Hoàn Cảnh Ra đời Của Nhà Nước Âu Lạc - Toploigiai

Câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Âu Lạc

Trả lời:

Người Âu Việt và Lạc Việt từ lâu sống hòa hợp với nhau ở vùng núi phía Bắc nước Văn Lang. Cho đến năm 218 TCN, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước Phương Nam, Thục Phán đã đứng lên lãnh đạo cả người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui quân xâm lược.Kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã được thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc. Quốc gia Âu Lạc ra đời khoảng đầu thế kỷ III tr.CN và đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các Vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).

Hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Âu Lạc

Lãnh thổ Âu Lạc được mở rộng dựa trên sự kế thừa hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Tây Âu. Sự ra đời của Âu Lạc chính là kết quả của sự đoàn kết cùng nhau tiêu diệt kẻ thù chung. Đây chính là bước phát triển mới cao hơn nhà nước Văn Lang.

Tuy Âu Lạc chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn nhưng nó có những đóng góp to lớn vào quá trình phát triển của đất nước.

Về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội thời Âu Lạc đều phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của nước Văn Lang để lại. Văn hoá Đông Sơn là cơ sở văn hoá của hai nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

Do yêu cầu cấp thiết của cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà thời Âu Lạc đã có những bước tiến vượt bậc về quân sự. Việc sáng tạo ra nỏ Liên Châu bắn một lần được nhiều phát tên được coi là loại vũ khí độc đáo, có khả năng sát thương lớn và việc xây dựng kinh đô Cổ Loa để phòng thủ cũng chính là minh chứng cho sự phát triển của Âu Lạc. Thành Cổ Loa nằm ở vị trí trung tâm đất nước và là đầu mối của các hệ thống giao thông đường thuỷ. Đây là một kiến trúc quân sự kiên cố được phòng vệ chắc chắn kết hợp chặt chẽ giữa quân bộ và quân thuỷ. Với vị trí kiên cố và lợi hại, thành Cổ Loa đã góp phần vào rất nhiều chiến thắng vẻ vang của nhân dân Âu Lạc chống lại các cuộc xâm lược của quân Triệu. Tuy nhiên do những sai lầm chủ quan của mình mà An Dương Vương bị đẩy vào tình thế bị cô lập, xa rời nhân dân, khiến nước Âu Lạc rơi vào tay giặc, đất nước rơi vào 1000 năm Bắc thuộc.

Từ khóa » Nguyên Nhân Ra đời Của Nhà Nước âu Lạc