Hoa Trúc đào Có độc Không?
Có thể bạn quan tâm
Hoa trúc đào có độc không?
Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander, họ Apocynaceae, có trên 400 loài xuất hiện trên khắp thế giới, phát triển tốt với khí hậu nhiệt đới, ấm áp, cũng có thể chịu hạn hoặc sương giá tốt. Sở dĩ có nhiều người ưa thích loài hoa này vì hoa trúc đào có dáng đẹp, màu sắc phong phú như trắng, hồng nhạt, hồng đậm hoặc hơi đỏ cam, đỏ tía, hoa đơn hoặc hoa kép. Nhiều người chọn màu hồng để trồng làm cảnh với mùi thơm nhẹ.
Hoa trúc đào có độc không? Hoa trúc đào đẹp được dùng làm cảnh nhưng chứa nhiều độc tính
Tuy là loại cây cảnh được dùng nhiều nhưng cần cẩn trọng với hoa trúc đào. Hoa có chứa nhiều hợp chất có độc có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính trong hoa trúc đào rất cao và chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ gây ra tử vong.
Trong cây trúc đào có chứa chất độc oleandrin và neriin, đều là các glycoside tim mạch. Hai chất này có trong toàn bộ các bộ phận của cây nhưng tập trung chủ yếu ở nhựa cây. Vỏ cây có chứa rosagenin, có các tác động tương tự như strychnin. Toàn cây đều có nhựa màu trắng sữa là chất rất độc và đều gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe.
Cây trúc đào có chứa chất độc oleandrin và neriin, đều là các glycoside tim mạch
Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ăn phải từ 10 - 20 lá trúc đào có thể nguy hiểm đến tính mạng và gây tử vong ở trẻ em chỉ với 1 lá. Nhiều người lính ở vùng đảo Corse (Pháp) bị chết do ăn thịt nướng với que xiên lấy từ cành cây trúc đào, nhiều người khác bị ngộ độc do uống nước có nút chai làm từ cây trúc đào hoặc do uống nước suối chảy qua khu vực có nhiều cây trúc đào mọc. Theo thống kê, tại Hoa Kỳ, chỉ trong năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc có liên quan tới trúc đào.
Triệu chứng ngộ độc hoa trúc đào
Nếu ngộ độ do hoa trúc đào có thể có các triệu chứng như sau:
Buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, các tổn thương vùng bụng, tiêu chảy có thể lẫn máu.
Người bị ngộ độc hoa trúc đào có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiết nhiều bọt...
Có biểu hiện loạn nhịp tim, đầu tiên nhịp nhanh sau đó chậm dưới mức bình thường rồi loạn nhịp. Các chất độc từ trúc đào khi nhiễm vào cơ thể còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương làm da xanh tái và lạnh, nạn nhân có triệu chứng run rẩy chân tay và các cơ, tai biến mạch máu, hôn mê và có thể dẫn tới tử vong. Nhựa trúc đào dính vào da còn gây viêm tấy và bỏng rát, sưng đỏ; dính vào mắt sẽ gây loét giác mạc, nếu bị nặng có thể dẫn đến mù mắt.
Vì vậy, cần thận trọng khi đưa trẻ vào chơi ở những nơi có trồng cây trúc đào, tránh không để trẻ hái lá hay hoa hoặc bẻ cành để chơi. Không nên sử dụng trúc đào để làm cây cảnh ở nhà.
Bài liên quan Hoa cẩm chướng có độc không? Hoa cẩm tú cầu có độc không? Hoa loa kèn Đà Lạt có độc không? Hoa đu đủ đực có tác dụng gì?Xử lý ngộ độc hoa trúc đào
Ngộ độc do độc chất từ trúc đào xảy ra rất nhanh nên cần cấp cứu lập tức, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Dùng biện pháp kích thích gây nôn và rửa ruột là các biện pháp bảo vệ cần thiết để làm giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc.
Ngoài ra, uống than hoạt tính cũng có thể được chỉ định trong trường hợp ngộ độc trúc đào. Ngoài ra, có thể cho uống nước sắc cam thảo bắc để giải độc hoặc uống nước chè, vì trong nước chè có chứa tannin sẽ làm tủa chất độc và hạn chế sự hấp thu vào ruột.
Hoa trúc đào có độc không? Khi có các triệu chứng ngộ độc trúc đào đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Các chăm sóc y tế tiếp theo là cần thiết và phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của sự ngộ độc và các triệu chứng.
Trường hợp bị dính vào da hoặc mắt, phải rửa mạnh dưới vòi nước ngay để tẩy sạch độc tố.
Tác dụng của hoa trúc đào
Tuy là loài cây chứa nhiều chất độc nguy hiểm nhưng trúc đào có những giá trị khác có ích cho y học. Trong lá trúc đào có thể chiết được các glycoside như: oleandrin (neriolin), neriin, adynerin và neriantin. Chất neriolin được dùng làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, khó thở, chữa phù do suy tim. So với digitalin hay digoxin, neriolin có các ưu điểm là không bị phá hủy bởi men của dịch tiêu hóa, đào thải nhanh và không gây tích lũy.
Trong các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng vàng rồi hóa lục. Nghiên cứu đã chỉ ra trong lá trúc đào có cardenolid, oleandrin, oleasids A… F, neriolin. Trong lá còn chứa nhựa, tanin, một loại parafin, vitamin C, tinh dầu. Lá chứa hoạt chất chính là các glycosid tim, có 17 glycosid tim khác nhau. Hàm lượng glycosid tim toàn phần trong lá là 0,5%. Cần lưu ý các glycosid: oleandrin (Neriolin), deacetyloleandrin, Neriantin, adynerin.
Trúc đào có tính độc mạnh nên thường được sử dụng làm dược liệu để chiết xuất hoặc sử dụng ngoài da để điều trị mẩn ngưa ghẻ lở ngoài da. Cần chú ý trúc đào là cây rất độc, dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc và phải cẩn thận.
-
Cắm hoa ly ngày Tết có gây độc không?
-
Hoa cúc có độc không?
-
Hoa ly có độc không?
-
Hoa hồng có độc không?
Từ khóa » Trúc đào Có độc Ko
-
Hiểm Họa Từ Cây Trúc Đào
-
Trúc đào: Đẹp Nhưng Rất độc
-
Trúc đào - Cây Hoa đẹp, Dễ Gây Ngộ độc - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hoa Trúc đào Có Thể Gây Chết Người - Tiền Phong
-
Trúc đào: Đẹp Nhưng Rất độc - Báo Thanh Niên
-
Cây độc: Trúc đào Trồng Làm Cảnh, đừng Quên Toàn Thân Cây Chứa ...
-
Đẹp Mê Hồn Nhưng Toàn Thân Loài Cây Này Lại Chứa đầy Kịch độc
-
Trúc đào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trúc đào - Cây Hoa đẹp, Dễ Gây Ngộ độc - Báo Nghệ An
-
Bạn Có Biết Cây Trúc đào Cũng Có độc Không? Những Loài Hoa Này Có ...
-
Các Loại Cây Cảnh Có độc Nhiều Người Trồng Trong Nhà
-
Kỳ 1: Sự Nguy Hiểm Mang Tên “trúc đào” | Báo Dân Trí
-
Vị Thuốc Trúc đào | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Ý Nghĩa, đặc điểm, Cách Trồng Cây Hoa Trúc đào Và Những điều Cần ...