Hóa Thạch Khồng Lồ Và Sự đáng Sợ Của Sinh Vật Thời Tiền Sử

Hóa thạch khủng long cao ngang tòa nhà 7 tầng, hóa thạch trăn nặng trên một tấn... là những hóa thạch khổng lồ được các nhà khảo cổ học phát hiện.

Với các nhà khảo cổ học, việc phát hiện những hóa thạch mới vô cùng đặc biệt. Bởi qua đó, các chuyên gia sẽ có cơ hội tìm hiểu về những cá thể hàng triệu năm trước.

Bên cạnh những hóa thạch độc đáo như hóa thạch muỗi 46 triệu năm bụng vẫn chứa máu, hay hóa thạch tinh trùng lâu đời nhất thế giới... các nhà khảo cổ học cũng vô cùng bất ngờ trước phát hiện hóa thạch khổng lồ.

1. Hóa thạch lạc đà to gấp 2 lần lạc đà bình thường

Vào năm 2005, các nhà khảo cổ Thụy Sỹ thuộc ĐH Zurich đã phát hiện xương một lạc đà khổng lồ ở một ngôi làng cách La Palmyre 120km về phía Đông Bắc. Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận định loài vật này sống cách đây khoảng 100.000 năm. Kích thước của nó to gần gấp 2 lần so với những lạc đà bình thường khác.

Hóa thạch khồng lồ và sự đáng sợ của sinh vật thời tiền sử

Đứng đầu cuộc khảo sát, Giáo sư Jean-Marie Le Tensorer đã khẳng định, đây là một giống lạc đà mới. Bên cạnh hóa thạch lạc đà khổng lồ, các chuyên gia còn tìm thấy vô số dụng cụ bằng đá, nhiều xương vai, chân và hàm của cá thể lạc đà đó.

Hóa thạch khồng lồ và sự đáng sợ của sinh vật thời tiền sửHình ảnh mô phỏng lạc đà khổng lồ thời xưa

Qua những mẫu vật thu thập được, nhà khảo cổ đã mô phỏng lại hình dạng của lạc đà khổng lồ này và nhận định, lạc đà thời xưa có thể là mục tiêu của những vụ săn bắt. Điều này cũng phần nào giúp các nhà nghiên cứu hiểu hơn về quá trình tiến hóa của loài lạc đà - một trong những loài sinh vật còn nhiều bí ẩn.

2. Hóa thạch trăn nặng hơn một tấn

Vào năm 2009, các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của một loài trăn được cho là lớn nhất thế giới với chiều dài lên tới 13m và có trọng lượng trên một tấn tại vùng than Cerrejon - khu vực Đông Bắc Colombia.

Hóa thạch khồng lồ và sự đáng sợ của sinh vật thời tiền sử

Loài trăn này được đặt tên là Titanoboa cerrejonensis, có nghĩa là con trăn khổng lồ từ Cerrejon. Theo miêu tả được đăng trên Tạp chí Nature, trăn Titanoboa dài ít nhất 13m và nặng khoảng 1.140kg. Cơ thể khổng lồ của trăn có chiều ngang ít nhất là 1m.

Theo nhóm nghiên cứu, loài bò sát này sống cách đây từ 58 - 60 triệu năm trước, sau khi khủng long và nhiều loài sinh vật khác tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm.

Hóa thạch khồng lồ và sự đáng sợ của sinh vật thời tiền sử

Jack Conrad - chuyên gia về trăn tại Bảo tàng lịch sử thiên nhiên Mỹ cho biết: "Loài bò sát này nặng hơn bò rừng và dài hơn một chiếc xe buýt. Bởi thế, trăn Titanoboa thừa sức ăn thịt những loài vật khác to cỡ bằng con bò và hiển nhiên, chúng sẽ nuốt chửng con người ngay lập tức".

Hóa thạch khồng lồ và sự đáng sợ của sinh vật thời tiền sửHình ảnh mô tả lại loài trăn khổng lồ Titanoboa

Các chuyên gia hy vọng, phát hiện ra loài trăn khổng lồ này sẽ giúp họ mở ra cánh cửa nghiên cứu về các loài động vật đã thay thế khủng long vào thời điểm đó có hình dạng như thế nào.

3. Hóa thạch cá sấu dài gần 7m

Vào năm 2012, Tiến sỹ Mark Young thuộc ĐH Edinburgh dẫn đầu một nhóm các nhà khoc học khai quật bộ xương hóa thạch cá sấu cổ đại Plesiosuchus với độ dài 6,8m và Dakosaurus dài 4,5m có niên đại cách đây 150 triệu năm. Các hóa thạch này được tìm thấy ở hai địa danh bên bờ biển Dorset và Cambridgeshire (Anh).

Hóa thạch khồng lồ và sự đáng sợ của sinh vật thời tiền sử

Nhóm nghiên cứu cho biết, khác với những loài cá sấu ngày nay, hai loài cá sấu tiền sử mới được phát hiện này săn mồi vô cùng hung dữ.

Hóa thạch khồng lồ và sự đáng sợ của sinh vật thời tiền sửHộp sọ, hàm dưới và răng hóa thạch của loài cá sấu Dakosaurus

Không những vậy, loài cá sấu Dakosaurus và Plesiosuchus có hộp sọ được cho là giống loài khủng long bạo chúa T-Rex nhưng về cách săn mồi lại giống với loài cá voi sát thủ sống ở Bắc Đại Tây Dương ngày nay. Chúng bắt mồi bằng cách mở miệng, tạo ra áp suất và hút con mồi vào miệng.

4. Hóa thạch khủng long cao ngang tòa nhà 7 tầng

Mới đây, một người nông dân đã vô tình phát hiện ra các xương hóa thạch khổng lồ trên sa mạc gần La Flecha, ở Argentina. Ngay sau đó, các nhà khảo cổ học thuộc Bảo tàng cổ sinh vật học Egidio Feruglio do Tiến sĩ José Luis Carballido và Tiến sĩ Diego Pol đứng đầu đã tiến hành cuộc khảo sát.

Hóa thạch khồng lồ và sự đáng sợ của sinh vật thời tiền sửMột khúc xương của hóa thạch khủng long mới được phát hiện

Theo đó, bằng cách đo độ dài, chu vi của khúc xương đùi khổng lồ lớn nhất được tìm thấy, các chuyên gia ước lượng loài sinh vật này có chiều dài khoảng 40m, cao 20m và nặng 77 tấn - tương đương 14 con voi châu Phi và nặng hơn 7 tấn so với loài động vật được cho là lớn nhất thế giới trước đó - khủng long Argentinosaurus.

Dựa vào niên đại các khối đá mà những mảnh xương được tìm thấy trong đó, các chuyên gia nhận định, loài khủng long khổng lồ này từng sống tại vùng rừng ở Patagonia khoảng 95 - 100 triệu năm trước.

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ sẽ nghĩ ra một cái tên thích hợp để miêu tả được sự to lớn của loài khủng long khổng lồ này cũng như vinh danh người đã phát hiện ra bộ hóa thạch này.

Từ khóa » Trăn Khổng Lồ Thời Tiền Sử