Hoa Vàng Một Thuở - Tạp Chí Sông Hương

Ban biên tập Gửi bài viết Liên hệ quảng cáo Trang chủ Huế luôn luôn mới SỰ KIỆN Phòng chống dịch COVID-19 (new) 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Tình Sông Hương Văn Thơ Nghiên Cứu & Bình Luận Câu chuyện hôm nay Văn hoá nghệ thuật Festival Huế Kiến trúc Âm nhạc Sân khấu Mỹ thuật Nhiếp ảnh Văn học dân gian Đất và người Huế bốn phương Nhìn ra thế giới Nhịp cầu di sản Trang viết đầu tay Trang thiếu nhi Góc Hoài niệm SỐ ĐẶC BIỆT CHUYÊN ĐỀ Giá sách Sông Hương Tác phẩm hay Thông tin Cơ quan - Doanh nghiệp Tác giả - Tác phẩm Giá sách Sông Hương Tạp chí Sông Hương - Số 266 (tháng 4) Hoa vàng một thuở 10:05 | 29/03/2011 NGUYỄN VĂN DŨNGNhạc Trịnh Công Sơn mỗi bài gắn liền với một cuộc tình. Cho nên nếu hiểu bối cảnh ra đời của nó, nghe hát càng thấy hay hơn. Lần này tôi không chỉ hiểu mà còn may mắn được nghe chính người trong cuộc hát. Hoa vàng một thuở Hoàng Lan của "Hoa vàng một thuở"
Đó là một buổi tối mùa thu năm 2005 ở thành phố Toronto - Canada. Đám đệ tử của tôi tổ chức buổi họp mặt đón thầy từ Việt Nam sang. Ngoài hơn chục môn đồ từ huyền đai trở lên, tôi còn thấy một nữ lưu cốt cách thanh thoát, ít nói, buồn buồn, và đẹp. Hòa chỉ giới thiệu ngắn gọn: “Đây là chị Hoàng Lan, bạn em”.Mọi người quây quần trước cây đàn piano đặt ở góc phòng. Có điều thật lạ, học võ, dạy võ, làm ăn kinh tế giỏi, nhưng các em đều thích hát và hát hay. Anh Đức từng là quán quân tiếng hát truyền hình của cộng đồng người Việt ở Toronto. Thái Hoà thì đã nhiều người biết, là giám đốc một tập đoàn điện tử của Pháp khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhưng anh còn là một ca sĩ chuyên hát nhạc Trịnh. Tôi từng nghe Hoà hát bên bờ sông Hương, trên đỉnh Bạch Mã, nơi ngôi nhà vĩnh cữu của Trịnh Công Sơn, nay lại bát ngát dưới trời thu Canada. Những dịp thế này, Hoà như con cá trong nước, con chim trên trời - duyên dáng, thoải mái, bay lượnĐến phiên mình, Hoàng Lan “Hát tặng thầy cô và các bạn bài “Hoa vàng một thuở” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”: Em đến bên đời. Hoa vàng một đoá... Em đến nơi này. Bao điều chưa nói. Lặng lẽ chia xa. Sao lòng quá vội. Một cõi bao la. Ta về ngậm ngùi. Tôi bỗng sững sờ, không phải vì giọng hát như là của một ca sĩ chuyên nghiệp mà vì cái dáng, cái hồn chất chứa trong từng lời ca. Tôi có cảm tưởng như từ trong tiền kiếp, cô ấy đang hát cho một ngày thu đã xa, cho ai đó, cho mình, chứ chẳng phải cho ai. Xin cho bốn mùa. Đất trời lặng gió. Đường trần em đi. Hoa vàng mấy độ. Những đường cỏ lá. Từng giọt sương thu. Yêu em thật thà. Trong khi mọi người chưa kịp tỉnh cơn mê thì Hoàng Lan hát tiếp bài thứ hai: “Như một lời chia tay”. Đây là bài tâm đắc của tôi. Cuộc đời như dòng sông ngày đêm tuôn chảy. Từng phút từng giây qua, là từng phút từng giây ta chia tay những gì mình dấu yêu, và chia tay cả với mình. Bài hát không mang âm hưởng sướt mướt của kẻ thất tình mà đượm nỗi buồn mênh mang nhân thế. Những hẹn hò từ nay khép lại. Thân nhẹ nhàng như mây. Chút nắng vàng giờ đây cũng vội. Khép lại từng đêm vui... Tôi chưa bao giờ nghe ai hát bài này hay như Hoàng Lan.

Bút tích Trịnh Công Sơn

Mặc cho mọi người tha thiết vỗ tay yêu cầu hát nữa, Hoàng Lan nhẹ nhàng từ chối: “Em thuộc nhiều bài của anh Sơn, nhưng thú thật em chỉ có cảm xúc đặc biệt khi hát hai bài này thôi”. Thái Hoà nói nhỏ bên tai tôi: “Hoa vàng trong bài hát là chị Hoàng Lan đó. Cậu Sơn làm hai bài này là để tặng chị Hoàng Lan nhân sinh nhật thứ 21 của chị ấy”. Thảo nào. Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài hoa và đa tình. Anh yêu nhiều người và được nhiều người yêu. Sau khi anh mất, không ít giai nhân lên tiếng chính mình là nguồn cảm hứng để chàng nhạc sĩ họ Trịnh sáng tác nên bài này bài kia. Không biết có bao nhiêu phần trăm là sự thật. Nhưng tôi tin chuyện tình của “cô gái áo vàng” là thật. Gia dĩ, hôm sau Thái Hoà mang tặng tôi bản “Hoa vàng một thuở” (bản photo) có thủ bút của Trịnh Công Sơn ngay bên dưới nhan đề bản nhạc: “Viết cho sinh nhật Hoàng Lan 25.4.1981”. Bên phải bản nhạc là tên tác giả và ngày sáng tác: 8.4.1981. Thế nghĩa là bản nhạc được sáng tác 18 ngày trước sinh nhật của người được tặng. Có điều tôi thắc mắc, bản nhạc lúc đầu có tên “Hoa vàng một thuở” nhưng về sau, trong các tuyển tập lại mang tên “Hoa vàng mấy độ”. Không biết Trịnh Công Sơn đổi tên tác phẩm này từ lúc nào? Vì sao đổi? Và bài “Như một lời chia tay”, cũng được sáng tác năm 1981 khi Hoàng Lan quyết định theo gia đình sang định cư ở Canada, nhưng mãi trước khi qua đời tác giả mới cho phổ biến, để không lâu sau, đó không còn là lời chia tay của anh cho một người mà trở thành lời chia tay của muôn vạn người cho anh?Tôi còn gặp lại Hoàng Lan một lần trước khi rời Toronto. Chiếc áo khoác màu đen giản dị, không son phấn, trông chị trang nhã, huyền bí, và đẹp như một nhan sắc Huế xưa. Ai ngờ khi quen Trịnh Công Sơn, chị còn nhỏ tuổi hơn cả con gái của chị bây giờ. Đó là năm 1980, chị tròn 20 tuổi, vừa tốt nghiệp khoá ba lê đầu tiên của Tp Hồ Chí Minh; họ gặp nhau trong một lần đi công tác cứu trợ, và rồi trở thành thân thiết. Trả lời câu hỏi của tôi về những kỷ niệm đẹp nhất trong thời gian gần gũi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chị thổ lộ: “Ngày nào cũng cùng anh Sơn ra Givral, tha thẩn ở nhà sách Xuân Thu, thi thoảng dự mấy buổi khai trương quán cà phê của bạn bè”. Chị thích nhạc Trịnh Công Sơn, yêu quí con người anh. Theo chị, “Anh Sơn bao giờ cũng nhẹ nhàng, ân cần, hiền, và rất tốt”. Có lần Trịnh Công Sơn nói với chị: “Hoàng Lan đủ thông minh để hiểu, đó không là tình cảm anh em”. Còn nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu thì hối thúc: “Mày ưa hay không thì nói một tiếng, nó khổ vì mày lắm rồi”. Nhưng hồi ấy chị vẫn xem anh như một người anh. Mãi sau này xa nhau rồi, chị mới nhận ra rằng mình đã yêu anh ấy, yêu vô cùng anh ấy.Hồi sang Đức, tôi tình cờ gặp lại người bạn học cũ thời Đại học Văn khoa. Đó cũng là cô gái đã để lại nhiều dấu ấn trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Ngồi nghe bạn kể về những kỷ niệm thời quen Trịnh Công Sơn, tính cách của anh, và những cảm nhận của bạn về người nhạc sĩ tài hoa này, tôi bỗng ngộ ra rằng, trên đời còn có một thứ cao hơn cả tình yêu, đó là “tấm lòng”. Trong một bài khác, Sơn đã viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng” - dù chỉ là để gió cuốn đi. TẤM LÒNG - phải chăng vì thế mà ai đã từng gần gũi anh, từng sống với anh, thì không thể không yêu thương anh.Năm 1992, Trịnh Công Sơn sang Canada. Trong những lần gặp ở Montréal, anh bảo Hoàng Lan ngồi cho anh vẽ. Chị cứ lần lữa hoài vì bận quá nhiều việc. Anh nói không ưa vẽ thì hãy chọn một trong những bức tranh anh mang qua để làm kỷ niệm - ưa bức nào cũng được, cứ việc lấy. Và chị đã không lấy chỉ vì sợ thêm nợ nần nhau. “Bây giờ nghĩ lại mới thấy tiếc!”. Nhiều lần anh thuyết phục chị nên về lại Việt Nam mà sống, “Sài Gòn nay đã thay da đổi thịt lắm rồi”. Chị hứa sau khi thu xếp công việc, đến năm 2000 sẽ về. Ai ngờ, chị chưa kịp thực hiện lời hứa thì anh đã đi rồi.Tôi hỏi chị, nếu như gặp lại anh Sơn, Hoàng Lan được phép nói một câu thì Hoàng Lan sẽ nói câu gì? “Em sẽ không nói gì. Chỉ hát tặng anh ấy bài “Xin trả nợ người”. Rồi chị khe khẽ hát: Hai mươi năm xin trả nợ người. Trả nợ một thời em đã bỏ ai... Bao nhiêu năm em nợ ngọt ngào. Trả nợ một đời chưa hết tình sâu. Tôi lạnh người, vì qua đôi mắt chị, hình như Trịnh Công Sơn đang ngồi quanh quất đâu đó.Tôi lại hỏi, về anh Sơn, nếu như Hoàng Lan được ước một điều, thì Hoàng Lan sẽ ước điều gì? “Chỉ ước được ở bên để săn sóc anh ấy suốt đời”. Một thoáng xa xăm, chị tiếp: “Nhưng bây giờ thì không được nữa rồi. Đành hẹn kiếp sau”. Trước đó, chị nói với tôi chồng chị hiểu rõ tình cảm của chị với anh Sơn, nhưng anh ấy rất quí anh Sơn, và tôn trọng thế giới riêng tư của vợ. Tôi lại càng tin hơn cái triết lý: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.Khi khuyên Hoàng Lan nên về lại Việt Nam, Trịnh Công Sơn hứa sẽ giúp làm một CD cho riêng chị. Thế rồi anh ra đi vội vàng quá, nên chị phải làm một mình. CD có tên “Hoa vàng một thuở”, gồm 10 ca khúc của nhiều tác giả, trong đó có hai bài Trịnh Công Sơn làm tặng chị, cùng lời “Tri ân đến:... và Anh, người đã cho em động lực để hoàn thành CD đầu tay này”. Trước khi kết thúc buổi chiều thú vị dưới trời thu Canada, bên tách cà phê, với người bạn mới gặp mà tưởng như từng quen nhau lâu lắm, tôi xin Hoàng Lan được nghe lại bản nhạc Trịnh Công Sơn làm tặng chị khi hai người chia tay. Chỉ với vài động tác nhỏ, là chị như đã về lại với “nghìn thu cũ xa xôi” của mình, rồi lên tiếng hát: ...Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại. Ngỡ chỉ là cơn say. Đoá hoa vàng mỏng manh cuối trời. Như một lời chia tay. Tôi nghe như bên tai giọng nói trầm ấm của Sơn ngày nào: “Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại. Dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi”. N.V.D
(266/4-11)
Các bài mới Thơ Sông Hương 4-2011 (23/05/2011) Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế, cuốn sách công phu và cuốn hút (16/05/2011) Yếu tố phi lý trong truyện ngắn “Tôi đến chỉ để gọi điện thoại” của G.G.Marquez (04/05/2011) Ông Tương Đối (04/05/2011) Khúc ca quy ẩn (04/05/2011) Hương Lâm một lần ngoảnh đầu nhìn lại (29/04/2011) Trang thơ lục bát dự thi 04-2011 (29/04/2011) Quy luật của trò chơi (29/04/2011) Édouard Glissant - Nhà văn tạp chủng toàn-cầu (28/04/2011) Dòng sông của Huế trong thơ một ông Hoàng triều Nguyễn (26/04/2011) Các bài đã đăng Huế với con đường mang tên Trịnh Công Sơn (29/03/2011) Tạp chí Sông Hương Số Đặc Biệt (T.12-24) Số 429 (T.11-24) » Năm 1983 » Năm 1984 » Năm 1985 » Năm 1986 » Năm 1987 » Năm 1988 » Năm 1989 » Năm 1990 » Năm 1991 » Năm 1992 » Năm 1993 » Năm 1994 » Năm 1999 » Năm 2000 » Năm 2001 » Năm 2002 » Năm 2003 » Năm 2004 » Năm 2005 » Năm 2006 » Năm 2007 » Năm 2008 » Năm 2009 » Năm 2010 » Năm 2011 » Năm 2012 » Năm 2013 » Năm 2014 » Năm 2015 » Năm 2016 » Năm 2017 » Năm 2018 » Năm 2019 » Năm 2020 » Năm 2021 » Năm 2022 » Năm 2023 » Năm 2024 Góc ảnh đẹp Những khoảnh khắc Huế 12SDB-24 Bạn đọc nhiều 10 sự kiện nổi bật của Huế năm 2024 10 sự kiện nổi bật của Huế năm 2024 Trang thơ Trần Ngọc Mỹ Trang thơ Trần Ngọc Mỹ Văn chương như là đức tin tôn giáo Văn chương như là đức tin tôn giáo Chuyện nhỏ ở một thành phố Chuyện nhỏ ở một thành phố Người lên núi và biến mất Người lên núi và biến mất Quảng cáo

Tòa soạn: 09 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế Điện thoại: 0234. 3686669 (Trị sự) - 3822338 (VP) - 3846066 Ban Biên tập: songhuongtapchi@gmail.com Ban Trị sự: tapchisonghuong.vn@gmail.com

© Bản quyền thuộc về Tạp chí Sông Hương ® Ghi rõ nguồn "Tạp chí Sông Hương Online" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Từ khóa » Hoa Vàng Mấy độ Nghĩa Là Gì