Hoa Sơn Trà – đặc điểm, Công Dụng Và Cách Chăm Sóc

Sơn trà là loài cây khá quen thuộc, mang vẻ đẹp đơn sơ, nhưng không vì vậy mà kém đi nét cuốn hút vốn có.

  • Hoa cát đằng – cây dây leo tô điểm không gian ban công

Không chỉ vậy, loài hoa này còn mang nhiều ý nghĩa và công dụng thiết thực trong cuộc sống.

Cùng tìm hiểu kĩ hơn về cây hoa sơn trà qua những thông tin dưới đây nhé.

Tổng quan về hoa sơn trà

Sơn trà có tên khoa học là Camellia, là một chi thực vật có hoa gồm khoảng 250 loài thuộc họ Chè (Theaceae), cùng họ với hoa trà my. Loài này đa phần có nguồn gốc từ miền đông và miền nam châu Á, trong đó có Việt Nam.

Hoa sơn trà
Hoa sơn trà

Cây sơn trà là loài thân gỗ nhỏ, thân màu xanh, về già chuyển màu nâu, dọc thân cây là các vết nứt lớn. Cây chia làm nhiều cành nhánh, phát triển thành bụi, tuỳ môi trường sống mà có thể cao từ 2 – 20m.

Lá sơn trà là lá đơn, mọc so le. Kích thước lá khá to và dày, có thể dài tới 15cm, bề mặt có màu xanh thẫm, trơn bóng, viền lá có răng cưa.

Hoa sơn trà cũng có kích thước lớn, đường kính có thể hơn 10cm. Mỗi bông hoa gồm nhiều cánh hoa xếp chồng xoắn, nhiều lớp toả tròn vô cùng đẹp mắt. Tuỳ mỗi loài mà hoa có màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, vàng, trắng…

Hoa sơn trà khá to và nhiều màu sắc
Hoa sơn trà khá to và nhiều màu sắc

Hoa có chu kỳ nở khá dài, trải đều từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Sau khi hoa tàn, sơn trà cho ra quả loại quả nang khô được chia thành 1–5 ngăn, mỗi ngăn chứa 1–8 hạt.

Về sinh trưởng, cây sơn trà có tốc độ phát triển trung bình, cây ưa ẩm, phù hợp với ánh sáng bán phần, thích đất chua, nhu cầu dinh dưỡng và nước vừa phải, chịu úng và chịu hạn kém.

Ý nghĩa của hoa sơn trà

Trong phong thuỷ, cây hoa sơn trà tượng trưng cho tinh thần vươn lên, nhiều khát khao, hướng tới một tương lai tươi sáng. Ngoài ra loài cây này còn tượng trưng cho sự trường thọ, được trồng với mong muốn giúp người già có nhiều sức khoẻ.

Vì có nhiều loài đa dạng, nên mỗi màu sắc mà hoa sơn trà sở hữu cũng có một ý nghĩa riêng biệt.

  • Sơn trà đỏ: tượng trưng cho khát vọng của tuổi trẻ, sự đam mê và tình yêu ngọt ngào.
  • Sơn trà hồng: tượng trưng cho sự lạc quan, yêu đời, những khát khao, mơ ước và hoài bão.
  • Sơn trà vàng: tượng trưng cho sự mạnh mẽ, cống gắng vượt qua mọi gian nan và thử thách trong cuộc sống.
  • Sơn trà trắng: tượng trưng cho thương tiếc, nhớ nhung gợi lên cho ta cảm giác u buồn, xa xăm, nó còn là biểu hiện của tình mẫu tử và sự trong sáng, thuần khiết.
Mỗi màu hoa sơn trà lại có một ý nghĩa khác nhau
Mỗi màu hoa sơn trà lại có một ý nghĩa khác nhau

Không chỉ vậy, với mỗi quốc gia, cây sơn trà cũng mang tới một biểu tượng và ý nghĩa khác. Ví dụ như:

  • Tại Trung Quốc, hoa sơn trà vô cùng nổi tiếng, tượng trưng cho vẻ đẹp nam thanh, nữ tú trong gia đình, xã hội.
  • Ở Nhật Bản, loài hoa này là biểu tượng của thần thánh, thường xuyên được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
  • Trong khi đó ở Hàn Quốc thì hoa sơn trà là biể tượng của lòng trung thành và tuổi thọ.
  • Tại nước Anh, hoa sơn trà như một lời khen đáng yêu gửi tới người được nhận.
  • Nước Mỹ thì hoa sơn trà là hoa bang của bang Alabama và thường đại diện cho vẻ đẹp miền nam.

Công dụng của hoa sơn trà trong đời sống

Với lợi thế là dáng vẻ um tùm, hoa nhiều màu sắc đa dạng và nổi bật, hoa sơn trà thường được trồng trong khuôn viên sân vườn hoặc trong chậu để trang trí nội thất, tô điểm không gian sống.

Một chậu hoa sơn trà cảnh khoe sắc
Một chậu hoa sơn trà cảnh khoe sắc

Đặc biệt hơn, các bộ phận trên cây sơn trà rất tốt cho sức khoẻ, nên thường được chiết xuất theo nhiều cách để sử dụng.

Cành và lá sơn trà thường được pha nước và sử dụng như một loại thức uống hằng ngày, giúp cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, hạn chế lão hoá, ổn định hệ tiêu hoá…

Người ta còn ép cây sơn trà để lấy tinh dầu, sử dụng làm dầu trà và đôi khi còn làm gia vị trong ẩm thực.

Trong Đông Y, nhiều ghi chép cho thấy hoa sơn trà có thể dùng để làm thuốc, trị một số bệnh như hen suyễn, nhiễm trùng…

Cách trồng và chăm sóc hoa sơn trà

Nhìn chung, quá trình trồng và chăm sóc cây hoa sơn trà không có gì quá phức tạp. Nếu muốn, bạn có thể tham khảo các bước đơn giản sau đây.

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng hoa sơn trà cần đảm bảo yếu tố tơi xốp, không bết dính, có độ ẩm và dinh dưỡng. Tốt nhất là chọn đất thịt pha hoặc bùn đất ở ao hồ, gần nơi có cây chè mọc, sau khi vớt bùn lên thì phơ khô rồi mới đập tơi làm đất trồng.

Nhớ trộn thêm xơ dừa, mùn trấu và phân chuồng hoại mục để tăng dinh dưỡng nhé. Chậu trồng hay bầu ươm cũng phải có lỗ thoát nước đầy đủ, tránh bị ngập úng.

Nhân giống và trồng

Cây sơn trà có thể nhân giống bằng hạt, tuy nhiên cách đơn giản và hiệu quả cao hơn là phương pháp giâm cành.

Cách thực hiện khá đơn giản. Từ cây sơn trà mẹ to khoẻ, bạn chọn ra cành bánh tẻ không bị sâu bệnh, sau đó cắt một đoạn ngắn khoảng 10 – 15cm.

Ngâm cành vừa cắt vào trong dung dịch kích rễ khoảng 1 tiếng. Sau đó cắm cành giâm vào phần bầu đất đã chuẩn bị từ trước. Tưới nước bằng vòi sen nhỏ để duy trì độ ẩm, làm lưới che để tránh ánh nắng gắt.

Tiếp tục chăm sóc khoảng 10 ngày là cành sẽ bén rễ và sinh trưởng tốt. Bạn tiếp tục chăm sóc khi nào cây đạt chiều cao khoảng 20cm là có thể tách trồng riêng.

Sơn trà thường được nhân giống bằng cách giâm cành
Sơn trà thường được nhân giống bằng cách giâm cành

Khi trồng, đào hố trồng có kích thước lớn hơn bầu ươm, xé bầu rồi đặt cây xuống, lấp đất lại và tưới nước cho cây là được.

Vị trí trồng cần đảm bảo không có nắng gắt, cũng không được quá sát tường. Nếu quá trống trải thì cần dựng giàn che đầy đủ.

Tưới nước

Nhu cầu nước của cay sơn trà khá cao, nên bạn cần duy trì độ ẩm cho đất thường xuyên. Mỗi tuần cần tưới nước cho sơn trà ít nhất 3 lần, thời điểm tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Chú ý, sơn trà chịu úng kém nên mỗi lần tưới bạn chỉ cần đảm bảo đất vừa đủ ẩm, tưới nhiều mà không thoát nước kịp sẽ gây úng rễ.

Bón phân

Đối với cây sơn trà, tần suất tốt nhất là 2 tháng bón phân một lần. Bạn có thể bón nhiều loại phân khác nhau như phân vi sinh, phân chuồng hoại mục, phân NPK đều được.

Khi bón, bạn nên pha loãng phân với nước rồi tưới trực tiếp vào gốc để cây dễ hấp thu, không tạo điều kiện cho sâu bệnh trên lá.

Nếu trồng trong chậu thì khoảng 2 năm bạn mới cần thay chậu, thay đất một lần vì tốc độ ra rễ của hoa sơn trà khá chậm.

Thường cuyên bón phân và cắt tỉa cành hư thối
Thường cuyên bón phân và cắt tỉa cành hư thối

Ánh sáng

Như đã thông tin, hoa sơn trà không phải loài ưa sáng mà chỉ phù hợp với ánh sáng bán phần, ánh sáng gián tiếp. Do đó bạn không nên trồng hoa ở những nơi quá trống trải, vị trí tốt nhất là nơi có giàn che, dưới những cây có kích thước lớn hay hiên nhà.

Nếu trồng hoa trong chậu đặt trong nhà thì mỗi tuần bạn nên mang chậu ra ngoài tầm 1 tiếng để kích thích cây quang hợp.

Cắt tỉa và phong trừ sâu bệnh

Trong 2 năm đầu, bạn không nên can thiệp quá nhiều vào dáng cây, chủ yếu quan sát và cắt bỏ các cành lá hư thối, sâu bệnh. Sau khoảng thời gian này, khi tán cây đã lớn thì bạn có thể định kỳ cắt tỉa cành nhỏ yếu để tán cây mới ra nhiều và dày hơn.

Cây thường gặp các tình trạng sâu bệnh là rệp, sâu, nhện hại, ngoài ra còn có bệnh vàng cây do thiếu sắt. Để khắc phụ, bạn tham khảo tư vấn từ đại lý thuốc bảo vệ thực vật rồi phun cho cây.

Trên đây là những thông tin về cây hoa sơn trà, một loài hoa đẹp và nhiều công dụng hữu ích. Hãy trồng một vài bụi trong vườn nhà để phục vụ nhu cầu của riêng mình nhé.

Từ khóa » Hoa Sơn Trà ở Việt Nam