Họa Sĩ Nguyễn Gia Khánh
Có thể bạn quan tâm
Bút danh: Georges Khánh (người đứng giữa hình)Năm sinh: 1906 tại Hà NộiNăm mất: chưa rõPhong cách nghệ thuật: Điêu khắcCác tác phẩm chính: Tượng đồng Victor Tardieu, Eve au Pommier
Không rõ ông có học Trường Nghề Hà Nội năm nào không, nhưng theo tờ Nam Phong tạp chí, số 77, ra tháng 11/1923, thì ông đã có tượng trưng bày trong triển lãm đấu xảo năm 1923 của Hội Khai trí Tiến Đức, và đoạt giải thưởng (cùng nhận giải năm đó có nhà điêu khắc Nguyễn Đức Thục, giáo viên Trường Nghề Hà Nội)
Năm 1925, ông thi đỗ và trở thành một trong 10 sinh viên đầu tiên khóa 1 của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Trong những năm học tại đây và thời kỳ sau đó, Georges Khánh luôn là một cái tên sáng chói về điêu khắc. Ngay sau khi tốt nghiệp, ông được trường giữ lại dạy điêu khắc liên tục từ năm 1931 cho đến khi trường bị giải thể (3/1945). Ông còn là đồng tác giả (cùng Vũ Cao Đàm và Lê Tiến Phúc) của 3 bức phù điêu lớn, từng trưng bày tại Đấu xảo thuộc địa Paris 1931, hiện nay còn 2 phiên bản tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Hai phù điêu diễn tả vài phong thái đặc trưng của người Việt thời bấy giờ, với bố cục chặt chẽ, hài hòa, hiện đại.
Trong bài Phòng triển lãm 1935, đăng trên tờ Ngày nay, số 3, ra ngày 20/2/1935, tác phẩm của Georges Khánh trưng bày tại triển lãm của Hội Việt Nam chấn hưng mỹ thuật và kỹ nghệ, được nhắc đến như sau: “… Điêu khắc thật đã tiến bộ một bước dài, nhờ ông Trần Ngọc Quyên và Georges Khánh – mà cũng chỉ có hai ông ấy”.
Trên tờ Ngày nay, số 38, ra ngày 13/12/1936 có bài Phòng triển lãm năm 1936, với những dòng viết trân trọng về các tác phẩm của Georges Khánh: “Về điêu khắc ta vẫn thấy nghệ sĩ Georges Khánh mà phòng triển lãm năm 1935 đã cho chúng ta biết tiếng. Lần này, nghệ sĩ có trưng bày pho tượng một thiếu nữ ưỡn ngực (Eve au Pommier) và một tượng nửa người đàn bà uốn mình theo những đường cong khá mềm mại, thêm mấy tượng bán thân có tinh thần. Nhiều tượng bán thân khác của các nhà điêu khắc, chứng tỏ cái bước đầu nhiệt thành của các nghệ sĩ trong một nghệ thuật rất khó khăn và rất xa lạ với người mình”.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Họa sĩ Georges Khánh
Một số hình ảnh của Họa sĩ Georges Khánh
TỔNG HỢP/VIET MY/DESIGNS.VN
Có thể bạn quan tâm > 5 sự kết hợp tạo nên những bức ảnh đẹp hơn > Tranh sơn dầu Việt Nam > Nguyễn Gia Trí: "Tôi sáng tác bằng tâm linh" – Lời tâm sự từ cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam FacebookPinterestTwitterLinkedinTừ khóa » Georges Khánh
-
Georges Khánh
-
Lux Gallery - Georges Khánh - Một Cái Tên Sáng Chói Gia... | Facebook
-
4 Dấu ấn Ban Sơ Của điêu Khắc Việt Nam Hiện đại | TTVH Online
-
Georges Khánh - BAOMOI.COM
-
Hoạ Sĩ Đông Dương Là Ai ? - Xã Hội
-
Họa Sĩ Phạm Khanh: Giờ Này Tranh ở đâu? - day
-
Hà Nội Qua Các Tác Phẩm Mỹ Thuật Đông Dương Nửa đầu Thế Kỷ XX
-
Đưa Phù điêu Thời Mỹ Thuật Đông Dương Bị "mắc Kẹt" Tới Công Chúng
-
Họa Sĩ Của Những Cái "nhất" Và Những Cái "đầu Tiên"
-
Bảo Tồn Các Di Sản Tranh: Không Làm Nhanh Sẽ Chẳng Còn Gì - CAND
-
Kỷ Niệm 130 Năm Họa Sĩ Nam Sơn (1890-1973): Đặt Lại Vấn đề Vai ...
-
GEORGES KHANH (Vietnamese, 1906- Unknown) - Christie's
-
Không Gian Tái Hiện Giai đoạn 'chuyển Mình' Của Mỹ Thuật Việt Nam