Hoa Phù Dung Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Vị Thuốc Quý

1. Đặc điểm của cây hoa phù dung

Cây phù dung trong dân gian còn được gọi là mộc liên hoa, sương giáng hoa, tam biến hoa, địa phù dung, đại diệp phù dung...

Tên khoa học là Hibiscus mutabilis L.thuộc họ Bông (Malvaceae).

Phù dung là một cây nh, cao chừng 2 - 5m, cành mang lông ngắn hình sao. Lá 5 cánh, phía cuống lá hình tim, đường kính lá có thể đạt tới 15cm, mép lá có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông hơn. Hoa lớn, mọc đơn độc hoặc tụ lại thành chùm. Hoa phù dung có đặc điểm khi mới nở vào buổi sáng hoa có màu trắng, đến chiều thì ngả màu hồng đỏ (do trong lá có chất anthoxyanozit). Quả hình cầu, có lông màu vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nếp nhăn nhỏ, mang lông dài.

Để làm thuốccắt lấy phiến lá, phơi âm can, cho khô trong bóng râm, bảo quản tránh ẩm mốc, dùng dần. Hoa thường hái vào lúc hoa nở, phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Rễ chỉ nên đào khi cần thiết.photo-1637850298827

Cây phù dung cây hoa, cây thuốc

2. Công dụng làm thuốc của cây hoa phù dung

Lá và hoa phù dung tươi giã đắp mụn nhọt đang mưng mủ để giảm đau và hút mủ. Có thể dùng lá hoặc hoa phơi khô tán nhỏ, khi dùng thêm nước chè đặc, trộn đều thành một thứ bột sền sệt, đắp lên chỗ sưng đau, băng lại. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác. Nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)Nội dung

  • 1. Đặc điểm của cây hoa phù dung
  • 2. Công dụng làm thuốc của cây hoa phù dung
  • 3. Bài thuốc từ cây hoa phù dung

Một công trình nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc khi dùng cao mềm hoa phù dung 20 % điều trị trên 300 ca mụn nhọt, áp - xe cho thấy: Thuốc có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, chống phù nề và khử mủ khá tốt, thông thường chỉ sau 1 lần đắp cảm giác thuyên giảm rõ rệt, sau 3-7 lần vết thương sạch mủ và dần hồi phục.

Tên thuốc từ cây phù dung là "thanh lương cao", "thanh lộ tán", "thiết cô tán" chủ trị ung nhọt như phát bối, nhũ ung (viêm tuyến vú), chín mé, bệnh zona ("giời leo")... với thành phần: Lá hoặc hoa phù dung phơikhô nghiền bột mịn, trộn với mật ong bôi vào nơi tổn thương để hở đầu nhọt, thuốc khô thì thay.("Bản thảo cương mục" - Lý Thời Trân).

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thuốc từ cây phù dung có tác dụng ức chế khá mạnh đối với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết và trực khuẩn mủ xanh; với trực khuẩn thương hàn và coli cũng có tác dụng ức chế ở mức độ nhất định.

Theo y học cổ truyền, lá phù dung vị cay, tính bình, có tác dụng làm mát huyết, giải độc, tiêu sưng, giảm đau, dùng trong các trường hợp mụn nhọt đau nhức, đau mắt đỏ, bệnh zona (giời leo), vết thương phần mềm.

Hoa phù dung, hơi cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, giải cảm, tiêu độc, trừ phù thũng, dùng trong các trường hợp phế ung (áp xe phổi), ho do phế nhiệt (tạng phế bị nóng), thổ huyết (ho ra máu), kinh nguyệt không đều, khí hư (bạch đới)...photo-1637850302183

Hoa phù dung được đưa vào sử dụng làm thuốc

3. Bài thuốc từ cây hoa phù dung

Chữa cảm mạo: Hoa hoặc lá phù dung 30g, hậu phác 3g. Sắc kỹ 2 lần lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa ho do hư lao: Hoa phù dung 60-120g, lộc hàm thảo (Pyrola rotundifolia L. ) 30g, đường đỏ 60g, hầm với tim và phối lợn ăn.

Chữa phế ung (áp - xe phổi): Hoa phù dung 30g sắc uống. Có thể cho thêm 10-20g đường phèn.

Trị xuất huyết tử cung, rong kinh, kinh nguyệt kéo dài: Hoa phù dung 9-30g sắc uống, hoặc hoa phù dung và gương sen (liên phòng) lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 6g với nước cơm.

Trị kinh nguyệt không đều: Hoa phù dung hoặc vỏ rễ 9-12g, sắc uống.

Chữa thống kinh: Đế hoa phù dung 7 cái, sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút đường phèn rồi uống.

Khí hư (bạch đới): Hoa phù dung 10 đóa, sắc uống.

Viêm âm đạo: Hoa hoặc lá phù dung 1000g, sắc kỹ lấy 1000ml nước thuốc, bỏ bã, để nguội, cho thêm benzoic acid 0,3 %, sau đó dùng dịch chiết hoa phù dung ngâm rửa kỹ, mỗi ngày 1 lần.

Hoặc dùng bài: Lá phù dung tươi khoảng 500g, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày một lần, làm liên tục 5 - 7 ngày

Chữa viêm tuyến vú: Hoa, lá hoặc rễ phù dung sắc uống hoặc giã nát đắp vào nơi tổn thương.

Chữa zona (giời leo), vết thương do ong đốt, rắn cắn, côn trùng cắn:Lá hoặc hoa phù dung, âm can (khô), tán bột, trộn với dầu vừng, bôi vết thương, ngày 3 lần.

Chữa bỏng nhẹ:Hoa phù dung tươi, ngâm với dầu ăn, khi hoa chìm xuống, lọc lấy dầu, bỏ bã, đựng vào lọ kín dùng dần. Bôi nhẹ vào vết bỏng, ngày 3 lần.

Chữa ho ra máu:Hoa phù dung 10 đóa, sắc nước uống trong ngày.

Trị trẻ em hay đầy bụng do giun: Hoa phù dung hái lúc còn màu trắng, phơi khô trong bóng râm rồi thái nhỏ nấu canh với gan gà cho trẻ ăn hàng ngày.

Chữa mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú:

Thuốc uống trong: Hoa phù dung 30g, đan bì 15g, sắc uống.

Thuốc dùng ngoài: Dùng một trong số các bài thuốc sau:

Bài 1: Hoa và lá phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm theo tỷ lệ 1: 4 rồi đắp lên tổn thương, ngày 1 lần hoặc cách ngày thay thuốc một lần.

Bài 2: Lá phù dung, phơi khô, nghiền mịn, ké đầu ngựa (thương nhĩ tử), sao tồn tính, hai thứ lượng bằng nhau, nghiền bột mịn, hòa với mật ong trộn đều, bôi vào vết thương.

Bài 3: Hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi bị bệnh.

Bài 4: Hoa hay lá phù dung 1 phần, củ chuối tiêu 2 phần, lá vòi voi (có thể thay bằng rau má tươi) 1 phần, muối ăn một chút, tất cả giã nát rồi đắp lên tổn thương.

Bài 5: Hoa hay lá phù dung 1 phần, lá dâu leo (nho dại) 1 phần, hai thứ giã nát, trộn thêm chút muối rồi đắp vào nơi tổn thương.

Mời bạn xem thêm video:

Tiêm chủng an toàn ở TP.HCM

Từ khóa » Hoa Phù Dung Màu Tím