Hoa Tường Vi (cách Trồng, Chăm Sóc Và ý Nghĩa) - AZ Farming
Có thể bạn quan tâm
Hoa Tường Vi (Rosa multiflora) là một loại hồng leo xinh đẹp được rất nhiều người yêu thích và hiện được trồng rất phổ biến.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về thông tin, cách trồng, chăm sóc, cách nhân giống và ý nghĩa của những bông hoa tường vi xinh đẹp nhé!
#1 Giới thiệu về hoa tường vi
Tường vi hay còn gọi là “hoa hồng tường vi” là một loài trong bộ hoa hồng. Đây là loại cây bụi lâu năm có gai, mọc cao đến 5 – 6m. Lá có hình thuôn dài, dài khoảng 2,5 – 4cm và có răng cưa ở mép.
Các cuống lá có tua là đặc điểm dùng phân biệt hồng tường vi với hầu hết các loài hoa hồng khác.
Hoa có kích thước nhỏ 2 – 3cm, phổ biến là hoa cách đơn với 5 cánh nhỏ hoặc cánh đôi gồm 10 cách xếp chồng lên nhau. Hoa có màu trắng đến hồng, thường mọc thành từng chùm. Một số thông tin tổng quan về loài hoa tường vi:
Tên khoa học | Rosa multiflora |
Bộ | Bộ Hoa hồng |
Họ (familia) | Rosaceae |
Loài (species) | R. multiflora |
Giới (regnum) | Plantae |
Bộ (ordo) | Rosales |
Loại thực vật | Cây bụi, lâu năm |
Chiều cao | 5m – 6m |
Tán rộng | 3m – 6m |
Sử dụng trong vườn | Trồng hàng rào, trang trí sân vườn |
“ Tường vi là một giống hồng cổ, hoa nhiều, có mùi thơm dịu dàng, hồng nhiều hoa, tường vi Nhật, dã tường vi là loài thực vật có hoa trong họ Hoa hồng. Tên gọi tường vi thường xuyên bị nhầm lẫn với một loài hoa khác là tử vi.“
Note: có một sự nhầm lẫn phổ biến giữa Hoa Tường Vi và Hoa Tử Vi. Nhiều trang web ở Việt Nam cho rằng 2 cái tên này cùng chỉ một loài hoa. Như vậy hoàn toàn sai. Để biết thêm thông tin về hoa tử vi bạn nên đọc bài viết Hoa Tử Vi này của AZ Farming nhé!
#2 Các màu sắc của hoa hồng tường vi
Tương vi trắng
Tương vi hồng
Tương vi đỏ
Tương vi vàng
Tương vi cam
#3 Cách trồng hoa hồng tường vi
Tường vi là loài hoa tương đối dễ trồng và rất thích hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Tuy nhiên, để có những bụi hồng tường vi đẹp thì bạn phải thường xuyên quan tâm và cắt tỉa chúng.
Dưới đây là những thông tin cơ bản về điều kiện sinh trưởng của hoa tường vi:
Nhiệt độ | 18 – 30 độ C |
Ánh sáng | Ưa nắng |
Đất trồng | Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt |
Độ pH của đất | 6.0 – 7.0 |
Nhu cầu nước | Trung bình cộng |
Nhu cầu phân bón | Phân hữu cơ, phân giàu phốt pho |
Cắt tỉa | Thường xuyên |
Sâu bệnh | Bệnh phấn trắng, bệnh thán thư |
1. Thời điểm trồng tường vi
Khí hậu mát mẻ của mùa Thu hoặc thời gian đầu mùa Xuân là những thời điểm thích hợp để tiến hành trồng tường vi.
2. Chọn vị trí trồng
Đây là loài cây bụi có tốc độ lây lan rất mạnh mẽ trong điều kiện thuận lợi. Vì thế khi trồng hồng tường vi bạn nên chọn những nơi có không gian lớn, trống trải thoáng mát.
Chọn những vùng đất cao, không bị ngập nước ứ đọng trong thời gian dài. Đất cũng cần là loại đất giàu dinh dưỡng
3. Đất trồng hoa tường vi
Tường vi về cơ bản không quá kén đất trồng, nhưng cũng giống như các loài hoa khác bạn cần bổ sung cho đất những chất dinh dưỡng cơ bản để cây phát triển nhanh, khỏe và cho hoa đẹp.
Đất trồng hồng tường vi cần có lớp đất thịt tơi xốp dày khoảng 40cm, trộn thêm vào đất vườn một phần đất cát, phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoại mục để tăng dinh dưỡng độ tơi xốp và đảm bảo khả năng thoát nước của đất.
4. Kỹ thuật trồng hoa tường vi
Sau khi đã chuẩn bị cây giống thì có hai cách phổ biến để trồng hoa hồng tường vi là trồng ngoài đất và trồng trong chậu. Tùy vào mục đích mà bạn chọn lựa cách trồng cho mình.
– Trồng ngoài đất: đào hố sâu và rộng gấp đôi kích thước bầu đất của cây giống. Trước khi cho cây vào hố cần bón lót các loại phân hữu cơ, phân vi sinh,… Tùy theo cây giống lớn hay nhỏ mà bón lót với hàm lượng thích hợp.
– Trồng trong chậu: Chậu trồng có thể là chậu nhựa, chậu sứ, chậu đất nung… cần phải có lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Khi trồng cần chú ý cần nén chặt gốc cây để cây không bị gió lung lay làm ảnh hưởng đến bộ rễ.
#4 Cách giâm cành hồng tường vi
♦ Giâm cành tốt nhất vào tháng 6 và khoảng tháng 9 – tháng 11.
♦ Cắt cành giâm dài khoảng 15cm từ những cành tường vi to khỏe, xanh và không có dấu hiệu sâu bệnh từ cây mẹ.
♦ Giữ lại 1-2 lá ở đầu trên của cành giâm, xử lý bằng chất kích thích ra rễ rồi đem cắm vào bầu đất.
♦ Tưới nước nhẹ sau khi cắm cành giâm vào bầu đất, chuẩn bầu giâm vào vị trí nhiều bóng râm, thoát mát và chăm sóc thường xuyên. Thường 5-6 tuần cành giâm sẽ bén rễ.
♦ Sau khi cành giâm ra rễ ổn định, cây con cứng cáp xanh khỏe thì có thể mang đi trồng ngoài đất hoặc trong chậu.
#5 Chăm sóc hoa tường vi
1. Tưới nước
Thường xuyên tưới nước cho cây để giữ ẩm đất nhưng không tưới quá nhiều khiến đất quá sũng nước hay ngập úng.
2. Cắt tỉa cây tường vi
Cắt tỉa là việc quan trọng khi trồng hoa tường vi để có thể tạo hình cho bụi hoa có tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó cắt tỉa còn giúp hạn chế việc cây quá rậm dễ gặp vấn đề về sâu bệnh.
Nếu phát hiện cây có sâu bệnh hại hoặc lá úa, hoa tàn, bạn cần loại bỏ chúng để tránh sâu bệnh lây lan qua các cành lá khác. Vào mùa đông, nên thường xuyên cắt tỉa những cành già, cành rậm rạp.
3. Bón phân
Bón phân là việc cần thiết dù bạn trồng loài thực vật nào. Đối với cây hồng tường vi, bạn cần bổ sung các loại phân hữu cơ, phần chuồng hoại mục ít nhất một năm 2 lần.
Bên cạnh đó, trước mùa ra hoa bạn cần bón cho cây các loại phân giàu phốt pho, bạn có thể chọn phân NPK có hàm lượng phốt pho cao hơn nito.
4. Sâu bệnh
Nếu được trồng và chăm sóc đúng cách thì cây tường vi tương đối ít gặp các vấn đề về sâu bệnh. Tuy nhiên bạn nên thường xuyên kiểm tra xem cây có dấu hiệu của sâu bệnh tấn công hay không.
Những loại sâu bệnh thường gặp khi trồng tường vi là: bệnh phấn trắng và bệnh đốm đen.
– Bệnh phấn trắng: Trên các lá xuất hiện các vết dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô… Có thể dùng thuốc Actara chuyên trị phấn trắng.
– Bệnh đốm đen: Trên lá xuất hiện các vết hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN 70g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15ml/bình 8 lít.
Chú ý: khi dùng bất kỳ loại thuốc trừ sâu hóa học nào, bạn nên tham khảo cách sử dụng và liều lượng sử dụng từ đơn vị cung cấp nhé!
#6 Ý nghĩa của hoa tường vi
Tường vi trắng: Tượng trưng cho tình yêu trong sáng, tinh khôi, thuần khiết và chân thành.
Tường hồng: Mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu, bền chặt. Những chàng trai thường tặng tường vi hồng cho người yêu với lời nhắn nhủ “Anh yêu em mãi mãi”.
Tường vi đỏ: Thể hiện mong muốn được quan tâm, che chở cho người mình yêu thương.
Bài viết cùng chủ đề
- Hoa Bồ Công Anh (cách trồng, chăm sóc, ý nghĩa và công dụng)
- Hoa Thanh Liễu (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)
- Hoa Cát Tường (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)
- Hoa Huệ (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa của hoa huệ)
- Hoa Mẫu Đơn (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)
Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.
Đóng Góp Ý Kiến Của BạnHủy
- Nhấn tin
- Chat zalo
- Messenger
- Gọi điện
- Đầu trang
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Hoa Tường Vi
-
Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Tường Vi Nở đẹp
-
Ý Nghĩa Hoa Tường Vi Là Gì? Hoa Tường Vi Ra Hoa Tháng Mấy?
-
Hoa Tường Vi - Lài Hoa Mỏng Manh Mang ý Nghĩa Về Tình Yêu
-
Ý Nghĩa Hoa Tường Vi - Loài Hoa Mang Vẻ Đẹp Thanh Tao, Tinh Khiết
-
7 Ý Nghĩa Hoa Tường Vi Và 20 Bức ảnh đẹp Nhất Về Loài Hoa Này
-
Hoa Tường Vi: ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc - KHBVPTR
-
Hoa Tường Vi Có ý Nghĩa Gì Và Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Cây Hoa Tường Vi - Hoa Công Trình đẹp Cho Nhiều Không Gian
-
Hoa Tường Vi I 101 Hình ảnh Tuyệt đẹp Về Hoa Tường Vi
-
Hoa Tường Vi Có ý Nghĩa Gì Cách Trồng Và Chăm Sóc Ra Sao
-
Ý Nghĩa Của Hoa Tường Vi Trong Tình Yêu - Flower Corner Blog
-
5 ý Nghĩa Hoa Tường Vi | Nguồn Cảm Hứng Sáng Tác BẤT TẬN Cho Thi Sỉ
-
Hoa Tường Vi – Loài Hoa Mang Vẻ đẹp Thanh Tao Với ý Nghĩa Sâu Sắc
-
Hoa Tường Vi Là Gì? Ý Nghĩa Hoa Tường Vi Như Thế Nào?