Hóa Trị Là Gì? Cách Xác định Hóa Trị, Quy Tắc Hóa Trị?

Hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị, quy tắc hóa trị? Quy tắc hóa trị Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Nêu quy tắc hóa trị

  • I. Hóa trị là gì? 
    • Bảng kí hiệu hóa học lớp 8 trang 42
  • II. Quy tắc hóa trị
  • III. Bài tập vận dụng liên quan 

Hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị, quy tắc hóa trị? được VnDoc biên soạn giúp các bạn nắm được kiến thức về Hóa trị như định nghĩa về hóa trị, quy tắc hóa trị, cách xác định hóa trị, bên cạnh đó là các bài tập vận dụng cho các em tham khảo, luyện tập. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây. 

I. Hóa trị là gì? 

Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hya nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Ví dụ: NH3 (amoniac)

Nito hóa trị III

CaO (canxi oxit )

Canxi hóa trị II

Sắt có hai hóa trị II và III 

Trong hợp chất FeCl3: Sắt có hóa trị III 

Trong hợp chất FeCl2: Sắt có hóa trị II

Bảng kí hiệu hóa học lớp 8 trang 42

Số proton

Tên Nguyên tố

Ký hiệu hoá học

Nguyên tử khối

Hoá trị

1

Hiđro

H

1

I

2

Heli

He

4

 

3

Liti

Li

7

I

4

Beri

Be

9

II

5

Bo

B

11

III

6

Cacbon

C

12

IV, II

7

Nitơ

N

14

II, III, IV…

8

Oxi

O

16

II

9

Flo

F

19

I

10

Neon

Ne

20

 

11

Natri

Na

23

I

12

Magie

Mg

24

II

13

Nhôm

Al

27

III

14

Silic

Si

28

IV

15

Photpho

P

31

III, V

16

Lưu huỳnh

S

32

II, IV, VI

17

Clo

Cl

35,5

I,…

18

Argon

Ar

39,9

 

19

Kali

K

39

I

20

Canxi

Ca

40

II

24

Crom

Cr

52

II, III

25

Mangan

Mn

55

II, IV, VII…

26

Sắt

Fe

56

II, III

29

Đồng

Cu

64

I, II

30

Kẽm

Zn

65

II

35

Brom

Br

80

I…

47

Bạc

Ag

108

I

56

Bari

Ba

137

II

80

Thuỷ ngân

Hg

201

I, II

82

Chì

Pb

207

II, IV

Chú thích:

  • Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh
  • Nguyên tố kim loại: chữ màu đen
  • Nguyên tố khí hiếm: chữ màu đỏ

II. Bài ca hóa trị

Kali (K-Potassium), Iot (I- Iodine), Hidrô (H- Hydrogen)Natri (Na- Sodium) với Bạc (Ag- Silver), Clo (Cl- Chlorine), Flo (F- Fluorine) một loàiLà hoá trị I hỡi aiNhớ ghi cho rõ khỏi hoài phân vânMagiê (Mg- Magnesium), Chì (Pb- Lead), Kẽm (Zn- Zinc) ,Thuỷ Ngân (Hg- Mercury)Oxi (O- Oxygen), Đồng (Cu- Copper), Thiếc (Sn- Tin) thêm phần Bari (Ba- Barium)

Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca- Calcium)Hoá trị II nhớ có gì khó khănBác Nhôm (Al- Aluminium) hoá trị III lầnIn sâu trí nhớ khi cần có ngayCacbon (C- Carbon), Silic (Si- Silicon) này đâyCó hoá trị IV không ngày nào quênSắt (Fe- Iron) kia kể cũng quen tênII, III lên xuống nhớ liền ngay thôiNitơ (N- Nitrogen) rắc rối nhất đờiI, II, III, IV chờ thời lên VLưu huỳnh (S- Sulfur) lắm lúc chơi khămXuống II lên VI khi nằm thứ IVPhot pho (P- Phosphorus) nói đến không dưCó ai hỏi đến ừ rằng III, VEm ơi, cố gắng học chămBài ca hoá trị suốt năm rất cần./Hóa trị một số nhóm:

I: OH, NO3, NH4…; II: SO4, CO3, SO3, SiO3…; III: PO4

III. Quy tắc hóa trị

Quy tắc hóa trị: Tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố này, bằng tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố kia

- Xét hai nguyên tố AxBy

x \times a = y \times b\(x \times a = y \times b\)

Trong đó a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; B có thể là nhóm nguyên tử

TH1: Nếu a = b

Ví dụ:

\begin{array}{l} C{a^{II}}_x{O^{II}}_y\\ x \times II = y \times II  =  > x = y\\  =  > CTHH :  CaO \end{array}\(\begin{array}{l} C{a^{II}}_x{O^{II}}_y\\ x \times II = y \times II = > x = y\\ = > CTHH : CaO \end{array}\)

TH2: Nếu a ≠ b:

Ví dụ 1:

\hspace{0.167em}{\textstyle\begin{array}{l}{Na^I}_x{(SO_4)^{II}}_y\\x\times I=y\times II=>x=2;y=1\\=>CTHH:Na_2SO_4\end{array}}\hspace{0.167em}\(\hspace{0.167em}{\textstyle\begin{array}{l}{Na^I}_x{(SO_4)^{II}}_y\\x\times I=y\times II=>x=2;y=1\\=>CTHH:Na_2SO_4\end{array}}\hspace{0.167em}\)

\hspace{0.167em}{\textstyle\begin{array}{l}{Fe^{III}}_xC{l^I}_y\\x\times III=y\times I=>x=1;y=3\\=>CTHH:FeCl_3\end{array}}\hspace{0.167em}\(\hspace{0.167em}{\textstyle\begin{array}{l}{Fe^{III}}_xC{l^I}_y\\x\times III=y\times I=>x=1;y=3\\=>CTHH:FeCl_3\end{array}}\hspace{0.167em}\)

Ví dụ 2:

\begin{array}{l} {S^{VI}}_x{O^{II}}_y\\ x \times VI = y \times II  =  > \frac{x}{y} = \frac{{II }}{{VI}} = \frac{1}{3} =  >  x  = 1;  y =  3\\  =  > CTHH: S{O_3} \end{array}\(\begin{array}{l} {S^{VI}}_x{O^{II}}_y\\ x \times VI = y \times II = > \frac{x}{y} = \frac{{II }}{{VI}} = \frac{1}{3} = > x = 1; y = 3\\ = > CTHH: S{O_3} \end{array}\)

\hspace{0.167em}{\textstyle\begin{array}{l}A{l^{III}}_x{(SO_4)^{II}}_y\\x\times III=y\times II=>\frac xy=\frac{II}{III}=\frac23=>x=2;y=3\\=>CTHH:Al_2{(SO_4)_3}\end{array}}\hspace{0.167em}\(\hspace{0.167em}{\textstyle\begin{array}{l}A{l^{III}}_x{(SO_4)^{II}}_y\\x\times III=y\times II=>\frac xy=\frac{II}{III}=\frac23=>x=2;y=3\\=>CTHH:Al_2{(SO_4)_3}\end{array}}\hspace{0.167em}\)

Kết luận: Các bước để xác định hóa trị

Bước 1: Viết công thức dạng AxBy

Bước 2: Đặt đẳng thức: x . hóa trị của A = y . hóa trị của B

Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: \frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b\(\frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b'}}{{a'}}\) = Hóa tri của B/Hóa trị của A

Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)

IV. Bài tập vận dụng liên quan 

Bài 1. Tính hóa trị của các nguyên tố

a) Sắt trong hợp chất Fe2O3

b) Nito trong hợp chất N2O5

c) Clo trong hợp chất HCl và 

Bài 2. Dựa vào hóa trị các nguyên tố. Cho biết công thức hóa học nào viết sai, công thức hóa học nào viết đúng: cuCl, KO, BaO, KCl, Al3O2, Na2O, Fe2O3

Bài 3. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

a) Cu (II) và S (II)

b) Fe (III) và O.

c) N (V) và O.

d) P (V) và O.

Bài 4. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau 

a) Fe (III) và SO4 (II) 

b) Cu (II) và SO4 (II)

c) Ba (II) và Cl 

d) Ba (II) và PO4 (III)

e) Ca (II) và CO3 (II) 

f) Zn (II) và PO4 (III)

Bài 5. Xác định hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất 

a) Hóa trị nito trong P2O5, P2O3 

b) Xác định hóa trị Cu trong hợp chất Cu(NO3)2, CuCl2, CuSO4

c) Xác định hóa trị Fe trong các hợp chất sau: FeCl2, FeCl3, FeSO4, Fe(OH)2, Fe(OH)3

d) Xác định hóa trị của Crom trong các hợp chất sau: Cr2O3, Cr2(SO4)3,  CrCl2, Cr(OH)3

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan 

  • Bài ca hóa trị lớp 8 đầy đủ chi tiết dễ nhớ
  • Giải Hóa 8 Bài 10: Hóa trị
  • Giải SBT Hóa 8 bài 10: Hóa trị
  • Bài tập Hóa 8 bài 10: Hóa trị

Từ khóa » Công Thức Hóa Trị Là Gì