Hoại Tử Vùng Mô Thái Dương Vì Tiêm Filler - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Theo bác sĩ, cách đây tám tháng, chị Hải Anh (*) tiêm filler vào vùng thái dương với mong muốn lấp đầy phần thái dương bị lõm. "Do nghe lời quảng cáo trên Facebook về chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tôi để nhân viên tại spa tiêm filler cho mình", chị Hải Anh nói.
Filler là phương pháp độn thái dương được nhiều người lựa chọn vì giúp gương mặt đầy đặn, trẻ trung nhanh. Tuy nhiên, chị không được biết mình được tiêm chất filler gì, với dung lượng bao nhiêu và cũng không làm trong một môi trường với dụng cụ được vô trùng.
Thấy phần trán đau nhức, khoảng 20 ngày trước, chị quay lại spa và được nhân viên tiêm chất giải. Tuy nhiên, ổ dịch ngày càng sưng to hơn. Đau đớn, sợ hãi khi chất dịch lan rộng đến mắt, chị đến Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc "cầu cứu".
"Thông thường khi tiêm chất giải filler, sau 3-4 ngày là đã tan hết nhưng bệnh nhân đã bị áp xe trong 20 ngày, gây hoại tử hết vùng mô thái dương. Phần thái dương bên trái hoàn toàn bình thường nhưng phần bên phải lại bị áp xe rất to và tụ nhiều dịch mủ", bác sĩ Tú Dung nói.
Theo bác sĩ, hầu hết tai biến xảy ra do nạn nhân tiêm filler tại các spa nhỏ lẻ, được thực hiện bởi các đối tượng không được cấp chứng chỉ hoặc đào tạo, học lỏm qua quýt. Bên cạnh đó, với những dịch vụ nhỏ như tiêm filler, các cơ sở này hoàn toàn không chú trọng vô trùng kỹ lưỡng, dẫn đến hậu quả nặng nề như bệnh nhân Hải Anh.
Bác sĩ nhấn mạnh: "Dù chỉ là tiểu phẫu nhưng cũng cần phải làm trong môi trường có dụng cụ mổ đầy đủ và được vô trùng. Để xử lý vết mủ áp xe cũng cần bài bản, chỉnh chu. Tôi và êkíp đã kịp thời nạo hút hết phần filler và bơm rửa sạch ổ dịch cho bệnh nhân bằng oxy già, kết hợp với povidine và nước muối. Đây cũng là ba thành phần quan trọng rửa sạch vùng ổ dịch bị nhiễm trùng".
Các bác sĩ cho biết may mắn tình trạng áp xe của chị Hải Anh vẫn chưa lây lan và tác động vào mạch máu, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Sau mổ, bệnh nhân phải dùng kháng sinh một tuần và cần theo dõi 3-6 tháng. Nếu thái dương lõm nhiều sẽ thực hiện cấy mỡ tự thân vùng mặt, cấy tế bào gốc tự thân vùng này.
"Qua trường hợp trên, chúng ta không nên chủ quan rằng những dịch vụ nhỏ như tiêm có thể làm trong môi trường không cần vô trùng, rất nguy hiểm. Muốn tiêm chất làm đầy, tiêm filler, hãy đến các bệnh viện uy tín hoặc nơi có cơ sở vật chất đảm bảo vì nó quyết định đến kết quả thẩm mỹ của bạn", bác sĩ Tú Dung nói thêm.
* Đã đổi tên nhân vật
(Nguồn: Bệnh viện JW Hàn Quốc)
Từ khóa » Tiêm Filler Thái Dương Bị đau đầu
-
Tiêm Filler Thái Dương Có Biến Chứng Gì Không ? - Thẩm Mỹ Viện Tấm
-
Tiêm Filler Thái Dương Có Nguy Hiểm Không? Có ảnh Hưởng Gì Không?
-
Tiêm Làm đầy Thái Dương Hóp - Suckhoe123
-
Cô Gái Bị áp Xe, Hoại Tử Nặng Vùng Thái Dương Do Tiêm Filler Tại Spa
-
Tiêm Filler Thái Dương - Seoul Spa
-
Hỏi đáp: Tiêm Filler Bị Nhức Có Sao Không, Làm Cách Nào để Hết
-
Tiêm Filler Thái Dương Bị Sưng Phải Làm Sao? - Viện Thẩm Mỹ La Ratio
-
NGUYÊN NHÂN TIÊM FILLER BỊ NHỨC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
-
Làm đẹp Bằng Tiêm Chất Làm đầy (filler): Tai Biến Nguy Hiểm, Khó Hồi ...
-
Độn Thái Dương Và Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Tiêm Filler Làm đầy Thái Dương | Tạo Hình Gương Mặt Cân đối - Hài Hòa
-
Filler Liên Tiếp Gây Tai Họa - Báo Lao Động
-
Nếu Có ý định Tiêm đầy Thái Dương Bạn Không Nên Bỏ Qua 5 điều Sau!
-
Gần Chục Ca Tai Biến Tiêm Filler Trong Nửa Tháng - Vietnamnet