Hoa Phù Dung Sớm Nở Tối Tàn Lại đổi Màu Sắc Theo Thời Gian
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến tên loài hoa này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nàng tiên Phù Dung xinh đẹp trong truyện cổ tích. Những đóa hoa phù dung sớm nở tối tàn nhưng mang vẻ đẹp hấp dẫn, lôi cuốn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin loài hoa này thì đây là bài viết dành cho bạn. Thông qua bài viết, AVi Việt Nam sẽ cung cấp đầy đủ thông tin từ đặc điểm, ý nghĩa và cả cách trồng cũng như chăm sóc loài hoa đáng yêu này.
Về hoa phù dung
Đặc điểm
Được biết đến với khá nhiều tên gọi khác nhau như Mộc Liên, Địa Phù Dung, Túy Tửu Phù Dung, Cự Sương hay Sương Giáng. Tên khoa học của chúng là Hibiscus Mutabilis L và thuộc họ Cẩm Quỳ (Malvaceae).
Đây là một loài cây thân nhỏ, vỏ thân cây có nhiều xơ sợi. Chiều cao thân cây thường nằm trong khoảng từ 2 – 5m, thường mọc thành bụi. Từ thân đâm ra nhiều cành ngắn và có lông.
Lá cây phù dung có 5 cánh với cuống lá hình trái tim rộng đến 15cm, có gân, xung quanh viền lá có răng cưa. Mặt trên và mặt dưới của lá đều có lông nhưng mặt dưới nhiều lông hơn.
Hoa phù dung thường có kích thước từ 12 – 15cm. Cánh hoa có dạng xốp mềm như hoa giấy và thường nở rộ vào mùa thu và mùa đông. Hiện nay có 2 loại hoa đơn (gồm 5 cánh) và hoa kép (với nhiều lớp cánh).
Loài hoa này khá đặc biệt ở khả năng thay đổi màu hoa theo từng thời điểm trong ngày: sáng hoa có màu trắng, xế chiều chuyển sang màu hồng rồi đêm xuống chúng chuyển màu đỏ sẫm.
Ngoài ra, có giống hoa phù dung thay đổi theo ngày: ngày đầu tiên hoa màu trắng, ngày thứ 2 chúng chuyển sang màu vàng tươi, ngày thứ 3 chuyển màu hồng rồi đến ngày thứ 4 hoa chuyển sang màu đỏ sẫm. Chính nhờ sự thay đổi màu sắc như vậy mà trên mỗi cây lại có nhiều màu hoa khác nhau như những loài hoa ghép rất đẹp mắt.
Quả phù dung có hình cầu, xung quanh quả có lớp lông vàng nhạt. Bên trong có hạt hình như những quả trứng với những nếp nhăn nhỏ.
Hoa phù dung có tác dụng chữa bệnh
Ngoài chức năng làm làm cảnh, trang trí không gian sống thì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng loài hoa này có khả năng chữa được nhiều bệnh. Điển hình những bệnh sau:
- Chữa bỏng, ung nhọt, zona, lẹo mắt;
- Chữa lành vết ong đốt, côn trùng hoặc rắn không độc cắn;
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp, đau sưng do chấn thương;
- Chữa chứng ho ra máu, ho lao, cảm mạo;
- Trị bệnh đau mắt đỏ, viêm kết mạc;
- Chữa chứng sưng vú, viêm tuyến vú;
- Trị kinh nguyệt ra nhiều, rong kinh, thống kinh, trị khí hư, viêm âm đạo;
- Dùng tốt cho những trẻ hay đầy bụng, giun sán…
Ý nghĩa hoa phù dung
Mang vẻ đẹp của những người thiếu nữ u sầu, hoa phù dung khoác trên mình vẻ ngoài đẹp lộng lẫy nhưng ẩn bên trong là nhiều nỗi buồn phiền. Đó là nỗi buồn của những tiểu thư đài cát đầy đủ, sung sướng, được ăn ngon mặt đẹp nhưng suốt ngày quanh quẩn trong cung, không được tiếp xúc với thế giới rộng lớn bên ngoài và cũng chẳng có ước mơ.
Những đóa phù dung sớm nở tối tàn, vòng đời ngắn ngủi chứ không được bền lâu như các loại hoa lan hay cẩm tú cầu,…Đó là thực tế của dòng thời gian vô định, thời gian cứ trôi mà không đợi chờ ai. Đó cũng là tấm gương phản chiếu cuộc đời vô thường, rực rỡ đẹp đẽ đó nhưng chóng tàn phai theo định mệnh.
Theo tích xưa để lại, hoa phù dung là hiện thân của nàng tiên lộng lẫy với gương mặt buồn và chuyện tình của nàng cũng buồn không kém. Nhiều người còn liên tưởng vẻ đẹp của phù dung như tình yêu. Khi thì hạnh phúc, vui vẻ, lúc lại ngụi lạnh, vô tình; khi thì mong ngóng chờ đợi nhưng rồi lại hụt hẫng, chán ngán…
Cách trồng hoa phù dung
Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng
Để trồng loài hoa này, bạn cần chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng có pha ít cát. Đặc biệt là khả năng thoát nước tốt.
Dụng cụ trồng hoa phù dung có thể là chậu hoa kiểng nhưng cũng có nhiều bạn thích trồng ra đất. Miễn sao nơi trồng đảm bảo thoát nước để không úng ngập cây.
Phương pháp nhân giống
Hiện nay có 3 cách nhân giống hoa phù dung phổ biến là giâm cành, tách gốc hoặc chôn cành. Tùy vào tình hình mà bạn lựa chọn phương pháp phù hợp.
Phương pháp giâm cành được thực hiện như sau:
- Thời điểm thích hợp để tiến hành là mùa đông đợi cho cây rụng hết lá.
- Để lại phần gốc 10 – 15cm. Dùng dao thật bén chặt tất cả phần thân trên. Sau đó chặt thành từng đoạn 10 – 15cm.
- Dùng dây bó từng đoạn cành cây hoa phù dung lại với nhau (cỡ 50 cành 1 bó).
- Đào hố giâm cành khoảng 40 x 50cm nhưng nhớ đào nơi có ánh nắng tốt và thông thoáng gió.
- Tiến hành chôn xuống hố đã chuẩn bị, lấp lớp cát tầm 10cm cố định bó cành.
- Siêng tưới nước để giữ ẩm cho mặt cát.
- Đến mùa Xuân, đem cành ra cắm xuống đất, bạn sẽ nhanh chóng thấy mầm non xuất hiện.
Phương pháp tách gốc được thực hiện như sau:
- Thời điểm thích hợp để tách gốc hoa phù dung là cuối tháng 2.
- Bạn nhổ cả cây lên. Sau đó dùng dao bén tách mỗi cụm gốc gồm 4 – 5 thân.
- Trồng lại vào môi trường đất ẩm. Tưới nước thường xuyên.
- Chỉ mất 1 tuần là cây đã bén rễ, đâm chồi và thành cây độc lập.
- Có thể chúng sẽ cho hoa ngay vào mùa đông trong năm luôn.
Phương pháp chôn cành hoa phù dung:
- Vào khoảng tháng 6, tháng 7 bạn có thể tiến hành việc chôn cành.
- Chỉ cần móc đoạn cành dài chôn xuống đất tại chúng khá dễ mọc rễ.
- Khoảng 1 tháng là đoạn chôn dưới đất mọc rễ.
- Đợi cây cứng cáp, rễ phát triển mạnh, khoảng 2 tháng bạn có thể cắt rời cây mẹ.
- Chăm sóc cây con thật kỹ đến mùa xuân đem trồng ra chậu.
Kỹ thuật chăm sóc hoa phù dung
Quá trình chăm sóc cây phù dung cần đến sự tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì để có hoa đẹp. Đây là loài cây ưa sáng, ưa nắng, cần dinh dưỡng tốt, khả năng chịu ẩm cao, chịu được bóng râm nhưng không phù hợp với khí hậu lạnh giá. Bạn hãy lưu ý những điểm sau:
Tưới nước
Bạn cần tưới nước thường xuyên để cung cấp đủ nước cho cây đặc biệt là trong mùa hoa nở. Nếu không đủ nước cây sẽ nhanh già cỗi, hoa yếu ớt.
Tỉa cành
Nếu bạn trồng cây ở những nơi có mùa đông lạnh rét thì nên cắt toàn bộ cành rồi đắp đất lên khi mùa đông đến để cây không bị chết rét. Khi trời ấm áp (khoảng tháng 4) bạn gỡ bỏ lớp đất đắp ra rồi tiếp tục chăm sóc cây. Chúng sẽ đâm chồi, phát triển và cho nhiều hoa trở lại.
Bón phân
Vì cây hoa phù dung ưa đất giàu dinh dưỡng nên bạn nhớ bón phân định kỳ mỗi năm 1 lần cho cây. Dùng phân hữu cơ hoặc phân hóa học tùy thích miễn sao bón đúng cách và đúng liều lượng cây cần.
Bạn nên đào rãnh xung quanh gốc cây, rắc phân vào rãnh, tưới nước rồi lấp đất lại.
Giữ ấm cho cây
Do khả năng chịu rét rất kém nên nếu trồng cây trong chậu, mùa đông bạn nên đem cây vào trong nhà hoặc chọn nơi kín gió để giữ cây chống chọi qua mùa giá rét.
Như vậy đến đây bạn đã được cung cấp nhiều thông tin bổ ích về đặc điểm, ý nghĩa cho đến cách trồng và chăm sóc hoa phù dung. Nếu bạn yêu thích loài hoa này thì đừng ngần ngại, hãy chọn giống và trồng vài chậu trang trí không gian. Chúng có nhiều tác dụng trị bệnh nên biết đâu 1 ngày bạn cần đến sự trợ giúp của loài hoa sớm nở tối tàn này đấy!
Chúc bạn sớm trồng được những chậu hoa thật đẹp!
Từ khóa » Hoa Phù Dung đổi Màu
-
Hoa Phù Dung Có Thể đổi Màu 3 Lần/ngày, Khi Héo úa Là Lúc Bất Ngờ ...
-
Say Trong Ba Sắc Phù Dung Một Ngày
-
Cây Hoa Phù Dung Những Điều Bạn Chưa Biết
-
Hoa Phù Dung - Loài Hoa Sớm Nở Tối Tàn Nhưng Lại Vô Cùng Xinh đẹp
-
Điều đặc Biệt ở Hoa Phù Dung đổi Ba Màu Trong Một Ngày
-
Hoa Phù Dung: Hình ảnh, ý Nghĩa Và Cách Trồng Loài Hoa Sớm Nở Tối ...
-
Cây Hoa Phù Dung đổi Màu(cây Khá To) | Shopee Việt Nam
-
Cây Hoa Phù Dung đổi Màu Hết Hoa Cao 60cm (ảnh Thật) - Shopee
-
Hoa Phù Dung: ý Nghĩa Và Cách Trồng Cây Phù Dung Ra Hoa đẹp
-
Cách Trồng, ý Nghĩa Và Công Dụng Bất Ngờ ít Ai Biết Của Hoa Phù Dung
-
Ý Nghĩa, Tác Dụng & Cách Trồng Cây Hoa Phù Dung - Vườn Mặt Trời
-
Chu Kỳ đổi Màu Của Hoa Phù Dung
-
Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Hoa Phù Dung - Hoa Tươi Thanh Thảo