Hoa Thu Hải đường Và Các Món ăn, Công Thức Pha Trà Giúp điều Trị ...
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn là một người có tư tưởng phóng khoáng và thích trồng cây thì hãy thử với hoa thu hải đường nhé! Đây là loài hoa tượng trưng cho tâm hồn khoáng đạt, biết quan tâm và chăm sóc mọi người.
Và, nếu như bạn đã phải lòng ai đó thì hãy gửi hình ảnh hoặc mua hoa này để tặng cho họ xem sao! (bởi nó còn được gọi là hoa tương tư đấy!).
Và bạn biết không, chi Thu hải đường (Begonia) có rất nhiều loại nhỏ với các màu hoa khác nhau như trắng, đỏ, hồng, vàng… (1). Nếu như bạn biết cách chăm sóc, cây sẽ cho hoa tươi tốt quanh năm.
Và không chỉ là loài hoa đẹp, nhỏ nhắn, thu hải đường còn là loài hoa lý tưởng để trồng trong nhà vì nó rất sợ nắng (nếu bạn đi dạo xung quanh khu vực bán hạt giống – hoa kiểng ở các siêu thị, bạn có thể sẽ thấy loại hoa này).
Hoa thu hải đường có công dụng gì?
Theo y học cổ truyền, hoa thu hải đường có vị đắng chua, tính mát và được dùng với nhiều công dụng như:
- Giúp hoạt huyết, giải độc.
- Giúp tiêu thũng, tán ứ.
- Làm tan các vết bầm tím do té giập.
- Giúp dễ tiêu, điều trị đau cổ họng (có kèm sưng).
- Giúp thanh nhiệt, bồi bổ gan mật và điều trị mụn nhọt độc.
- Giúp mát máu, cầm máu trong các trường hợp như: chảy máu cam, ho ra máu, thổ huyết, băng lậu.
- Giúp an thần, điều hòa kinh nguyệt và điều trị huyết trắng (2).
Cũng cần nói rằng, loài hoa này ít khi được dùng một mình mà trong từng trường hợp cụ thể, nó thường được kết hợp với các vị thuốc khác (chúng tôi sẽ giới thiệu rõ hơn ở phần dưới đây).
Hoa thu hải đường trong thực dưỡng
Hoa cũng ăn được sao nhỉ? Vâng, một số loài hoa như hoa hẹ, hoa thiên lý, hoa hồng, hoa quỳnh, hoa mộc lan… đều có thể làm thành thức ăn đấy.
Và nói đến hoa thu hải đường thì đây là loại có thể làm thành nhiều món ăn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ có loại hoa màu đỏ mới được dùng làm thức ăn thôi nhé (loại này có vị chua).
Cá tuyết hấp hoa: Bạn biết cá tuyết không? Đây là một trong mười loài cá ngon nhất thế giới, được nhập khẩu vào nước ta và nổi tiếng với lớp thịt giàu dinh dưỡng, thơm ngon (cá này ít tanh và khi cho vào miệng ăn thì chất vị đậm đà).
Trong đó, cá tuyết hấp hoa thu hải đường là món ăn vừa bổ dưỡng, vừa giúp làm tan các vết máu bầm do té ngã. Để nấu món này, bạn hãy chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 10 bông hoa tươi
- Thịt cá tuyết, cắt lát (vừa đủ ăn).
- Củ gừng (thái thành sợi nhỏ, dùng khoảng một muỗng).
- Một ít muối.
- Một muỗng rượu mùi (muỗng nhỏ).
Để làm món này, trước tiên, bạn lấy hoa tách ra từng cánh rồi rửa sạch với nước muối, sau đó vớt ra cho ráo nước. Tiếp theo, bạn cho thịt cá tuyết đã rửa sạch vào khay, rắc đều muối, gừng và rượu mùi lên rồi rắc thêm một lớp hoa lên và đậy nắp, đem đi hấp (khi thấy nước sôi, cá chín thì ta vặn lửa nhỏ lại, 10 phút sau thì tắt) (2). Món này ăn khi ấm nóng thì sẽ ngon hơn nhé!
Canh hoa: Món canh này gồm 3 nguyên liệu chính là hoa thu hải đường (0,3 lạng), phổi lợn (2 lạng) và cát cánh (0, 2 lạng). Canh có tác dụng điều trị thổ huyết và đau tức ngực (khiến cho hơi thở hổn hển).
Lưu ý: Với món này, các bạn cứ nấu canh theo cách thông thường nhưng khi canh chín thì vớt bỏ phổi lợn, chỉ chắt nước canh để uống thôi nhé (2).
Trà thu hải đường có công dụng gì?
Hoa thu hải đường có nhiều công dụng và thường được kết hợp cùng các loại khác để làm thành trà uống, chẳng hạn như:
1. Trà thu hải đường và hoa lựu
Trà này có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, điều trị huyết trắng và giúp tay chân khỏe mạnh (mỗi lần dùng thì lấy 0, 2 lạng mỗi loại, đem nấu hoặc hãm với nước sôi) (2).
2. Trà thu hải đường và hoa lạc thần
Trà này có vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, xua tan mệt mỏi và giúp tỉnh táo tinh thần (khi dùng thì lấy mỗi loại 0, 2 lạng để pha, riêng hoa lạc thần thì chính là hoa bụp giấm, hay còn gọi là hoa atiso đỏ).
3. Trà thu hải đường và đương quy
Trà này có tác dụng điều trị huyết trắng, băng huyết, rong kinh và kinh nguyệt không đều (liều lượng hoa là 0, 3 lạng, liều lượng đương quy là 0, 2 lạng) (3).
Ngoài ra, hoa thu hải đường còn được kết hợp với các thảo dược khác để điều trị chứng phong thấp, tê đau nhức mỏi.
Cách dùng như sau: lấy hoa thu hải đường (0, 2 lạng), tang ký sinh (0, 5 lạng) và cốt toái bổ (0, 3 lạng), tất cả cho vào ấm rồi sắc uống như trà.
Tham khảo: Nguyệt quý hoa điều trị kinh nguyệt không đều và các món ăn làm thuốcThông tin thêm
- Để trồng loài hoa này, bạn có thể chọn cách giâm cành hoặc trồng từ hạt. Và có một điều khá thú vị là hạt của loài hoa này cực kỳ nhỏ: 50 nghìn hạt chỉ nặng khoảng 1 g (3).
- Trong các loại thu hải đường thì thu hải đường trường sinh (Begonia semperflorens) là loại được ưa chuộng nhất vì chúng nở hoa rất đẹp, ở Trung Quốc gọi là tứ quý hải đường (3).
▼ Nguồn tham khảo
- Thu hải đường, https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu_h%E1%BA%A3i_%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng,
- Tạ Ngọc Ái (biên soạn), Trà và các bài thuốc, món ăn bổ dưỡng từ hoa, NXB Thanh niên, 2008, trang 110.
- Nguyễn Văn Đàn – Vũ Xuân Quang – Ngô Ngọc Khuyến, Cây hoa chữa bệnh, NXB Y học, HN, 2005, trang 203.
Từ khóa » Hoa Hải đường Vàng Có Tác Dụng Gì
-
Giá Trị Của Cây Hải đường Vàng - Dược Liệu Hòa Bình
-
Cây Trà Hoa Vàng Tiến Ni ( Hải đường Vàng ) - Dược Liệu Hòa Bình
-
Giá Trị, Công Dụng Của Cây Trà Hoa Vàng
-
Cây Bạch Hải đường Và Những Lầm Tưởng Về Sự Quý Hiếm
-
Hoa Hải đường: ý Nghĩa, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc để Cây Ra ...
-
5 Lý Do Gọi Trà Hoa Vàng Là "Thần Dược Của Thiên Nhiên"
-
Ý Nghĩa Và Cách Trưng Bày Hoa Hải đường Phong Thủy Mang Lại Tài Lộc
-
Trà Hoa Vàng - Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán
-
Cây Hoa Hải đường - Loại Cây Mang Lại May Mắn & Tài Lộc
-
Trà Hoa Vàng Ngăn Ngừa Ung Thư, Bệnh Tim Mạch, Giải độc Gan ...
-
Hoa Chơi Tết đều Là Vị Thuốc Quý! - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trà Hoa Vàng: Thần Dược Giá 14 Triệu đồng/kg | VTC16 - YouTube
-
'Ngáo Giá' Cây Bạch Hải đường: Đâu Là Sự Thật?