Hoa Phong Lan Có Những Loại Nào, Cách Nhận Biết Và Kỹ Thuật Trồng
Có thể bạn quan tâm
Hoa phong lan là một nhánh thuộc họ nhà Lan (Orchidaceae), đây là họ có sự phân bố mạnh mẽ và xuất hiện nhiều nhất ở trên thế giới hiện nay. Có khoảng hơn 22.000 giống lan đã được khám phá và công nhận khắp thế giới, do đó việc nuôi trồng hoa phong lan hiện nay ở nước ta là vô cùng dễ dàng với đầy đủ các loài phong phú.
Hình ảnh hoa phong lan đẹp
Cách nhận biết các loại hoa phong lan
1. Căn cứ vào môi trường sinh sống của hoa phong lan
Dựa vào điều kiện môi trường sống của hoa phong lan mà ta có 3 loại chính sau đây:
- Địa lan: Là loài thân thảo sống ở ngoài trời và trong môi trường đất tự nhiên. Loại lan này ưa khí hậu nhiệt đới, ánh sáng cho nên thường được trồng ở ngoài sân vườn, hiên nhà, những nơi râm mát… để làm cảnh hoặc trang trí tô điểm cho không gian sống xung quanh.
- Phong lan: Là tên gọi của loại lan được trồng trên giàn treo thay vì sống trong đất chậu như địa lan. Đây là loại lan có khả năng leo bám tốt, tuy nhiên lại rất tốn công chăm sóc và nuôi dưỡng nhưng lại có vẻ đẹp độc đáo ít có loài thực vật nào khác có được. Do đó đây là loại lan được ưa chuộng nhất hiện nay.
- Bán địa lan: Là loại lan pha trộn giữa hai loại phong lan và địa lan, vừa có thể sống ở trong đất chậu thông thường, lại vừa có thể trồng ở giàn leo. Đây là kết quả của quá trình nhân giống lan rộng rãi ở nước ta.
2. Căn cứ vào đặc điểm hình thái của hoa phong lan
Dựa vào đặc điểm hình thái của hoa phong lan mà chúng được chia thành hai loại chính:
- Nhóm hoa đơn thân: Cụ thể là ở các hoa như lan hồ điệp, lan Luisia, lan Vanda,... Chúng có lá dẹt hoặc tròn, mọc thành hai hàng đối xứng nhau.
- Nhóm hoa đa thân: Cụ thể là ở hoa địa lan, lan Vũ nữ,... Chúng cho ra hoa liên tục và hoa thường nở ở đầu ngọn hoặc trên đỉnh của cây.
Tên các loại hoa phong lan rừng hiện nay
Như đã đề cập ở trên, ở Việt Nam hiện nay nuôi trồng khoảng hơn 500 loại phong lan khác nhau. Do đó để liệt kê tên của các loại hoa trong bài viết này thực sự rất nhiều, chúng tôi sẽ chỉ liệt kê những loại hoa phong lan chủ yếu được nhiều người trồng và ưa chuộng hiện nay.
1. Lan hồ điệp
Lan hồ điệp có tên khoa học là Phalaenopsis, đây là một trong những loại hoa phong lan phổ biến và nổi bật nhất ở nước ta hiện nay. Không chỉ có màu sắc sặc sỡ với đủ thể loại màu khác nhau, lan hồ điệp còn được dùng để trang trí phòng khách, ban công hay làm quà tặng nhau nhân những dịp đặc biệt. Loại lan này có khả năng thích nghi với sự thay đổi của khí hậu tốt.
Hình ảnh hoa lan hồ điệp
2. Lan vũ nữ
Lan vũ nữ có tên khoa học là Oncidium, đây là loại lan rất mỏng manh nhưng lại có một vẻ đẹp vô cùng cuốn hút, hệt như những vũ công vậy. Màu sắc của lan vũ nữ cũng vô cùng đa dạng với hơn 25 loại màu khác nhau, tạo nên nét nổi bật cho loài lan độc đáo này.
Hình ảnh hoa lan vũ nữ
3. Lan Vanda
Lan Vanda là loài lan vốn có xuất xứ từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây, nhưng đã trở nên vô cùng thu hút nhiều người muốn trồng vì vẻ đẹp quyến rũ và độc đáo mà nó mang lại. Theo như thống kê, hiện có khoảng 50 loại hoa phong lan Vanda khác nhau trên toàn thế giới.
Hình ảnh hoa lan Vanda
4. Lan Hoàng Thảo
Lan Hoàng Thảo là một trong số những loại lan có hình dạng vô cùng độc đáo và được nhiều dân chơi lan lâu năm ưa chuộng. Điểm nổi bật của loài lan này đó là cây có giả hành dài, lá phát triển trên toàn bộ giả hành. Kích thước của hoa khá lớn, cụm hoa ít, cánh môi phẳng.
Hình ảnh hoa lan Hoàng Thảo
5. Lan Cattleya
Loài hoa phong lan Cattleya vốn có nguồn gốc từ Mexico và phía tây Ấn Độ. Hoa được du nhập vào Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây và đã trở thành một thú vui không thể thiếu của dân nghiện trồng lan. Hoa lan Cattleya nở hoa hai lần mỗi năm, chúng có nhiều màu sắc khác nhau và có thể nở rộ khi được cung cấp ánh sáng đầy đủ.
Hình ảnh hoa lan Cattleya
6. Lan chi Ngọc Điểm
Lan Ngọc Điểm hay còn được biết đến là lan tai trâu. Loại lan này phát triển hoa nở theo chùm buông xuống, lá dày và dài, mỗi chùm hoa có đến hàng chục bông hoa con. Lan Ngọc Điểm có điểm nổi bật đó là mùi hương dễ chịu và rất dễ trồng, chăm sóc.
Hình ảnh hoa lan Ngọc Điểm
7. Lan Căn Diệp
Lan Căn Diệp hay lan Đại Diệp là loại lan có kích thước gần như nhỏ nhất trong các loài hoa phong lan hiện nay. Cuống hoa của lan chỉ dài khoảng 1-5cm và hơi cong, kích thước hoa lan Căn Diệp nhỏ và thường có màu xanh nhạt hoặc da cam.
Hình ảnh hoa lan Căn Diệp
8. Lan Sato
Lan Sato là loài địa lan vô cùng phổ biến với hơn 44 loài được tìm thấy hiện nay. Chiều cao lớn nhất mà loài lan này có thể đạt được lên đến 3 mét. Loài hoa phong lan này ưa lạnh và phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 15-25 độ C.
Hình ảnh hoa địa lan Sato
9. Quế Lan hương
Quế Lan hương được mệnh danh là vua mùi hương của các loài hoa phong lan hiện nay bởi hương thơm cực kỳ quyến rũ không thể nào quên. Do đó loài lan này được nhân giống và nuôi trồng bởi rất nhiều nghệ nhân chơi lan ở nước ta.
Hình ảnh hoa Quế Lan Hương
Cách trồng hoa phong lan đúng kỹ thuật
Với những người mới tập chơi hoa phong lan, việc biết được kỹ thuật trồng hoa vô cùng quan trọng nhằm giúp họ có thể tự mình trồng được loại phong lan ưa thích mà giúp cây có thể phát triển khỏe mạnh. Chỉ cần chú ý một số yếu tố sau đây:
- Chọn giống: Với những người mới tập chơi lan, cần chọn loại giống dễ nuôi trồng và phát triển, sinh trưởng tốt lại không hề mắc bệnh. Có thể kể đến như: lan phi điệp, quế lan hương, ngọc điểm,... Còn nếu chọn cành để nhân giống thì cần phải xử lý kỹ trước khi trồng. Sau này khi cành đã bắt đầu phát triển thì mới có thể đem trồng ở trong chậu.
- Thời vụ trồng: Thời điểm tốt nhất để bắt đầu trồng hoa phong lan nên là giai đoạn cuối xuân - đầu hè, tức là từ cuối tháng 3 cho đến tháng 4 hàng năm. Khi này khí hậu mát mẻ giúp cây có thể phát triển tốt hơn.
- Giá thể trồng: Bạn nên tìm chọn những loại giá thể có độ xốp, nhẹ và khả năng giữ độ ẩm tốt như xơ dừa, xỉ than, vỏ gỗ, mùn,...
- Chọn chậu: Bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại chậu nào để trồng hoa phong lan, tuy nhiên cần chọn loại có lỗ dưới đáy và có khả năng thông khí, thoát nước tốt, giúp cây không bị úng rễ.
Chi tiết cách trồng hoa phong lan:
- Cho giá thể trồng lan vào khoảng ⅕ chậu. Đặt những giá thể có kích thước lớn xuống phía đáy chậu trước rồi mới đến giá thể có kích thước vừa và nhỏ lên trên. Giữ cho chiều cao giá thể trong chậu thấp hơn so với mép chậu từ 1 đến 2 cm.
- Nếu bạn định trồng loại hoa phong lan đa thân thì nên cắm một chiếc cọc nhỏ ở mép chậu để giúp cành lan được đứng vững vì nó khá yếu và dễ gãy. Còn nếu là hoa phong lan đơn thân thì cắm cọc ở giữa chậu. Kế đến dùng dây buộc lan cố định vào cọc.
- Không được đặt phần gốc cây phong lan nằm ở sát dưới đáy chậu mà chỉ để ở lưng chừng giữa lớp giá thể mà thôi. Còn lớp phía trên thì phủ thêm một lớp xơ dừa để tăng độ ẩm cho hoa.
- Với cây lan còn non bạn nên thiết kế giàn che nắng để giảm bớt cường độ ánh sáng tránh làm khô héo cây. Cho đến khi nào rễ non bắt đầu phát triển thì mới tháo bớt giàn che nắng ra để cây đón nắng tốt hơn.
Cách chăm sóc hoa phong lan
- Ánh sáng: Hoa phong lan là loài ưa bóng mát, thoáng đãng, phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20-25 độ C. Do đó nó không cần quá nhiều ánh sáng từ mặt trời. Bạn chỉ cần cho lan tắm nắng vừa phải một cách thường xuyên để giúp cây quang hợp tốt là đủ. Tuy nhiên có một số loài lan lại ưa sáng và thích nghi tốt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để trồng lan nên từ 20-25 độ C, không nên để thấp quá khi mà cây vẫn còn non bởi sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển.
- Nước tưới: Hoa phong lan rất cần nước, nhất là trong giai đoạn đâm chồi và ra hoa. Tuy nhiên chỉ cần tưới từ 1-2 lần/tuần để tránh làm tích nước gây úng rễ cây. Nên kết hợp với các giá thể trồng có khả năng giữ ẩm để tiết kiệm lượng nước tưới.
- Cắt tỉa: Nên cắt tỉa bớt cành lá thừa và những cành đã có hoa héo tàn để đảm bảo tập trung dinh dưỡng cho những bông khác có thể phát triển tốt.
- Bón phân: Bón phân bổ sung cho cây sau quá trình cắt tỉa để cây có thể hồi phục nhanh chóng. Hãy tưới phân NPK 20–20–20 cùng với một số loại phân hữu cơ khác để bón thúc. Sau đó vài tháng, cây đã khỏe trở lại thì hãy tiến hành bón thúc tiếp để cây có thể mau ra hoa. Bón xen kẽ phân NPK 20–20–20 hoặc 10–30–30.
Chăm sóc hoa phong lan đúng cách sẽ giúp hoa nở đẹp và rực rỡ
Ý nghĩa hoa phong lan trong đời sống
- Hoa phong lan mang vẻ đẹp quý phái và cực kỳ quyến rũ, thường được quý tộc và vua chúa ngày xưa nuôi trồng để thưởng lãm. Do đó chúng là biểu tượng cho sự giàu sang, quyền quý của gia chủ.
- Hoa phong lan là loài hoa tượng trưng cho sự nữ tính của người con gái, vẻ đẹp của tình yêu trong sáng của lứa đôi, ...
- Bên cạnh đó, hoa phong lan trắng còn là biểu tượng cho trí tuệ, sự thuần khiết, thanh tao và cả sự khiêm tốn nữa. Phong lan còn mang ý nghĩa về sự chân thành, lòng tốt và sự thật.
- Nhiều người thường tặng hoa phong lan nhân ngày khai trương như một lời chúc về sự khởi đầu mới thành công, vạn sự như ý. Đây cũng là một món quà tết rất độc đáo và đầy ý nghĩa của các gia đình.
Nấu chuối tưới cho phong lan, 1 tuần sau rễ mọc chi chít hoa tuôn như suối Nếu chế biến tốt, chuối có thể trở thành một loại phân bón rẻ tiền, hiệu quả, giúp cây lan sinh trưởng và phát triển xanh tốt quanh năm. Bấm xem >>Từ khóa » Nhận Biết Hoa Lan
-
Cách Nhận Biết Các Loại Hoa Phong Lan Đơn Giản
-
Cách Nhận Biết Các Loại Phong Lan Và Kỹ Thuật Trồng Phù Hợp
-
Cách Nhận Biết Các Loại Hoa Phong Lan đơn Giản, Dễ Nhớ 2021
-
Nhận Biết 30 Loại Phong Lan Thường Gặp - YouTube
-
Nhận Biết Các Loại Hoa Phong Lan Phổ Biến Nhất ở Việt Nam
-
Cách Nhận Biết Các Loại Hoa Phong Lan Cho Người Mới Chơi Lan
-
Nhận Biết Hoa Lan Rừng: Giả Hạc Hay Trầm Rừng? - Vườn Lan
-
Làm Thế Nào để Nhận Biết Phong Lan Hoàng Thảo U Lồi
-
Phân Loại Và Một Số Giống Hoa Lan Dễ Trồng Tại Nhà
-
Cách Nhận Biết Mùa Nghỉ Của Hoa Phong Lan - Vườn Lan
-
Cách Nhận Biết Hoa Lan "xịn" Và 4 Bí Quyết Mua Hoa đẹp đón Xuân
-
PHÂN BIỆT Tất Tần Tật Các Loại Phi Điệp Thường Gặp
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Hoa Lan đang Có Quá Nhiều Hay Quá ít Nước?