Hoa Sứ: Thành Phần, Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng

Hoa sứ – Cái tên vô cùng đặc biệt nhưng là một loại dược liệu vô cùng quan trọng và quý hiếm trong y học cổ truyền Việt Nam. Thảo dược này mang lại rất nhiều công dụng cho người dùng, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Và để hiểu hơn về loại cây này mời bạn đọc những thông tin trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về dược liệu cây hoa sứ

Hoa sứ được nhiều người biết đến với vai trò là loại cây kiểng, bóng mát được trồng ở trong chậu hoặc trước sân nhà nhiều hơn là dùng làm dược liệu. Thực tế loại cây này có cả hai công dụng này và rất được nhiều người ưa chuộng và trồng tại nhà. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông tin về loại dược liệu đặc biệt.

Hoa sứ trong tự nhiên có màu sắc vô cùng đẹp
Hoa sứ trong tự nhiên có màu sắc vô cùng đẹp

Đặc điểm sinh học

Hoa sứ hay còn được mọi người biết đến nhiều hơn là hoa đại, bông sứ, hay bông sứ trắng. Loại hoa này còn có màu vàng rất đặc trưng nhưng nhiều nhất là bông sứ trắng. Đây vốn là loài hoa có nguồn gốc từ Thái nên còn gọi là hoa Champa nhưng đã được du nhập vào Việt Nam nhiều năm trở lại đây. Hoa sứ thuộc họ trúc đào.

Cây hoa sứ khá cao có thể lên tới 20m, tán lá rộng, và thân cây có mủ trắng. Loại cây này được trồng trong vườn để che nắng do chịu nhiệt tốt. Vỏ cây xù xì như hoa sữa. Lá cây có màu xanh thẫm, hai mặt nhẵn bóng hình thuôn dài.

Đặc điểm chung của các giống sứ là loại cây bụi, thường xanh có thân cây mập mạp và mọng nước. Cây có gốc và bộ rễ lớn, phình to. Lá cây thuôn dài, phần đầu hơi tròn và mép xung quanh nhẵn. Lá có màu xanh bóng hoặc xanh xám, tập trung chủ yếu ở đầu cành. Cây thường sớm rụng lá nhất là vào mùa lạnh.

Khi lá cây đã rụng gần hết, từ khoảng thời gian mùa xuân đến mùa hè, hoa sứ sẽ nở rộ. Hoa sứ gốc ban đầu thường có năm cánh mỏng tạo thành dạng phễu. Và chỉ có các loại màu cơ bản là trắng, hồng hoặc đỏ. Ngày nay, hoa sứ được lai tạo thành nhiều loại khác nhau, nên có đặc điểm mới là nhiều cánh kép và màu sắc cũng sặc sỡ hơn. Loài hoa này có mùi hương đặc trưng, thơm ngọt ngào

Loài hoa rất đặc trưng tại Việt Nam
Loài hoa rất đặc trưng tại Việt Nam

Phân bố

Loại cây này có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Nhiều quốc gia xem hoa sứ là quốc hoa đại diện cho con người và đất nước của họ.

Đặc biệt hoa sứ còn là biểu tượng của nền văn hóa Hindu tại Ấn Độ. Tại Việt Nam loài cây này được trồng khá nhiều ở trong sân nhà, trước cửa hoặc trồng ven đường để làm bóng mát nhờ khả năng chịu nhiệt tốt.

Thành phần chính

Trong loài cây này mỗi bộ phận sẽ chứa một thành phần khác nhau an toàn và hiệu quả cho việc chăm sóc sức khỏe. Ví dụ như ở vỏ cây và vỏ rễ chứa agoniadin, plumierit là thành phần của một số loại thuốc chữa bệnh táo bón, phù thũng, nhuận tràng,…Hoặc thành phần mycobacterium tuberculosis trong hoa sứ cũng giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn

Thu hái – sơ chế – bảo quản

Hoa sứ là một loại dược liệu đặc biệt khi tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm dược liệu từ vỏ cây, vỏ rễ, hoa, nhựa mủ của hoa sứ,…Tuy nhiên hoa chính là bộ phận được thu hái nhiều nhất vào thời điểm chính là mùa hè.

Vì lúc này chính là lúc hoa sứ nở bung nhất, nhiều dưỡng chất tốt nhất. Còn những bộ phận khác nhau vỏ thân cây, vỏ rễ được thu hoạch vào mùa đông, khi hoa và quả đều rụng hết, chất dinh dưỡng sẽ tập trung nhiều ở thân và rễ cây.

Cây hoa sứ có độc không?

Hầu hết các bộ phận của cây đều có chứa độc tố, đặc biệt là nhựa cây. Nhựa hoa sứ khá độc, gây hại cho con người, nếu dính và da có thể gây xung huyết da. Nếu vô tình ăn phải có thể bị ngộ độc.

Theo khuyến cáo, nếu trồng cây trong nhà thì bạn nên tránh để trẻ em tiếp xúc với hoa sứ để giảm nguy cơ bị dính nhựa vào tay. Ngoài ra, bạn không nên cắt tỉa cành, lá, hoa và bất cứ bộ phận nào khác của cây.

Tuy cây có độc nhưng lại là thành phần trong một số loại thuốc, điều cần lưu ý là nếu thuốc được bào chế với liều lượng cao hoa sứ thì khi uống vào sẽ bị ngộ độc.

Hầu hết các bộ phận của cây đều có chứa độc tố, đặc biệt là nhựa cây
Hầu hết các bộ phận của cây đều có chứa độc tố, đặc biệt là nhựa cây

Công dụng mà cây hoa sứ mang lại cho cho người dùng

Ngoài công dụng để làm cây cảnh trang trí trong sân, nhà tạo không gian thoáng mát, xanh – sạch – đẹp thì trong đông y cây còn có tác dụng để chữa một số căn bệnh. Theo lương y Vũ Quốc Trung cho biết, hoa sứ có tới 40 loài khác nhau và đa dạng màu sắc. Trong số đó, chỉ duy nhất cây hoa sứ trắng mới có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh nổi bật của chúng:

Hoa sứ có tác dụng giúp chữa bệnh cao huyết áp

Chứng cao huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì mọi chuyển biến của bệnh đều diễn ra âm thầm không có biểu hiện gì cả. Nó là một bệnh mãn tính khi áp lực máu tăng cao tác động mạnh lên thành mạch gây áp lực cho tim.

Chính vì thế, mà nó là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim,…

Cách điều trị bệnh lý này rất đơn giản, mỗi ngày dùng 12 – 20g hoa sứ khô sắc lấy nước uống, dùng thay nước trà. Nước trà hoa sứ sẽ giúp bạn cân bằng và ổn định huyết áp, đồng thời nó sẽ giảm lượng cholesterol trong máu.

Hoa sứ chữa bong gân

Hoa sứ có tác dụng chữa bong gân
Hoa sứ có tác dụng chữa bong gân

Nếu chẳng may bạn chơi thể thao quá sức dẫn đến té ngã, tai nạn,… hoặc bạn thường xuyên lao động nặng nhọc gây tổn thương cho các khớp và dây chằng khiến cho cổ tay, cổ chân, đầu gối bị sưng lên khiến bạn đau đớn và ảnh dưởng đến sự di chuyển của bạn thì đó được gọi là bong gân.

Vậy làm thế nào để chữa bong gân mau lành đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm? Rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng lá hoa sứ tươi đã rửa sạch sau đó giã nhuyễn rồi trộn đều với 1 xíu muối ăn và lấy đắp lên chỗ bị bong gân. Đắp 3 lần/ngày trong vòng 1 tuần sẽ khỏi.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá tươi đem hơ lửa và đắp lên phía ngoài sau đó dùng băng hay vải sạch cố định lại vết thương. Mủ hoa sứ có tác dụng giúp tan máu bầm, giảm sưng đau, làm lành vết thương nhanh chóng.

Hoa sứ có tác dụng giúp chữa mụn nhọt

Cách chữa trị mụn nhọt cũng giống như trị bong gân, bạn cũng dùng lá tươi để giã nhuyễn sau đó đắp trực tiếp lên vết thương. Đắp 3 lần/ngày, đắp khoảng 1 – 2 ngày sẽ khỏi.

Hoa sứ chữa đau chân răng

Khi bị đau chân răng, bạn hãy dùng vỏ rễ của cây sứ ngâm với rượu. Sau đó dùng bông thấm nước thuốc ngậm vào chỗ đau. Ngậm khoảng 20 phút thì lấy ra, tuyệt đối không nên nuốt vì rễ cây hoa sứ rất độc.

Tác dụng của hoa sứ trắng giúp chữa bệnh viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến tại Việt Nam. Mỗi khi thời tiết trở lạnh, sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó thở và  khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc hàng ngày của bệnh nhân. Hãy điều trị viêm xoang theo phương thuốc này nhé, nó sẽ khiến bạn cảm thấy bất ngờ đấy.

Bạn chỉ cần sử dụng hoa sứ trắng rửa sạch bụi bẩn, sau đó sắt hoa thành những sợi nhỏ, rồi phơi khô lấy giấy cuộn hoa lại giống như điếu thuốc lá. Mỗi ngày bạn lấy cần thuốc ra đốt cháy, sau đó thổi tắt lửa cho khói bốc lên.

Việc của bạn chỉ cần đưa mũi lại gần và hít khói thuốc bay lên. Đây giống như là một phương pháp xông mũi mới lạ. Hãy hít 2 điếu mỗi ngày để giảm các cơn đau nhanh chóng và khi bệnh thuyên giảm thì chỉ nên hít mỗi ngày 1 điếu.

Tác dụng của hoa sứ trắng chữa mất ngủ kéo dài

Giấc ngủ rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, khi làm việc trong môi trường căng thẳng hay áp lực việc học tập khiến bạn bị stress dẫn đến mất ngủ. Để điều trị chứng mất ngủ hãy dùng hoa sứ trắng sấy khô sau đó cho vào ruột gối ngủ. Hương thơm dễ chịu của hoa sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, thư giãn, êm dịu thần kinh. Với mùi hương hoa nhẹ nhàng dễ chịu có tác dụng rất tốt đối với người hay bị mất ngủ.

Hoa sứ có tác dụng giúp chữa ho do thời tiết

Trà hoa sứ giúp giảm ho do thay đổi thời tiết
Trà hoa sứ giúp giảm ho do thay đổi thời tiết

Khi thời tiết thay đổi, cơ thể bạn chưa thích ứng được sẽ khiến bạn ho khan giống bị cảm, lúc ấy bạn chỉ cần sắc 12g hoa sứ phơi khô, lọc lấy nước uống thay nước trà hàng ngày. Hãy sử dụng thường xuyên đến khi bệnh dứt hẳn.

Hướng dẫn sử dụng đúng cách

Hướng dẫn sử dụng cây hoa sứ còn phụ thuộc vào mục đích mà bạn dùng để chữa bệnh gì hay chăm sóc sức khỏe. Mỗi thể bệnh khác nhau sẽ có cách dùng khác nhau, kết hợp thêm một số những loại dược liệu khác để tăng hiệu quả sử dụng.

Dù là dùng theo cách nào bạn nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của dược sĩ. Ngoài ra cũng nên lưu ý một số những điều sau để tránh việc gặp tác dụng phụ trong quá trình sử dụng:

  • Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng thuốc Đông y hoặc thuốc tây nào để chữa bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để xem có được dùng kết hợp hay không.
  • Phụ nữ mang thai không dùng vỏ thân và vỏ rễ để chữa bệnh vì hai bộ phận này có hàm lượng dưỡng chất không tốt cho thai nhi.
  • Trong quá trình dùng nếu bạn thấy tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất.
  • Người có cơ thể suy nhược, người già yếu, người bị tiêu chảy không nên sử dụng hoa sứ vì nó có thành phần thuốc tẩy xổ khá mạnh

Cây hoa sứ mua ở đâu, giá bao nhiêu

Hoa sứ khô có thể mua được ở các hiệu thuốc Nam, Đông Y
Hoa sứ khô có thể mua được ở các hiệu thuốc Nam, Đông Y

Bạn có thể trồng cây hoa sứ tại nhà để dễ dàn thu hái, điều trị và chăm sóc sức khỏe là tốt nhất, hoặc bạn có thể đến những cửa hàng bán cây cảnh để mua. Loại cây này tùy vào mức độ lớn khi mua, giá bán có thể dao động từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn tùy theo độ lớn của cây. Những cây lâu năm được trồng ghép còn có giá lên đến vài triệu đồng.

Còn trong trường hợp bạn muốn hoa sứ khô để về dùng trong gia đình, bạn có thể mua ở những nhà thuốc Nam, Đông y. Giá bán chỉ khoảng 300.000 – 400.000 VNĐ/ kg.

Tuy nhiên khi mua dược liệu khô cần kiểm tra thật kỹ, tìm đến những cơn sở chất lượng và uy tín để mua hàng. Tránh hiện tượng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, có sử dụng chất bảo quản gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về dược liệu hoa sứ – dược liệu nổi tiếng trong Đông y chúng tôi muốn cung cấp cho bạn. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về loài cây này cũng như tin dùng trong việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày.

Bài viết liên quan:

Công dụng của hoa nhài và cách sử dụng của chúng?

Cây hoa cúc có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa hồng?

Từ khóa » Hoa Sứ Trắng Có Công Dụng Gì