Hoa ô Môi - Tác Dụng Và ý Nghĩa Sâu Sắc ít Ai Biết đến
Có thể bạn quan tâm
Hoa ô môi – Loài hoa có thể khiến nhiều người phải tò mò ngay từ cái tên gọi, nó còn được biết đến với cái tên gọi khác là “hoa anh đào miền Tây”. Trong cái nắng mùa hạ đầu tháng 4, những chùm ô môi hồng thắm lung linh trong gió khiến tâm hồn con người cũng trở nên dịu dàng hơn. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về đặc điểm và ý nghĩa của hoa ô môi thì hãy tham khảo ngay bài viết của Hoa Tươi 9x nhé.
[related_posts_by_tax title=""]Giới thiệu về hoa ô môi
Nguồn gốc xuất xứ
Ô môi là loài thực vật có tên gọi khoa học là Cassia grandis L.f, thuộc phân họ Vang, giới Plantae. Cây ô môi có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có thân gỗ cao khoảng 10 – 20m nên rất thích hợp với đất miền Tây Nam Bộ. Nếu bạn có dịp đến đây sẽ thấy hoa ô môi nở rộ trên khắp nẻo đường miền Tây như Đồng Tháp, An Giang,…
Ở mỗi vùng có một cách lý giải về cái tên ô môi, có nơi cho rằng bên trong trái chữa nhiều ô mà mỗi ô là một phần thịt của trái nên được gọi là ô môi. Còn có nơi thì gọi vì trái ô môi có thể làm cho môi của bạn chuyển từ màu đỏ sang màu đen thẫm (màu đen trong tiếng Hán là ô).
Đặc điểm hình thái cây ô môi
Có thể với nhiều người, đây là lần đầu tiên nghe đến cái tên ô môi. Tuy nhiên đây là loại cây có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây, mang nét dân dã và gắn liền với tuổi thơ của trẻ em ở miền sông nước. Để giúp bạn dễ hình dung hơn thì sau đây Hoa Tươi 9x sẽ giới thiệu đặc điểm hình thái cây ô môi chi tiết:
- Thân cây gỗ cao khoảng từ 10 – 12m, vỏ thân nhẵn, những cành già thì có màu nâu đen còn những cành non có lông màu rỉ sắt.
- Lá kép với hàng chục đôi lá được phủ lông mịn, có chiều dài khoảng 7 – 12cm, chiều rộng 4 – 8cm.
- Quả ô môi hình trụ dài, hình lưỡi liềm có màu nâu đen, chiều dài 40 – 60cm, đường kính khoảng 3 – 4cm. Mỗi quả có 50 – 60 ô, trong các ô có chứa một hạt dẹt và quanh hạt có cơm màu nâu đen, mùi hắc nhưng lại có vị ngọt.
- Ban đầu có thể bạn có thấy trái cây ô môi hơi giống trái của hoa phượng, tuy nhiên kích thước nó to hơn. Quả ô môi chín mang về đặt dưới nền nhà vài hôm là có thể ăn được. Càng để lâu thì ăn càng ngon hơn, vị ngọt đậm đà lạ miệng mà không loại quả nào có được.
- Hoa ô môi mọc thành từng chùm, có màu hồng rực rỡ nhưng không kém phần bình dị, nhẹ nhàng. Hoa mọc tự nhiên và nở rộ nhất là vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 mỗi năm.
Ý nghĩa của hoa ô môi
Theo tương truyền, nhắc đến hoa ô môi thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến câu chuyện tình yêu sắc son của người Khơ – me. Có một tiểu thư đài cát phải lòng một chàng trai nhà nghèo, họ bị gia đình ngăn cấm vì không môn đăng hộ đối. Chàng trai buồn lòng cho nên đã bỏ đi biền biệt, nàng đi tìm chàng đến kiệt sức rồi gục chết hoa thân thành cây ô môi.
Cây ô môi được mệnh danh là loài hoa tình yêu, của người con gái thủy chung son sắc. Dù cho có muôn trùng khó khăn, gian truân thì chỉ cần còn hi vọng là còn muốn cố gắng, tuy nhiên vẫn mang chút buồn tủi, cô đơn.
Những chùm hoa ô môi hồng thắm được ví như nét đẹp tinh khôi, nhẹ nhàng của người con gái. Họ có một tâm hồn vô cùng thuần khiết và khi yêu thì yêu hết mình, luôn lo lắng và muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Cũng chính bởi vì ý nghĩa này mà nhiều người khi nhìn thấy hình ảnh những chùm hoa ô môi rung rinh trong gió thì tâm trạng có chút gì đó xao xuyến, lắng động.
Tác dụng của cây ô môi
Làm cây cảnh
Về miền Tây mà đặc biệt là An Giang, Vĩnh Trạch thì bạn có thể dễ dàng thấy được những con đường được dệt một màu đỏ hồng tươi thắm trên khắp nẻo đường. Những cây ô môi hoàn toàn mọc tự nhiên mà không có sự can thiệp từ con người. Rất nhiều nhóm bạn trẻ tìm đến những con đường ngập sắc hoa ô môi để chụp ảnh “sống ảo”, ngắm nhìn sắc hồng của hoa cũng sẽ giúp cho bạn thêm phần vui vẻ, thư giãn nữa đấy.
Sử dụng để làm những món ăn độc đáo
Trái ô môi có vị ngòn ngọt, cay nồng và có mùi hương rất đặc biệt không lẫn vào đâu được. Bạn có thể ăn phần thịt của quả hoặc lấy hạt để nấu chè. Hạt ô môi nấu cùng đường thốt nốt, nước dừa xiêm mát lạnh sẽ là món giải khát lý tưởng trong những ngày hè oi bức.
Tác dụng chữa bệnh hiệu quả
Trong quả ô môi có chứa chất nhày, calci oxalat, tanin, glucid, chất nhựa, tinh dầu,… Bạn có thể sử dụng quả để ngâm rượu giúp chữa trị nhiều bệnh khác nhau như:
- Chữa trị đau thấp khớp.
- Trị đau lưng, đau xương ở người già.
- Dùng làm thuốc bổ.
- Giúp tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng và ngủ ngon hơn.
- Lá ô môi có thể chữa lang ben, lở ngứa da, hắc lào.
Bài viết đã đi tìm hiểu cụ thể về ý nghĩa và tác dụng của hoa ô môi, hi vọng đây sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người. Nếu bạn còn thắc mắc về loại cây này thì có thể liên hệ trực tiếp đến Hoa Tươi 9x để được giải đáp nhé.
5/5 (1 Review)Từ khóa » Hoa ô Môi Nở
-
Nguồn Gốc, đặc điểm Và ý Nghĩa Của Hoa ô Môi Miền Tây Nở Rộ Cực ...
-
Mùa Hoa ô Môi Hồng Rực Rỡ ở Miền Tây - VnExpress Du Lịch
-
Hoa ô Môi được Mệnh Danh Là "hoa Anh đào Của Miền Tây" - YouTube
-
Ô Môi Là Cây Gì Mà Có Hoa đẹp Nhức Nhối, Lại được Coi Là Vị Thuốc ...
-
Tuyến đường Hoa ô Môi Nở Rộ, Khoe Sắc - Báo Đồng Tháp
-
MÙA HOA Ô MÔI NỞ RỘ TRÊN ĐẤT CỐ ĐÔ
-
Miền Tây Rực Rỡ Mùa Hoa ô Môi - Fantasea Travel
-
Tháng Ba Mùa ô Môi Nở
-
IVIVU - [ Mê Mệt "CON ĐƯỜNG HOA Ô MÔI NỞ RỘ" ở Đồng Tháp...
-
Cảnh đẹp Hoa Ô Môi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
-
Về Miền Tây Ngắm Vẻ đẹp Dung Dị Của Bông Và Trái ô Môi
-
Về Miền Tây Ngắm Hoa ô Môi Hồng Rực Rỡ, Một Lần đến Là Ngất Ngây ...
-
Tháng Ba, Nhớ Chị Và Màu Hoa ô Môi