Hoa Trâm ổi Có độc Không?

Hoa trâm ổi có độc không?

Cây trâm ổi còn được gọi là cây thơm ổi, cây ngũ sắc, hoa tứ quý, hoa tứ thời, mã anh đơn, ổi nho, bông ổi, người Tày gọi là nhà khí mu.

Hoa tram oi co doc khong 2

Hoa trâm ổi có độc không? Hoa trâm ổi còn được gọi là hoa ngũ sắc, hoa thơm ổi, bông ổi...

Trâm ổi là loại cây nhỏ, dạng bụi, cao 1 - 2m với lông nháp phủ thân và có gai quặp xuống, cành vươn dài. Lá cây trâm ổi mọc đối, hình trái xoan, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng đều. Cây có hoa mọc thành cụm ở kẽ lá và đầu cành thành bông dạng hình cầu. Cây có mùi hăng và cho hoa và quả vào tháng 4 - 9.

Cây trâm ổi mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp ở đồi, bãi trống và ven rừng. Hiện nay, nhiều người thường trồng cây trâm ổi để làm cảnh bởi màu hoa rực rỡ của nó.

Hoa tram oi co doc khong 3

Do có màu sắc rực rỡ mà hoa trâm ổi thường được dùng làm cảnh 

Cây thơm ổi phát tán bằng hạt giống nhờ các loại chim và dễ dàng phát triển nhanh chóng. Tại Nouvelle Calédonie, Chính phủ đã ra lệnh diệt hết loài cây này vì chúng có thể cản trở sự tái sinh tự nhiên của một số loài cây khác.

Hoa tram oi co doc khong 4

Hoa trâm ổi không có độc nhưng quả của cây có chứa chất độc gây bỏng rát đường ruột

Hoa trâm ổi không có độc, là loài hoa rực rỡ được dùng làm cảnh nhưng cần cẩn trọng với quả của chúng. Quả thơm ổi có chứa chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu.

Tác dụng của hoa trâm ổi

Hoa trâm ổi không cuống, màu vàng, cam hoặc đỏ mọc thành hình cầu và có lá hình mũi giáo.

Trong y học cổ truyền, mọi bộ phận của cây trâm ổi đều có tác dụng chữa bệnh. Rễ cây trâm ổi có vị ngọt đắng, tính lạnh giúp thanh nhiệt hiệu quả. Lá trâm ổi có tính mát, có tác dụng tiêu viêm sưng, chữa ngứa ngáy và rắn cắn. Hoa trâm ổi có vị ngọt nhạt, tính mát giúp cầm máu rất tốt. Thông thường, chỉ dùng lá, hoa và cành phơi khô dùng làm thuốc chữa bệnh.

Hoa tram oi co doc khong 5

Hoa trâm ổi có độc không? Hoa trâm ổi có vị ngọt nhạt, tính mát giúp cầm máu

Đài hoa của cây trâm ổi có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho và viêm họng. Trong dân gian, nhai ngậm đài hoa trâm ổi sẽ giúp trị viêm họng và ho lâu ngày không khỏi.

Bài liên quan Hoa thủy tiên có độc không?Hoa thủy tiên có độc không? Hoa đại có độc không?Hoa đại có độc không? Hoa trạng nguyên có độc không?Hoa trạng nguyên có độc không? Hoa sử quân tử có độc không?Hoa sử quân tử có độc không?

Dịch chiết nước từ hoa trâm ổi thử nghiệm trên mèo có tác dụng hạ huyết áp. Hơn nữa, chiết polysaccharit nụ hoa trâm ổi tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.

Hoa tram oi co doc khong 6

Hoa trâm ổi có độc không? Nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng hoa trâm ổi đã được thực hiện

Dầu ép từ hạt trâm ổi là chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus…

Hoa trâm ổi có tác dụng làm thuốc trị ho ra máu và hạ huyết áp. Dùng khoảng 12g hoa và sắc uống hoặc chế xiro để trị ho hiệu quả.

Hoa tram oi co doc khong

Hoa trâm ổi có độc không? Hoa trâm ổi được dùng làm nguyên liệu trị ho hiệu quả

Để trị chứng ho do lạnh dùng khoảng 20g hoa trâm ổi tươi hoặc 10g hoa phơi khô sắc với 500ml nước còn 100ml, uống trong ngày. Có thể thêm đường hoà lẫn để dễ uống hơn.

Để sát khuẩn, cầm máu, chữa vết thương nhỏ dùng 30g lá và hoa ngũ sắc kết hợp với 10g gừng tươi, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn và rắc vào vết thương. Trường hợp vết thương rộng hơn cần đưa đến cơ sở y tế ngay để cấp cứu.

  • Hoa tam giác mạch có độc không?
  • Hoa lan chuông có độc không?
  • Hoa dã quỳ có độc không?
  • Hoa dạ hương có độc không?
  • Hoa hồng môn có độc không?

Từ khóa » Cây Trâm ổi Rừng