Hoa Tử đằng - ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cho Hoa đẹp
Có thể bạn quan tâm
Hoa Tử đằng mang một vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy và hương thơm quyến rũ. Cũng nhờ vậy mà nhiều người lựa chọn loài hoa này để trang trí không gian sống và làm việc.
Cây hoa Ngọc lan – ý nghĩa loài hoa có hương thơm quyến rũ
Với những thông tin dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về đặc điểm, đặc tính của hoa Tử đằng.
Nhờ đó mà quá trình trồng và chăm sóc cây Tử đằng để có được một giàn hoa đẹp sẽ đơn giản hơn nhiều.
Đặc điểm hoa Tử đằng
Dưới đây là một vài đặc điểm chính của hoa Tử đằng để bạn hiểu rõ hơn về loài hoa này:
- Tên: Tử đằng
- Tên gọi khác: Dây sắn tía, Chu đằng, Đằng la
- Họ: Đậu (Fabaceae)
- Tên khoa học: Wisteria sinensis
- Nguồn gốc: Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc
Hoa Tử đằng là loại cây dây leo, khi phát triển đủ lớn có thể hóa gỗ. Cành và phần ngọn thường mềm, dễ uốn cong để dễ leo. Khi phát triển trong điều kiện thuận lợi, cây có thể sống lâu năm và cao từ 3 – 30m.
Tất nhiên chiều cao và độ phủ còn phụ thuộc vào giàn bám, có thể phủ rộng tới 10m.
Lá tử đằng màu xanh, dáng thuôn dài và mọc đối xứng trên cành. Vào khoản cuối thu, đầu mùa đông thì lá bắt đầu rụng, cây sẽ nảy chồi và ra hoa.
Hoa của cây Tử đằng có màu tím, hồng, vàng hoặc trắng, mùi khá thơm, mọc thành chùm mềm mại, dài từ 10cm – 1m, có hướng rủ xuống dưới rất đẹp mắt.
Hoa tử đằng thường nở vào tháng 4 – 5 hàng năm, nhưng ở khí hậu Việt Nam thì cây có thể nở hoa trải đều từ tháng 3 – 11 dương lịch.
Hạt Tử đằng cũng có dạng dây. Theo nhiều nghiên cứu, hạt Tử đằng có chất độc, ăn phải có thể gây nôn nói, chuột rút và tiêu chảy… do đó cần đặc biệt giữ trẻ em tránh xa, nếu không may nhiễm độc thì cần đưa đến trung tâm y tế để điều trị ngay.
Về khí hậu, Tử đằng là loài cây ưa lạnh, sống tốt trên nhiều loại đất. Ở những nơi nhiệt độ cao cây vẫn có thể sinh trưởng nhưng không tốt như ở vùng lạnh.
Cùng họ Đậu với hoa tử đằng còn có nhiều loại cây công trình khác như cây hoa hòe, muồng hoàng yến hay cây lim xẹt cũng rất được yêu thích.
Tác dụng và ý nghĩa cây Tử đằng
Tác dụng
Là một loài hoa đẹp, mang vẻ sang trọng và có khả năng phủ bóng, tác dụng tuyệt vời nhất của Tử đằng chính là làm cảnh.
Theo đó, bạn có thể trồng cây Tử đằng ở rất nhiều vị trí, ví dụ như:
- Trồng trên ban công để làm mát, chống nắng, hoa rủ xuống trên ban công cũng tăng vẻ đẹp của ngôi nhà lên rất nhiều.
- Bạn cũng có thể trồng từ dưới và tạo giàn để cây bám dọc tường nhà.
- Trồng cây mọc trên tường bao quanh nhà và cổng, vừa tạo không gian xanh mát, vừa trang trí chiếc cổng nhà thêm màu sắc.
- Tạo dàn và để cây phủ bóng khắp sân vườn, tránh ánh nắng chói chang.
- Bạn cũng có thể trồng Tử đằng ở công viên, các chòi nghỉ du lịch hay nhà hàng, quán cà phê…
Ngoài tác dụng làm cảnh, Hoa tử đằng còn giúp bạn thanh lọc không khí, ngăn chặn bụi bẩn, giúp không gian sống và làm việc của bạn trở nên trong lành, tốt cho sức khỏe hơn.
Ý nghĩa hoa Tử đằng
Tử đằng có ý nghĩa khá tương đồng nhau ở nhiều nước, nhìn chung đều tượng trưng cho tình cảm đôi bên.
- Ở Trung Quốc: hoa tượng trưng cho tình bạn, sự yêu mến và cảm phục dành cho đối phương.
- Ở Nhật Bản: hoa tượng trưng cho tình yêu thuần khiết, bất diệt, sự vun đắp tình cảm của lứa đôi.
- Ở Châu Âu: hoa tượng trưng lòng yêu thích, sự đồng điệu giữa hai tâm hồn tri kỉ.
Hoa Tử đằng màu tím tượng trưng cho tình yêu, sự chung thủy. Trong khi đó hoa màu trắng lại tượng trưng cho tình bạn tri kỉ nhiều hơn.
Ngoài ra, hoa còn là biểu tượng cho sự may mắn, mang lại nhiều tài lộc, thuận lợi trong cuộc sống cho gia chủ.
Cách trồng và chăm sóc hoa Tử đằng
Tử đằng là loài hoa có sức sống khá mãnh liệt, nên cách trồng và chăm sóc không có gì quá phức tạp, công sức bỏ ra cũng không nhiều.
Trồng hoa
Bạn có thể trồng hoa Tử đằng bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành. Trong đó chiết cành có nhiều ưu điểm hơn nhờ việc cây phát triển tốt và nhanh ra hoa.
Chuẩn bị đất
Đất để trồng Tử đằng chỉ cần đảm bảo độ tơi xốp, trộn thêm một ít phân hữu cơ, xơ dừa là có thể sử dụng được. Tất nhiên, nếu có thể thì nên chọn các loại đất giàu dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt hơn.
Gieo hạt
Bạn nên gieo hạt vào khoảng thời gian tháng 3 – 4 hàng năm, đầu tiên bạn ngâm hạt giống trong nước khoảng 1 ngày. Sau khi ngâm hạt, bạn lấy ra và gieo hạt vào vùng đất đã chuẩn bị trước, để cây ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng gắt.
Dùng bình xịt phun nước giữ ẩm cho đất hàng ngày, sau khoảng gần 1 tuần là hạt sẽ nảy mầm. Bây giờ bạn có thể tách cây ra khu vực đất vườn hoặc chậu để trồng tiếp.
Chiết cành
Chiết cành Tử đằng không khác gì với các phương pháp chiết cành khác. Bạn chọn một cành to khỏe, không có sâu bệnh.
Sau đó tiến hành khoanh vỏ, đắp bầu đất vào khu vực khoanh vỏ đó. Sau vài ngay cành mọc rễ thì bạn cắt cành và trồng ra khu vực mong muốn. Vậy là xong, trồng theo cách này cây sẽ sống khỏe và nhanh ra hoa hơn.
Ánh sáng
Dù thích hợp với khí hậu lạnh, nhưng Tử đằng lại là loài cây ưa ánh sáng, bạn nên trồng cây ở các khu vực thoáng. Thời gian đầu cây còn yếu thì nên có biện pháp che khi nắng quá gắt.
Tưới nước
Tử đằng không cần quá nhiều nước, bạn chỉ cần duy trì độ ẩm cho vùng đất trồng cây là được. Khoảng 2 ngày bạn tưới một lần cho ẩm đất, nếu thấy đất khô nhanh thì có thể tưới nhiều hơn.
Ngược lại, nếu thấy đất quá ướt thì nên hạn chế tưới lại để tránh ngập úng, thối rễ.
Dinh dưỡng
Như đã nói ở trên, Tử đằng khá dễ sống nên phù hợp với nhiều loại đất, kể cả đất khô cằn.
Nhưng tốt nhất bạn hãy trồng cây trên đất thịt, có nhiều dinh dưỡng, có khả năng thoát nước.
Khoảng 3 – 4 tháng bạn nên bón phân hữu cơ, phân vi sinh cho hoa một lần, khi bón nhớ rải đều khu vực xung quanh, không nên bón trực tiếp vào gốc có thể gây cháy rễ.
Tạo hình
Là loại cây dây leo nên việc tạo hình cho hoa Tử đằng khá đơn giản, tùy vào giàn leo mà cây sẽ mọc theo nhiều hình dáng khác nhau.
Hãy chuẩn bị một giàn leo thật đẹp để hoa phát huy hết vẻ đẹp mà nó vốn có nhé.
Trị bệnh
Là cây dây leo, phủ tán rộng nên việc sâu bệnh là không tránh khỏi. Các bệnh thường gặp ở hoa Tử đằng có thể kể tới như đốm lá, bọ cánh cứng, rệp, chết mầm non…
Bạn cần thường xuyên chăm sóc, kiểm tra để sớm phát hiện, từ đó mua thuốc trị sâu rầy về phun và giải quyết tận gốc trước khi ảnh hưởng tới sức sống của hoa.
Trên đây là những thông tin về hoa Tử đằng, hy vọng qua đó bạn có thể tự mình trồng và chăm sóc một cây cho tới khi thành giàn, trổ bông thơm ngát.
Chúc bạn thành công.
Từ khóa » Hoa Dằng Tử
-
Hoa Tử đằng: Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Ý Nghĩa Hoa Tử đằng | Nguồn Gốc, Đặc điểm, Cách Trồng & Chăm Sóc
-
Cây Hoa Tử đằng Và Những điều Bạn Nên Biết
-
[Sự Thật] Hoa Tử Đằng | Loài Hoa Của Tình Yêu Và Hạnh Phúc
-
Đặc Điểm Cây Hoa Tử Đằng
-
Ý Nghĩa Hoa Tử đằng, Cách Trồng Và Chăm Sóc Giúp Nhanh Ra Hoa đẹp
-
Ý Nghĩa Hoa Tử đằng Là Gì? Truyền Thuyết, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Hoa Tử Đằng - Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Tử Đằng ở Việt Nam
-
Trồng Hoa Tử đằng Làm Cây Bóng Mát Siêu Che Nắng, Hoa Nhiều Rực Rỡ
-
Hoa Tử đằng Nở Vào Mùa Nào? Hoa Tử đằng Có Những Màu Gì?
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Hoa Tử đằng đẹp Lung Linh - YouTube
-
Đặc điểm Cây Hoa Tử đằng Và Kỹ Thuật Trồng Cây Nhanh Cho Hoa, Cây ...
-
Tử đằng – Wikipedia Tiếng Việt