Hoa Thiên Lý Có Tác Dụng Gì Và Lưu ý Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Cây thiên lý là một loại cây leo được trồng phổ biến tại Việt Nam. Cây thiên lý còn có tên khác là dạ lài hương, cây hoa lý..., tên tiếng Anh là Pergularia minor Andr.
Cây thiên lý là một loại cây thân thảo, dây leo, không có tua cuốn, thân dài từ 1-10 m, có màu lục ánh vàng. Lá thiên lý có hình tim, phiến lá dài 4-12 cm, rộng 3-10 cm, lông trải đều trên gân lá. Hoa thiên lý mọc thành chùm dưới nách lá, thường có màu vàng. Mỗi bông hoa thiên lý thường có 5 cánh, cuống hoa dài 0,5-1,5 cm. Hoa thiên lý thường ra vào khoảng tháng 5 đến tháng 10, sau đó kết quả từ tháng 10 đến tháng 12. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện địa lý và thời tiết, nhiều vùng trồng được cây thiên lý nên tiêu thụ trên thị trường quanh năm.
Trên cây thiên lý, cả lá và hoa thiên lý đều sử dụng để ăn được, tuy nhiên hoa thiên lý được bán phổ biến hơn cả. Mặc dù gọi là hoa nhưng hoa thiên lý thường được chế biến như một loại rau. Hoa thiên lý có vị hơi ngọt, hơi hăng và có mùi thơm đặc trưng.
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm… Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao…
Tác dụng chung của cây thiên lý
Tác dụng của lá thiên lý:
- Giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- Sát trùng, kháng viêm, chống lở loét, kích thích mọc da non
- Chữa trĩ ngoại và sa dạ con
- Chữa viêm giác mạc, viêm kết mạc do sởi, mắt mờ do màng mộng.
Tác dụng của rễ thiên lý:
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
- Tăng cường sức đề kháng
- Chống rôm sảy ở trẻ em.
Ngoài ra, rễ cây thiên lý còn có thể được sử dụng để chữa chứng tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra máu...
Hoa thiên lý có tác dụng gì?
1. Giúp an thần, điều trị chứng mất ngủ
Hoa thiên lý có tác dụng an thần, chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả. Bạn có thể dùng hoa thiên lý nấu canh, nấu với thịt băm, hoa thiên lý xào thịt bò... Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bài thuốc bao gồm hoa thiên lý, tâm sen và hoa nhài, đem rửa sạch rồi nấu lấy nước uống hàng ngày, dần dần tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện.
2. Điều trị bệnh trĩ
Để chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý, cần chuẩn bị 100 g hoa hoặc lá thiên lý non, đem rửa sạch, sau đó giã nát cùng với một ít muối hạt. Thêm một ít nước lọc rồi chắt lấy nước. Sau đó, dùng bông gòn tẩm vào nước này, chấm trực tiếp lên búi trĩ, cuối cùng là rửa sạch lại bằng dung dịch nước muối loãng.
3. Tốt cho người vô sinh
Những người vô sinh do tiếp xúc nhiều với chì có thể sử dụng hoa thiên lý để cải thiện tình hình. Hãy chế biến hoa thiên lý thành các món ăn hàng ngày, chất kẽm trong hoa thiên lý sẽ đẩy chì ra khỏi cơ thể, từ đó giúp cải thiện tình trạng vô sinh.
4. Điều trị đau nhức xương khớp
Những bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là người già khiến xương khớp yếu đi, có thể sử dụng hoa thiên lý như một cách điều trị hiệu quả. Có thể đem hoa thiên lý nấu canh hoặc xào thịt bò.
5. Hỗ trợ giảm cân
Do hoa thiên lý có chứa nhiều chất diệp lục và chất xơ nhưng lại rất ít calo, do đó nó có tác dụng giảm cân rất tốt. Các chất dinh dưỡng trong hoa thiên lý sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm hấp thụ chất béo, đốt cháy mỡ thừa, vừa giúp tăng cảm giác no lâu, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Chỉ cần kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ tập luyện thường xuyên, bạn có thể giảm cân nhanh chóng.
6. Ngừa rôm sảy cho trẻ em
Rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ em do thời tiết nóng nực, cơ thể bị nhiệt, mồ hôi không thoát ra ngoài được gây bí tắc ở da. Do hoa thiên lý có tính bình, vị mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng để ngừa rôm sảy cho trẻ em. Với trẻ nhỏ, có thể nghiền nát hoa thiên lý rồi nấu bột hoặc nấu cháo. Với trẻ đã lớn và ăn được cơm, có thể chế biến thành món ăn như người lớn.
7. Tẩy giun kim
Trẻ bị giun kim sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Để điều trị giun kim cho trẻ nhỏ, có thể sử dụng hoa thiên lý kết hợp với rau sam và đinh lăng, rửa sạch, sao khô rồi đem nấu nước uống, hoặc có thể nấu canh cho trẻ ăn, duy trì liên tục khoảng 10 ngày sẽ khỏi.
Lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý
Hoa thiên lý có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, kết hợp được với nhiều loại thực phẩm mà hầu như không gây dị ứng, phản ứng hay tác hại nào. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý bạn nên biết:
- Không nên kết hợp hoa thiên lý với những thực phẩm giàu chất sắt như thịt heo, gan và nội tạng, một số động vật có vỏ như ốc, sò... vì nó sẽ làm giảm tác dụng của hoa thiên lý.
- Không nên nấu hoa thiên lý quá kỹ, chỉ cần vừa chín tới là được.
Ăn xôi có béo không? Những người nào không nên ăn xôi? "Ăn xôi có béo không" là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra trước món ăn quen thuộc và ngon miệng này. Vậy câu trả lời chính xác là gì? Bấm xem >>Từ khóa » Hoa Thiên Lý Và Sức Khỏe
-
Tác Dụng Của Hoa Thiên Lý đối Với Sức Khỏe
-
Tác Dụng Bất Ngờ Của Hoa Thiên Lý đối Với Sức Khoẻ
-
Cây Hoa Thiên Lý Và 7 Công Dụng Cực Tốt Cho Sức Khỏe
-
7 Lợi ích Của Bông Thiên Lý đối Với Sức Khỏe Không Phải Ai Cũng Biết
-
7 Tác Dụng Của Hoa Thiên Lý đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Hoa Thiên Lý Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời Đối Với Sức Khỏe
-
Cây Hoa Thiên Lý Và 12 Công Dụng Chữa Bệnh Hay Trong Dân Gian
-
Hoa Thiên Lý Bao Nhiêu Calo Và Những Ai Không Nên ăn? - Review AZ
-
Những Cách Chế Biến Hoa Thiên Lý Thành Vị Thuốc Chữa Bệnh
-
Thiên Lý - Vị Thuốc Mát Bổ, Hỗ Trợ điều Trị Mất Ngủ
-
Những Tác Dụng Của Hoa Thiên Lý đối Với Sức Khỏe Và Trong Trang Trí
-
HOA THIÊN LÝ CÓ TÁC DỤNG GÌ VÀ LƯU Ý KHI SỬ ... - YouTube
-
Hoa Thiên Lý: "Thần Dược" Giảm Cân, Chữa Mất Ngủ | VTC16 - YouTube
-
13+ Tác Dụng Của Hoa Thiên Lý – Làm đẹp, Trị Bệnh Và Lưu ý Khi Dùng