Họa Sĩ Lê Tiến Vượng: Đã Tới Lúc Nói Về Ngành Công Nghiệp Bìa ...

Báo Phụ Nữ TP.HCM đã có cuộc trao đổi với họa sĩ Lê Tiến Vượng - Trưởng Chi hội Đồ họa 2 (trực thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam), Trưởng ban tổ chức triển lãm - về vấn đề này.

Phóng viên: Đây là lần đầu tiên, ngành mỹ thuật chính thức tổ chức một cuộc triển lãm riêng về bìa sách. Vì sao vậy, thưa họa sĩ?

Họa sĩ Lê Tiến Vượng: Thị trường sách đang nóng lên, nguồn thu từ sách và xuất bản đang ngày càng tăng. Số lượng họa sĩ tham gia vào quá trình sản xuất và thiết kế bìa sách ngày một nhiều trên phạm vi toàn quốc; nhưng chưa có một diễn đàn, một cơ quan, tổ chức nào quy tụ các tác phẩm bìa sách thành một triển lãm. Đồng thời, truyền thông, tiếp cận, lan tỏa những giá trị bấy lâu nay gần như ít được quan tâm. Vì thế, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã đứng ra tổ chức một sân chơi quy mô toàn quốc với tựa đề Nghệ thuật bìa sách Việt Nam.

* Là một người tham gia vào việc thiết kế bìa sách cũng như minh họa cho sách từ lâu, ông nhận thấy bìa sách ở nước ta đã phát triển như thế nào qua các thời kỳ?

- Lịch sử bìa sách cũng thăng trầm, đi từ những cái đơn giản, đến có thể tiếp cận văn hóa và kỹ thuật hiện đại hôm nay. Nó đã hòa nhập tốt xu hướng về sách, cũng như công nghiệp sách của khu vực và thế giới. Chúng ta mừng vì không bị lạc hậu, không bị bỏ lại phía sau trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề văn hóa đọc. Sách là người thầy hỗ trợ, bồi bổ tâm hồn giới trẻ. Để Việt Nam tiến lên phát triển đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, đòi hỏi phải có những con người tri thức, những người yêu sách, mê sách, đọc sách và thích cái đẹp. Hiện nay, chúng ta có những cuốn sách đẹp không kém gì thế giới. Đó là cả một quá trình.

Sau lớp họa sĩ vẽ bìa thuộc thế hệ trước như Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Sỹ Ngọc… là sự tiếp nối của một thế hệ kế cận như Văn Sáng, Trần Đại Thắng, Tạ Huy Long… Đến nay, đội ngũ họa sĩ vẽ bìa sách ngày càng đông đảo, kỹ thuật vẽ ngày càng hiện đại, tiệm cận với bìa sách thế giới, có thể kể ra một số họa sĩ trẻ như Kim Duẩn, Tùng Nâm, Trần Thắng, Bùi Đức, Tạ Quốc Kỳ Nam, Minh Hải, Reiko Miori, Bảo Anh…

* Nhưng thưa họa sĩ, đặt ra câu chuyện ngành công nghiệp bìa sách, liệu có quá sớm và quá tầm với sự phát triển của Việt Nam hiện nay không?

- Theo tôi, đây là lúc chúng ta phải đặt ra câu chuyện này rồi. Bởi lẽ, với doanh thu gần 3.000 tỷ đồng mỗi năm, thì sách thực sự phải là một ngành công nghiệp “khủng”, chứ không phải nói chơi nữa. Muốn công nghiệp hóa, chuyên nghiệp hóa thị trường, thì các quá trình sản xuất, phát hành, lưu thông… những người làm khâu đầu đến khâu cuối, trong đó có những người thiết kế bìa sách, tất cả phải là một cuộc chạy tiếp sức, phải thuần thục, bài bản thì mới thành công nghiệp được.

* Vậy theo họa sĩ, Việt Nam có những tiềm năng gì để phát triển ngành công nghiệp bìa sách?

- So với thế giới thì không dám chắc, nhưng xét ở khu vực châu Á và Đông Nam Á, ngành xuất bản của nước ta đang phát triển tương đối nhanh. Công nghiệp xuất bản của ta không chỉ diễn ra trong nước, mà còn giao lưu dịch sách ra nước ngoài; đặc biệt, chúng ta cũng dịch sách từ nước ngoài vào rất nhiều. Hai khâu đi và đến đặc biệt gắn với thị trường. Tôi nghĩ đây là lúc chúng ta cần bàn kỹ, bàn sâu, thật rõ ràng về công nghiệp xuất bản, trong đó có công nghiệp bìa sách.

Một góc trưng bày của Nhà xuất bản Kim Đồng tại triển lãm Nghệ thuật bìa sách Việt Nam 2022
Một góc trưng bày của Nhà xuất bản Kim Đồng tại triển lãm Nghệ thuật bìa sách Việt Nam 2022

* Sự phát triển của lứa độc giả mới đóng một vai trò như thế nào đối với sự hiện diện và phát triển trong tương lai gần của ngành công nghiệp bìa sách?

- Không chỉ là đối tượng độc giả tiềm năng và đông đảo, các bạn trẻ cùng với tư duy mới mẻ, những góc nhìn hiện đại, năng động ngược lại còn thúc đẩy tư duy, thiết kế bìa sách để ngành này ngày một phát triển, tiệm cận với xu hướng của thế giới. Nền công nghiệp xuất bản phải theo sát và đặc biệt phải dành một sự quan tâm đúng mức đối với các bạn. Để làm được điều đó, các đơn vị làm sách phải tìm hiểu và đọc “vị” của các bạn trẻ là gì; sau đó mới có thể làm ra được những sản phẩm đáp ứng đúng sở thích, nhu cầu của các bạn. Qua đó, nâng cao văn hóa đọc cho giới trẻ.

Vẽ bìa sách ở Việt Nam hiện có thể được xem là một nghề. Các họa sĩ ngày càng có ý thức làm nghề. Tuy nhiên ở Việt Nam, giới nghệ sĩ, giới sáng tác thường phải làm thêm một nghề gì đó mới đủ sống. Tuy chưa thành một hội nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp và chuyên sâu, nhưng trong bức tranh chung đó, có những tác giả bìa sách mà chúng ta yêu thích, đã khẳng định được thương hiệu và có dấu ấn riêng của mình.

Bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam

* Gần đây ta hay nói tới công nghiệp văn hóa, ở đây là công nghiệp bìa sách. Để ý hướng đó được hiện thực hóa, không trở thành hão huyền, đòi hỏi một sự vận hành như thế nào?

- Điều này gắn với các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp. Phải có những diễn đàn trao đổi thường xuyên, có tiếng nói chung giữa người viết, người biên tập, họa sĩ và xuất bản nói chung, để mỗi cuốn sách trở thành một tác phẩm nghệ thuật đến với mọi người. Vì đã là công nghiệp hóa, công nghiệp xuất bản chuyên nghiệp, các khâu phải rõ ràng và nguyên tắc, đặc biệt trả công xứng đáng, để những người làm bìa sách có thể sống được bằng nghề. Vì không sống được bằng nghề nên lâu nay, nó không lôi kéo và giữ chân được những người giỏi.

* Cảm ơn họa sĩ.

Cốc Vũ (thực

Từ khóa » Des Bìa Nâng Cao