Họa Sĩ Phạm Khắc Quang: Những Bước Chuyển Mình Sáng Tạo
- STYLE [CLOSE]
STYLE
- Beauty
- World Of Watches
- Fashion & Jewelry
- Hitek
LATEST IN STYLE
Sisley và giải pháp đột phá cho vùng da mắt nhạy cảm
BeautyNhà sản xuất đồng hồ độc lập PS Horology ra mắt loạt đồng hồ giới hạn Tsuba Blue và Tsuba Dong Son
World Of WatchesRichard Mille RM 74-02 Automatic Tourbillon: Tinh hoa đương đại
World Of Watches - ART & CULTURE [CLOSE]
ART & CULTURE
- Văn hóa
- Sự Sống
- Community Showcase
- Đấu giá
- Nghệ sĩ
- Sự kiện
LATEST IN ART & CULTURE
- CAR & YATCH [CLOSE]
CAR & YATCH
- Du thuyền
- Tàu ngầm
- Máy bay
- Xe hơi
LATEST IN CAR & YATCH
- Luxuo RADIO&TV
- LIFE [CLOSE]
LIFE
- Ecoxury
- Golf & Leisure
- Du lịch
- Khách sạn
LATEST IN LIFE
- DINING LIBRARY [CLOSE]
DINING LIBRARY
- Rượu
- Drink masters
- Chef's Story
- Dining Culture & Art
- Fine Dining
LATEST IN DINING LIBRARY
ANAN X FLORILÈGE: Giao thoa nghệ thuật ẩm thực Việt – Nhật
Dining Culture & ArtKhám phá bữa tiệc Giáng Sinh tại Studios
Dining Culture & ArtEleganza e Vino: Một đêm tiệc đẳng cấp đậm chất Italian tại Gia Minh Corp
Dining Culture & Art - BUSINESS OF LUXURY [CLOSE]
BUSINESS OF LUXURY
- Luxury Feature
- Luxe Anatomy
- Grand Hour
LATEST IN BUSINESS OF LUXURY
- Wedding [CLOSE]
Wedding
- Awards
- Wedding List
- Wedding Art Gallery
- Wedding Stories
LATEST IN Wedding
Vietnam Luxury Wedding List #4 | CEO Tierra Natural Diamond – Khát vọng là nhân chứng cho những câu chuyện duy mỹ
Wedding ListSông Garden – Bước đột phá trong trải nghiệm tổ chức sự kiện
Đúc kết truyền cảm hứng của thương hiệu đoạt giải tại Vietnam Wedding Awards 2024 (P.2)
- LEGACY VIETNAM
- CITY GUIDE [CLOSE]
CITY GUIDE
- Nhà sưu tập
- Wealth
- Tỷ phú
LATEST IN CITY GUIDE
- HOUSE OF LUXE [CLOSE]
HOUSE OF LUXE
- Interiors
- Luxe property
- Living Art
- Bất động sản
- Nhà cửa
- Không gian sống
- Nội thất
LATEST IN HOUSE OF LUXE
The Fine Furniture Issue: Modern Driver – Nội thất đáng sống cho những gã yêu xe
Không gian sốngHouse Of Luxe: Bên trong biệt thự mới 72,3 triệu đô la của David và Victoria Beckham bên bờ biển Miami
Bất động sảnHouse of Luxe: Nội thất Memphis – Lựa chọn hàng đầu của Karl Lagerfeld, G-Dragon, Jisoo và Bella Hadid
Không gian sống - THE WOMEN 100 [CLOSE]
THE WOMEN 100
- Smart Mom
- The Leader
- Beauty Business
LATEST IN THE WOMEN 100
- LUXUO ASIA AWARDS [CLOSE]
LUXUO ASIA AWARDS
- Awards
- Feature
- Choice Of The Week
LATEST IN LUXUO ASIA AWARDS
LUXUO ASIA AWARDS 2024 – Nơi hội ngộ của những giá trị vượt thời gian của ngành cao cấp Việt Nam và Châu Á
LUXUO ASIA AWARDS 2024 | Công bố hạng mục “Executive of The Year”
LUXUO ASIA AWARDS 2024 | Công bố hạng mục “Innovation of the Year”
Awards
Họa sĩ Phạm Khắc Quang: Những bước chuyển mình sáng tạo
Các tác phẩm in khắc mang những nét lạ lẫm với tính biểu đạt cao, cấu trúc, sắc độ, hình khối cô đọng, ngắn gọn, đưa người xem như bước vào những câu chuyện và cuộc giải mã thú vị về những ý niệm – Đó là tranh đồ họa của họa sĩ Phạm Khắc […]
Jan 20, 2021 | By Trang Ps- SHARE
Các tác phẩm in khắc mang những nét lạ lẫm với tính biểu đạt cao, cấu trúc, sắc độ, hình khối cô đọng, ngắn gọn, đưa người xem như bước vào những câu chuyện và cuộc giải mã thú vị về những ý niệm – Đó là tranh đồ họa của họa sĩ Phạm Khắc Quang – Người họa sĩ của những ngôn ngữ đồ họa mang tính đương đại.
Xin chào họa sĩ Phạm Khắc Quang, anh có thể giới thiệu đôi chút về bản thân và chia sẻ về quãng đường từ khi anh bắt đầu con đường nghệ thuật đến nay?
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo của tỉnh Hải Dương, trong một lần tình cờ nghe loa xã thông báo về một lớp mỹ thuật ở địa phương tuyển sinh, tôi đăng ký và thi đậu. Được học đúng sở thích và nhận thấy bản thân có năng khiếu về mỹ thuật, sau khi học xong khóa học 3 năm tại quê nhà, tôi thi đỗ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và bắt đầu hiến thân cho nghệ thuật. Tôi đến với nghệ thuật là một cái duyên, nếu như không có loa xã ngày ấy thì có lẽ bây giờ tôi đã theo ngành khác.
Quả là một mối nhân duyên rất thú vị, vậy lý do nào khiến anh lựa chọn và gắn bó với đồ họa?
Tôi nghĩ rằng tôi không có quyền chọn nghệ thuật mà nghệ thuật đã chọn tôi, cụ thể là nghệ thuật đồ họa. Tốt nghiệp đại học, tôi cũng đi làm vài nơi liên quan tới mỹ thuật nhưng không thấy phù hợp. Tôi trở về làm một họa sĩ sáng tác và chính thức quay về với đồ họa năm 2004, trở về với đúng hành trình của mình.
Đồ họa là thế mạnh của tôi, là thứ tôi thích nhất và cũng là phương tiện phù hợp nhất với tôi – tôi sử dụng nó để làm nghệ thuật. Khi được trở về làm đúng thế mạnh của mình, nó giúp tôi cảm thấy thỏa mãn hơn, hạnh phúc hơn.
Khi đến với đồ họa, anh như tìm về chính con người của mình – khám phá được những kỹ năng trong cuộc sống đã trau dồi, cộng với những tài năng về nghệ thuật của bản thân. Anh có thể chia sẻ quan điểm của mình về nghệ thuật trên cả quãng đường sáng tác của anh?
Nghệ thuật khắc gỗ khiến tôi rất thích thú, nhưng tôi không đặt tiêu chí cuối cùng là làm nên một bức tranh khắc gỗ đẹp, thứ tôi cần là hành trình, là một phương tiện để mình đi con đường nghệ thuật của mình.
Tôi rất tự do trong việc tìm tòi phương pháp, hình thức thể hiện, nó tạo cho tôi vùng trời rộng hơn để tôi theo đuổi nghệ thuật. Tất cả kỹ năng người nghệ sĩ tạo ra trong quá trình làm việc cũng chỉ là kỹ năng, nếu không có khát vọng để thay đổi nó thì sẽ trở thành thói quen, mà thói quen chính là kẻ thù của sáng tạo.
Trong cách thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua đồ họa, anh khám phá được những cách thức biểu hiện nào? Anh có thể chia sẻ quá trình khám phá kỹ năng và cách thức biểu hiện của anh trong nghệ thuật?
Cách thức biểu hiện tức là kỹ thuật – kỹ thuật để thể hiện ra một tác phẩm đồ họa. Khi mình có một ý tưởng, mình mong muốn tác phẩm đó xuất hiện ở hình thức nào, thì người làm đồ họa phải tìm được phương pháp để đáp ứng mong muốn đó. Tất cả phương pháp để đáp ứng mong muốn đó sẽ buộc người họa sĩ phải đi tìm chất liệu nào phù hợp, hình thức in nào phù hợp, màu nào phù hợp hay giải pháp nào phù hợp… Tất cả trải nghiệm đều xuất phát từ mong muốn, đáp ứng ra cái hiển thị của một tác phẩm.
Trong quá trình sáng tạo, anh đã trải qua các hình thức thể hiện khác nhau, vậy các tranh khắc dân gian, tranh khắc gỗ, khắc thạch bản… anh đã được học ở trường có tác động hoặc ảnh hưởng đến anh không?
Tôi bắt đầu từ những gì mình có. Tôi được học về nghệ thuật khắc gỗ, học về hội họa, học các kỹ năng, các hiển thị của nghệ thuật khắc gỗ mang tính chất kinh điển. Tất cả những thứ đó theo tôi khá lâu. Với quan điểm của tôi, người làm sáng tạo thì phải thay đổi. Nếu mình cứ làm mãi như thế, làm một cái tranh khắc gỗ mục đích cuối cùng chỉ để đạt ra được một cái tranh khắc gỗ thì mình đã bị đóng khung nó rồi. Mình sẽ mất đi cái tự do cái liên tưởng, mất đi sự sáng tạo.
Người nghệ sĩ mong muốn đổi mới mình thì trong lòng sẽ luôn luôn đeo đẳng, chất chứa khao khát đổi mới. Đến một lúc nào đó điều kiện thận lợi thì sẽ bắt gặp và khi gặp được rồi thì sẽ có những câu chuyện mới.
Trong cả quá trình sáng tạo nghệ thuật của anh cho đến bây giờ có thể chia thành những giai đoạn sáng tác nào? Anh có thể chia sẻ đôi chút về những thứ mà anh đang tâm đắc trong quá trình làm việc của mình. Con đường sáng tạo của anh đang dẫn lối anh như thế nào?
Khi quay trở về với đồ họa, tôi bắt đầu bằng những tác phẩm có tính biểu cảm. Tôi làm tranh khắc gỗ với tất cả những kiến thức được học từ nhà trường, từ ý tưởng, sắp đặt trong tranh, cấu trúc, ánh sáng, sắc độ đậm nhạt, hình khối…
Qua quá trình đi làm, tôi phát triển hơn về mặt kỹ thuật, tôi bắt đầu đi sâu để khám phá kỹ thuật khắc gỗ xem khả năng biểu đạt của loại hình này đến đâu, lúc này tôi tiếp cận với nghệ thuật khắc gỗ phá bản. Qua giai đoạn khám phá khả năng của chất liệu, tôi đặt ra vấn đề: Nếu mình cứ giải quyết câu chuyện này, cứ xoay vần, xử lý nó trong phạm vi những yếu tố tạo hình mà mình đã được học và nằm mãi trong vùng an toàn của nghệ thuật tạo hình thì khả năng của mình sẽ bị hạn chế. Tôi đang làm nghệ thuật tạo hình thị giác – có nghĩa là nghệ thuật để đem đến cái nhìn – vậy thì tôi phải tạo ra một cái nhìn!
Những tác phẩm thời đầu của tôi khá dễ nắm bắt, bởi nó là những cái biểu cảm mang tính chất đặc thù của chất liệu, tức là nhìn thấy ngay bút pháp, những chất cảm của nét khắc tạo nên và sáng tạo đến từ chính những thứ quen thuộc ấy. Tôi đã chuẩn bị rất nhiều cho việc này nhưng rồi cũng đến lúc phải thay đổi. Từ đó mở ra một giai đoạn tiếp theo, tôi liên tưởng đến những thứ rất đơn giản: Khi tôi ra ngoài đường phố, nhìn thấy các biển hiệu đèn led lập lòe sắc màu hoặc nhìn thấy những đứa trẻ đang chơi những viên bi màu… tất cả những thứ đó cho tôi gợi ý về việc muốn làm những tác phẩm được hiển thị bằng tập hợp tất cả những chấm tròn bằng nhau nhưng sắc thái khác nhau, khi tập hợp lại chúng sẽ tạo thành một tác phẩm rất thời đại.
Tôi bắt đầu làm các hiển thị trên tinh thần hiệu ứng của các chấm tròn và các biểu đồ, từ sự cộng hưởng ánh sáng, màu sắc của các chấm tròn. Trong quá trình làm, tôi thấy quá phức tạp trong việc tìm vật liệu tương ứng và công cụ tương ứng để thỏa mãn sự sáng tạo của mình. Tôi nghĩ rất nhiều tới những thứ thường gặp hàng ngày, đó là những cái khoan và các mũi khoan. Trong thực tế có rất nhiều cỡ mũi khoan, tôi tìm ra được logic từ chính những mũi khoan ấy. Mở các mũi khoan đồng tâm với các layer khác nhau sẽ tạo ra được không gian và hiệu ứng về những chấm tròn mà tôi mong muốn.
Lúc ấy tôi liên hệ đến nghệ thuật sắp chữ của châu Âu vào khoảng thế kỷ 15, từ đó tôi nghĩ ra một loại khuôn in có thể làm được rất nhiều tác phẩm. Tôi tạo ra một cái khuôn in bằng cao su với các vòng tròn đồng tâm, mỗi một lượt in tôi sẽ mở, tháo dần các vòng tròn ấy ra khỏi khuôn để tạo thành một bức tranh. Lúc ấy tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Nhưng khi đã chinh phục được rồi thì tôi bắt đầu cảm thấy chán. Có một thời gian tôi chững lại rất lâu, tôi muốn thay đổi tín hiệu hiển thị trên tác phẩm.
Anh có một số tác phẩm rất đặc biệt, nó được tạo nên bởi các điểm, trong mỗi điểm lại là một tác phẩm. Đó là một giai đoạn sáng tác của anh, vậy anh muốn truyền tải thông điệp gì trong giai đoạn sáng tác này?
Nối tiếp giai đoạn sử dụng khuôn in tạo ra những chấm tròn, tôi muốn trong mỗi chấm tròn đều có những câu chuyện riêng, có sắc thái riêng, chất chứa những tinh thần và tâm hồn. Tôi muốn làm những gì cô đọng, ngắn gọn nhưng có tính mở, có ý niệm nhiều hơn. Tôi muốn sử dụng, khai thác những chân dung của người thân trong gia đình để kể những câu chuyện lớn, nằm ngoài chân dung của họ. Tôi muốn trong mỗi điểm chấm tròn là cả một câu chuyện, là cả một tâm tư nào đó của chính nhân vật.
Những mong muốn và suy nghĩ ấy luôn đeo đẳng tôi. Tình cờ khi lang thang trên phố, tôi nhìn thấy dịch vụ khắc tem cho khách du lịch. Tôi liên hệ ngay đến công việc của mình. Cuộc gặp gỡ giữa ý tưởng và cách thức dường như đã làm sáng suy nghĩ của tôi. Tôi quay về xưởng, bắt tay vào thử nghiệm nó và tôi đã làm được một bộ chân dung lấy ông bà để vẽ chính ông bà.
Trên một tác phẩm chân dung, từ một tạo hình, anh đưa những sắc độ màu sắc khác nhau vào, nó biến thể, nó nhuần nhuyễn với nhau để tạo ra một tác phẩm hoàn thiện là một chân dung khác. Mỗi chân dung mang một sắc độ, mỗi sắc độ mang một biểu cảm, cảm xúc khác nhau cũng là một cách để người họa sĩ diễn đạt cái truyền thần của chân dung đó. Đó là một tác phẩm rất hay, trên ngôn ngữ đồ họa, nó tạo nên một sắc thái cảm xúc rất nghệ thuật, rất sáng tạo, rất biểu cảm.
Trong các giai đoạn tiếp theo, anh đang tìm đến cách biểu đạt của những ngôn ngữ như mã vạch để diễn đạt sắc độ và không gian trong tác phẩm. Hiện tại, anh dang cảm thấy tâm đắc như thế nào với nó?
Trong hành trình sáng tạo, khi ta chinh phục được đỉnh núi này thì phía trước còn nhiều đỉnh núi khác và ta lại tiếp tục chinh phục, nó như một bản ngã, bản năng của người làm sáng tạo. Với người làm sáng tạo, những cái xong rồi là quá khứ, mình để nó lại đằng sau và tiếp tục nghĩ đến những cái mới.
Trong bối cảnh xã hội thời đại công nghệ 4.0 tôi nhìn thấy quá nhiều thứ khô khan và đồng điệu: những công nghệ số, những tín hiệu số… Tôi không muốn vẽ một đề tài đương đại mang tính một câu chuyện văn học, tôi muốn dùng một ngôn ngữ, một tín hiệu mang tính đương đại, mang tính thời đại để giải quyết những gì mình mong muốn – Tôi tìm đến ngôn ngữ của mã vạch.
Trong lúc đi mua một sản phẩm – một sản phẩm giữa một xã hội tối – sáng, thật – giả lẫn lộn thì tôi phải truy xem nó là gì, nó từ đâu đến… tôi nhìn thấy mã code in trên bao bì. Khi gặp mã code, tôi quên mất việc mình đang làm là truy xem sản phẩm đó là cái gì, và thực ra chính cái tín hiệu đó đã tìm ra tôi, truy xuất tôi. Và đấy chính là những gợi ý ban đầu về hình ảnh, về các tổ chức mang tính tín hiệu, giống như mã vạch cho một hành trình tiếp theo là những tác phẩm tôi đang thực hiện mang ngôn ngữ của mã vạch.
Đến bây giờ tôi đã hoàn toàn làm chủ ngôn ngữ này. Tôi đang làm về mã vạch tức là tôi đã giải quyết được một ngôn ngữ, một tín hiệu, như vậy nghĩa là tôi đã xong việc của một giai đoạn tư duy và thực hành. Chính điều đó dẫn tôi tới một hình thức khác mà bây giờ nó đang nằm trong đầu tôi.
Nghệ thuật không có giới hạn và cũng không có điểm đến. Nghệ thuật là một hành trình để ta đi, đi đến đâu thì biết nghệ thuật đến đó. Sáng tạo luôn luôn thay đổi, người nghệ sĩ cũng vậy, luôn luôn có những khát khao thì cái mới sẽ đến với mình.
Anh có thể chia sẻ về những thách thức, những thăng trầm trong quá trình khám phá các ngôn ngữ biểu hiện của đồ họa?
Với tôi, người làm sáng tạo nói chung và người làm đồ họa nói riêng, khi họ luôn vươn tới một cái gì đó mới thì đấy là khó khăn.
Khi tôi có ý tưởng, tôi phải tưởng tượng ra điểm đến của một tác phẩm. Để giải quyết được điểm đến ấy, người làm đồ họa phải tư duy các lớp lang trình tự để thực hiện tác phẩm. Nghĩ thì như vậy nhưng vào thực tế thì đầy những rủi ro, mỗi bước đi trong quá trình thực hành luôn gặp những cái nằm ngoài ý định ban đầu. Thường thì đấy là những tai nạn không thể sửa chữa, buộc phải khắc phục bằng câu chuyện khác, bằng phương pháp khác hoặc làm lại để rút kinh nghiệm.
Không chỉ thách thức trong sáng tạo, người nghệ sĩ còn phải đối mặt với những thách thức ở ngoài câu chuyện nghệ thuật – thách thức từ đời sống xung quanh, những áp lực để giành giật, để chắt chiu thời gian, chắt chiu những khoảnh khắc để mình được sống, được làm việc với nghệ thuật.
Theo các tiêu chí thông thường về nghệ thuật, theo anh giá trị của một tác phẩm đồ họa được đánh giá như thế nào?
Đồ họa là một hình thức thực hành nghệ thuật phải trải qua các quá trình chế tác gián tiếp đầy logic, đầy khoa học, từng bước chuẩn xác để tạo ra một tác phẩm.
Khi nói về tính cô đọng nhất trong một tác phẩm nghệ thuật, người ta thường nói về nét. Nét người vẽ sơn dầu, vẽ màu nước, vẽ lụa là nét vẽ vào còn nét trong đồ họa là nét mà người nghệ sĩ giữ lại. Hai yếu tố thực hành khác nhau đã tạo ra chất cảm, tính biểu khác nhau của nét.
Mỗi ngôn ngữ, mỗi chất liệu đều có tính biểu cảm riêng, chúng ta nhìn vào tính biểu cảm của nó thông qua quá trình người nghệ sĩ thực hiện nó. Chính vì vậy, một tác phẩm đồ họa có giá trị độc lập và giá trị đấy hoàn toàn phục thuộc vào nhận thức. Khi người thưởng ngoạn tìm đến tác phẩm bằng cách đồng hành thì sẽ hiểu được quá trình sáng tạo, sự trả giá, những khó khăn hoặc thuận lợi trong quá trình sáng tạo một tác phẩm – Điều đó tạo nên giá trị của tác phẩm.
“Mình không có quyền chọn nghệ thuật, là nghệ thuật chọn mình. Khi nghệ thuật chọn mình thì mình đi, mình đi như một thiên mệnh, như một thiên chức”
Anh có nghĩ tranh in khắc sẽ giúp anh làm giàu hay không?
Với tôi, một người làm nghệ thuật là một người giàu có, họ giàu có trong tâm hồn, giàu có trong tư tưởng… Tôi làm nghệ thuật như một thiên chức, tôi là người được lựa chọn, vì vậy tôi cứ đi thôi.
Trong tư tưởng của người nghệ sĩ làm sáng tạo, họ không làm ra những tác phẩm để đem lại giá trị bao nhiêu. Khi mình đem lại những giá trị nghệ thuật lớn, những giá trị sáng tạo thì sự đắp đổi trở lại với mình cũng tương ứng như vậy. Không người nghệ sĩ nào nghĩ rằng mình chọn con đường này để làm giàu. Nếu như muốn làm giàu đừng chọn trường mỹ thuật.
Có những người rất giàu, họ nhận ra một điều rằng đỉnh cao của sự giàu có, đỉnh cao của tiền bạc là nghệ thuật. Làm ra thật nhiều tiền để rồi đi sưu tập nghệ thuật, để thỏa mãn những việc mình mong muốn về tâm hồn, về những giá trị khác phi vật thể, thì bản thân người nghệ sĩ đã có sẵn việc đó rồi, cho nên người nghệ sĩ là người giàu, hơn cả giàu!
Đúng vậy, một người làm nghệ thuật là một người giàu có, hơn cả giàu, người nghệ sĩ còn tạo ra cả sự giàu có. Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này.
Bài: Văn Ngọc – Lunet Art
TAGS:- đồ họa
- đồ họa phạm khắc quang
- họa sĩ phạm khắc quang
- in khắc
- phạm khắc quang
- H. Moser & Cie Endeavour Minute Repeater Tourbillon: Bước đột phá trong làng chế tác đồng hồ Thụy Sĩ
- LUXUO Spend: Mercedes-AMG và Cigarette Racing - Kỳ nghỉ thượng lưu và tự do trên du thuyền 3 triệu USD
- Previous
- Next
RECOMMENDED FOR YOU
Related Posts
- Eight Tenths Garden: Kỳ quan thứ 8 trong lòng Thượng Hải
- Christie’s trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
- Art Republik Review: Tâm hồn người phụ nữ trong triển lãm “Ẩn Hoa 2” của Châu Giang
- Giới siêu giàu Hồng Kông phản ứng như thế nào trước khủng hoảng từ luật dẫn độ?
Từ khóa » Khắc Quang
-
Quang Khắc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhạc Khắc Quang - Zing MP3
-
Khắc Quang - Spotify – Web Player
-
Xin Mặt Trời Ngủ Yên (Khắc Quang Vol. 1) - NhacCuaTui
-
Nguyễn-khắc-quang Trang Cá Nhân | Facebook
-
Khắc Quang | Facebook
-
Họa Sĩ Phạm Khắc Quang Bán Phá Giá Tranh để Cứu Vợ | VOV.VN
-
Vũ Khắc Quang - .: VGP News - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Khắc Quang On Amazon Music Unlimited
-
Khắc Quang (@quangg_97) • Instagram Photos And Videos
-
Ngỡ Đâu Tình Đã Quên Mình - Khắc Quang - Zing MP3
-
ĐIÊU KHẮC QUANG CẢNH | TƯỢNG TRANG TRÍ | TƯỢNG CỔ ...