Hoắc Hương Chủ Trị Bệnh Tiêu Hóa, Cảm Mạo
Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm thuốc của hoắc hương là cả cây, nhất là lá, thu hái loại bỏ lá sâu hay lá già úa, phơi nắng nhẹ hay sấy ở nhiệt độ 40 - 45oC đến khô. Có thể cất tinh dầu từ lá tươi để dùng.
Theo Đông y, lá hoắc hương có vị cay, the, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng giải cảm, sát khuẩn, chống nôn, giảm đau.
Hoắc hương.
Tuệ Tĩnh đã dùng hoắc hương 8g, phối hợp với trần bì 8g, gừng sống 3 lát, sắc uống chữa đau bụng, nôn mửa, ợ hơi, tiêu hóa kém.
Hải Thượng Lãn Ông đã dùng bài thuốc “Hoắc hương bách giải hoàn” để phòng và điều trị bệnh sốt rét, đau bụng, thổ tả, cảm nóng. Bài thuốc gồm: hoắc hương 120g, hương phụ 100g, lá sung 120g, nam mộc hương 120g, ngũ gia bì 80g, lá gắm 80g, long đởm thảo 40g, bách thảo sương 40g, hạt cau 40g, thương truật 40g, can khương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột, rây mịn, trộn với nước đậu xanh quấy thành hồ làm viên bằng đầu ngón tay. Mỗi lần uống 3 - 5 viên với nước sắc gừng và hành để trị sốt rét cơn, cảm nóng lạnh; với nước cơm (tiêu chảy); với nước đun sôi để nguội (đau bụng, thổ tả). Bột “Hoắc hương chính khí” chữa cảm mạo, sốt, ăn không tiêu, đau bụng gồm: hoắc hương 15g, lá tía tô 10g, thương truật 8g, trần bì 5g, cam thảo 3g, đại táo 4 quả, phục linh 6g, hậu phác 3g. Người lớn uống mỗi lần 8 - 10g, ngày 2 - 5 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không được dùng; 2 - 3 tuổi, mỗi lần 2g; 4 - 7 tuổi mỗi lần 3g; 8 - 10 tuổi mỗi lần 4g.
Kinh nghiệm dân gian dùng hoắc hương trong những trường hợp sau:
Chữa ăn không tiêu, sôi bụng, đau bụng: hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa đại 12g, vỏ bưởi đào sao cháy 6g. Tất cả tán thành bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với nước chè nóng trước bữa ăn nửa giờ. Ngày uống 3 lần.
Chữa tiêu chảy: hoắc hương 12g; nụ sim 8g, sao; đậu ván trắng 8g; sa nhân 8g, mộc hương 8g, cát căn 12g; cam thảo 4g; vỏ rộp ổi 8g; gừng nướng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa cảm, sốt, ho, đau nhức: hoắc hương 6g, tía tô 6g, hương nhu 6g, lá chanh 8g, cam thảo đất 8g, chua me đất 10g, gừng 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa thổ tả: hoắc hương, hậu phác, cam thảo, sa nhân, mộc hương, thương truật, trần bì, mỗi vị lượng bằng nhau, sắc nước uống.
Chữa phát ban: hoắc hương, hậu phác, trần bì, bồ bồ (nướng), mỗi vị 50g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống nửa thìa cà phê.
Huyền Hoa
Từ khóa » Cây Hoắc Hương Có Tác Dụng Gì
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Hoắc Hương - Vinmec
-
Công Dụng Của Vị Thuốc Hoắc Hương | Vinmec
-
Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Hoắc Hương | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Hoắc Hương Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Những Lưu Ý Khi Sử ...
-
Hoắc Hương Là Cây Gì? Công Dụng Của Cây Hoắc ... - HAKU Farm
-
Hoắc Hương: Hương Thơm Kỳ Diệu Từ Thiên Nhiên
-
Hoắc Hương - Hello Bacsi
-
Cây Hoắc Hương: Công Dụng Và 1 Số Bài Thuốc Hay Từ Dược Liệu
-
Bài Thuốc “Hoắc Hương Chính Khí” Trị Giải Cảm, Tiêu Chảy
-
Thông Tin Và Tác Dụng Của Cây Hoắc Hương Trong điều Trị Bệnh
-
Bật Mí Về Hoắc Hương Và #18 Tác Dụng Chữa Bệnh
-
Hoắc Hương, Tác Dụng Chữa Bệnh Của ...
-
Cây Hoắc Hương: Công Dụng, Liều Dùng, Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Hoắc Hương Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc