Họa Sĩ Nguyễn Trọng Hợp - Bậc Thầy Của Tranh đen Trắng
Có thể bạn quan tâm
Năm sinh: 03/02/1918Năm mất: 27/09/1999 tại Hà NộiPhong cách nghệ thuật: Tranh sơn mài, sơn dầu, tranh khắc gỗ, sơn khắc, mực nho – màu nước trên giấy.Các tác phẩm chính: Cảnh đền Sóc (1943), Chăn trâu dưới gốc thông (1944), Đón mẹ đi làm đồng (1957), Vá lưới bên bờ biển
Hoạ sĩ Nguyễn Trọng Hợp tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1944. Ông được kết nạp vào ngành đồ hoạ Hội Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1957. Ông là giảng viên Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1981. Từ năm 1957-1983, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Mĩ thuật Việt Nam khóa 1 (1957- 1983).
Họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp vốn rất nổi tiếng với nghệ thuật tranh đen trắng, ông luôn khiến người xem phải ngỡ ngàng trước sự tinh tế mà giản dị đến vô cùng trong từng nét vẽ của mình. Giỏi đen trắng tức là giỏi quan sát, là hiểu được âm dương. Tận cùng của màu là đen và trắng. Những tranh đen trắng của ông luôn rưng rưng cảm xúc đầy màu sắc, tranh khắc gỗ lại ẩn chứa đầy sự nhuần nhuyễn về đậm nhạt của đen trắng. Không màu mè, phô trương, cuộc sống hiện ra chân thực và dung dị trong mỗi tác phẩm của bậc thầy hội họa đen trắng này.
Tranh của ông thường xoay quanh đề tài người chiến sĩ và cuộc sống của người dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. Tranh của Nguyễn Trọng Hợp mang phong cách nghệ thuật chân thực, bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hòa và giàu cảm xúc. Trong lĩnh vực giáo dục, Nguyễn Trọng Hợp là một nhà giáo mẫu mực, cống hiến hết mình cho sự nghiệp đào tạo thế hệ nghệ sĩ mĩ thuật kế tiếp.
Trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình, họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp để lại nhiều tác phẩm hội họa có giá trị. Một số bức tranh của ông có mặt trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, có trong bộ sưu tập của nhiều nhà sưu tập danh tiếng trong và ngoài nước. Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa – con trai của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp cho biết, sinh thời, cha anh vẽ nhiều nhưng những năm bao cấp khó khăn, ông đã phải bán đi một số lượng tranh lớn. Hồi ấy, ai cũng nghèo, việc mua họa phẩm cũng thật khó khăn. Vì vậy, giống như nhiều họa sĩ cùng thời, tranh của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp thường vẽ trên khổ nhỏ nhưng chứa đựng những giá trị tinh thần lớn lao. Từ những bức “Đón mẹ đi làm đồng về” (1957) đến “Phong cảnh bản Xín Chải (1963), “Lớp học miền núi” (1964), “Cô gái Tày Bắc Kạn” (1966), “Hai cô gái Thái xe sợ bông” (1994)… Một số họa sĩ đã gọi những bức tranh tại triển lãm của ông là “những tác phẩm mực thước hiếm hoi của một cây bút lão luyện”, đó thực sự là những lời tôn vinh hoàn toàn xứng đáng. Họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp sử dụng nhiều chất liệu truyền thống như mực nho, màu nước, sơn khắc và ông đặc biệt thành công ở mảng tranh khắc gỗ. Ông cũng được xem là họa sĩ hiếm hoi của hội họa Việt Nam đi đến tận cùng hai màu đen – trắng. Với hai màu cổ điển ấy, họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp đã sử dụng điêu luyện đến mức nó trở thành sức mạnh riêng biệt trong tranh của ông: Nói đến tranh đen trắng là người ta nhớ ngay ra Nguyễn Trọng Hợp.
Bức tranh vẽ cảnh em bé nông thôn đón mẹ đi làm đồng về vào một buổi chiều. Thứ màu vàng mà họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp sử dụng cho thấy đó đúng là một buổi chiều ở làng quê, với cảnh vật dung dị và rất đỗi thân quen. Rất thực mà cũng rất mơ. Bà Nghiêm Thị Đức cho biết, từ sau bức tranh “Đón mẹ đi làm đồng về”, Nguyễn Trọng Hợp được tôn là “bậc thầy” trong sử dụng màu sắc, là bức tranh nhiều lần được in vào các cuốn sách về hội họa như một sự chuẩn mực. Trong tranh, ông thường sử dụng màu để tôn cái thần của cảnh vật, con người. Màu sắc vốn dĩ không lời, nhưng ở trong tranh Nguyễn Trọng Hợp lại như nói lên tất cả.
Cuộc triển lãm những tác phẩm tiêu biểu của của họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp mang tên “Màu sắc” do con trai là họa sỹ Đức Hòa và gia đình đứng ra tổ chức nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của cố họa sỹ (1918 – 1999) vào năm 2010 tại 29 Hàng Bài, Hà Nội. Triển lãm đã thu hút sự quan tâm của giới hội họa. Trong số đó, nhiều người là học trò một thuở của thầy Nguyễn Trọng Hợp ở Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam, đến để gặp lại bóng dáng, để tri ân người thầy đã một thời dìu dắt họ vào con đường hội họa. Nhiều họa sĩ đương đại khi nhắc đến thầy Nguyễn Trọng Hợp vẫn còn nguyên vẹn một niềm tiếc nhớ, trân trọng. Đến với triển lãm, công chúng có cơ hội được được thưởng thức sức mạnh của hai mảng màu đen, trắng trong tranh của bậc thầy hội hội họa này.
Hơn 10 năm sau ngày mất của “thầy giáo họa sĩ” Nguyễn Trọng Hợp, vẫn như còn đó hình bóng một người thầy nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật. Triển lãm “Màu sắc” của ông như nhắc nhở nhiều người về một thời khó nhọc, về một con người tài năng, có trái tim nhân hậu. Thật không ngoa khi có người nói rằng, họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp mất đi, bức tranh tổng thể hội họa đương đại Việt Nam như khuyết thiếu một điều gì thật khó có thể diễn tả thành lời. Nhưng vẫn còn đó các thế hệ học trò của ông đang vẽ tiếp những giấc mơ của người thầy đáng kính mà trong cuộc đời họ đã may mắn được học hỏi.
Thành tích:Huân chương Lao động hạng NhìHuân chương Kháng chiến hạng BaHuân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng NhấtHuy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt NamHuy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt NamHuy chương Vì sự nghiệp giáo dục đào tạoHuy chương Chiến sĩ Văn hoáGiải thưởng Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc: Giải Nhì năm 1955, 1958 và 1960; Giải Ba Triển lãm 10 năm Đồ hoạ Toàn quốc năm 1985; Giải C Triển lãm Mĩ thuật đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng năm 1999Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I cho các tác phẩm vào năm 2001
Một số tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp
TỔNG HỢP/VIET MY/DESIGNS.VN
Có thể bạn quan tâm > 5 sự kết hợp tạo nên những bức ảnh đẹp hơn > Tranh sơn dầu Việt Nam > Nguyễn Gia Trí: "Tôi sáng tác bằng tâm linh" – Lời tâm sự từ cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam FacebookPinterestTwitterLinkedinTừ khóa » Họa Sĩ Bậc Thầy
-
Top 10 Bậc Thầy Về Tranh Chân Dung Tự Họa (Phần 1) - Vanvi Gallery
-
Những Họa Sĩ Bậc Thầy Nhật Bản Khai Sáng Hội Họa Phương Tây
-
CÁC BẬC THẦY HỘI HỌA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM: GÓC NHÌN TỪ CÁI ...
-
Vĩnh Biệt Họa Sĩ Bậc Thầy Tranh Thủy Mặc Việt Nam Trương Hán Minh
-
Hội Họa Sơn Dầu Của Các Bậc Thầy Cổ điển - MyThuatMS
-
Suy Ngẫm Về Johannes Vermeer, Họa Sĩ Bậc Thầy Kiệt Xuất Người Hà ...
-
Bậc Thầy Hội Họa Của đại Ngàn - Tiền Phong
-
Họa Sĩ Bậc Thầy: Câu Đố Vẽ Cho Android - Tải Về APK
-
Họa Sĩ Trương Bé – Họa Sĩ Bậc Thầy Trong Hội Họa
-
Họa Sĩ Lê Văn Đệ - Một Bậc Thầy Về Tranh Lụa Việt Nam | Mỹ Thuật Bụi