu mới.

5/ Cách chăm sóc hoa ngũ sắc

5.1 Ánh sáng

Đảm bảo cây hoa ngũ sắc được đặt ở nơi có đầy đủ ánh sáng ít nhất 6 giờ/ngày. Nếu trồng trong bóng râm cây chỉ phát triển thân lá, khả năng ra hoa ít, cây sẽra hoa không đẹp.

5.2 Nước

Cây ngũ sắc có thể chịu khô hạn nhưng không chịu ngập úng. Vì vậy không được để nước quá nhiều trong chậu, chậu trồng phải thoát nước tốt. Vào mùa ra hoa mà cây vẫn chưa có hoa nở, hãy thử bằng cách tưới thêm nước cho cây.

5.3 Bón phân

Các loại phân hữu chơ chưa qua xử lý đều không tốt cho cây hoa tứ thời, mặc dù chúng có tác dụng rất khả quan trong thời gian đầu nhưng sau đó cây sẽ héo và chết. Nên sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý và được ủ hoai mục, loại bỏ sạch mầm bệnh và hạt cỏ trong phân. Ngoài ra phân trùn quế có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp độ xốp và dinh dưỡng cũng như độ ẩm cho cây, định kỳ bón phân cho cây 1 tháng/1 lần. Lưu ý đây là loại cây không yêu cầu nhiều về dinh dưỡng, nếu bạn cho cây ăn phân nhiều sẽ làm giảm sự phong phú của hoa.

5.4 Sâu bệnh

Hầu như cây ngũ sắc có thể phát triển tốt trong điều kiện bị sâu hại tấn công, nhưng nếu mật độ gây hại cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cây và ra hoa không đẹp. Một số loài gây hại chính trên hoa ngũ sắc lần lượt là rệp, bọ ren, phấn trắng và nhện đỏ. Nên phòng trừ sâu bệnh gây hại bằng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.

5.5 Cắt tỉa

Việc cắt tỉa đối với những cây hoa ngũ sắc lâu năm là cần thiết, cắt tỉa thúc đẩy cây ra cành mới và hoa ở mùa sau. Nếu muốn làm trẻ hóa cây, bạn có thể cắt thân cây cách mặt đất 1m. Cây sẽ cho quả sau khi hoa tàn, nếu bạn không muốn cho chúng xuất hiện quả thì hãy tiến hành cắt bỏ hết hoa già trên cây. Lưu ý không tỉa lá quá nhiều khi cây đang ra hoa, điều này làm cho cây trở nên suy yếu và không có sức phục hồi.

6/ Cách nhân giống hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc được nhân giống bằng hạt là chủ yếu. Hạt của hoa tứ thời sẽ chín và tự rụng, lúc này thu thập hạt về và phơi khô, loại bỏ phần vỏ rồi bảo quản ở nơi kín gió, khô thoáng. Trước khi trồng nên tiến hành gieo hạt 6 – 8 tuần trước đó. Hạt giống khá cứng nên phải ngâm nhiều giờ trong nước ấm (khoảng 24 giờ) trước khi gieo. Tiến hành gieo hạt vào các chậu nhỏ đã chuẩn bị sẵn giá thể, 1 – 2 hạt/chậu, tưới nước giữ ẩm, hạt sẽ nảy mầm trong vòng một tháng. Cây con đủ tiêu chuẩn đem ra trồng khi chúng phát triển khỏe mạnh, cứng cáp.

7/ Kỹ thuật tạo dáng bonsai cho hoa ngũ sắc

Cây ngũ sắc được nhiều người ưa chuộng tạo dáng bonsai bởi màu sắc hoa đẹp và đa dạng. Cây có đủ tiêu chuẩn tạo dáng bonsai thường là những cây mọc dại, có thân to, xù xì. Chúng được đem về và cắt ngang thân, sau đó ngâm toàn bộ phần rễ vào nước trong 30 phút. Tiếp theo vùi gốc vào cát và tưới nước giữ ẩm, để ở nơi thoáng mát. Sau khoảng 1 tháng cây sẽ bật lên những mầm mới, khi mầm phát triển lớn dần sẽ tiến hành ghép nhiều loại hoa ngũ sắc với nhau để tạo nhiều màu theo ý muốn. Cây có thể tạo các dáng bonsai khác nhau như dáng trực, dáng huyền hay dáng thác đổ, với giá trị lớn gấp nhiều lần so với cây trồng thông thường.

Bài viết trên đây hy vọng giúp bạn tìm hiểu cây hoa ngũ sắc là gì và cách trồng, chăm sóc cho cây phát triển tốt, ra hoa đẹp. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng gọi đến Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ tư vấn bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

  • Cây hoa anh đào: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật
  • Cây sầu riêng: Đặc tính, cách trồng, chăm sóc sầu riêng đúng chuẩn
  • Cách trồng hoa giấy nhiều màu đẹp nhất
  • Bí quyết trồng và chăm sóc lan hoàng dương đầy đủ nhất
  • Cách trồng và chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! Đánh giá bài viết

Từ khóa » Cây Hoa Ngũ Sắc Rừng