Hoàn Cảnh Sáng Tác, Dàn ý Phân Tích Tác Phẩm Qua Đèo Ngang

Qua Đèo Ngang - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩmTác giả tác phẩm lớp 7 Qua Đèo NgangBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm Qua Đèo Ngang

Bài thơ: Qua Đèo Ngang - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

  • Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 8: Qua đèo ngang

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 7, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.

Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan

  • I. Đôi nét về tác giả Bà Huyện Thanh Quan
  • II. Đôi nét về tác phẩm Qua Đèo Ngang
  • III. Dàn ý phân tích tác phẩm Qua Đèo Ngang

Nội dung bài thơ: Qua Đèo Ngang

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta.

I. Đôi nét về tác giả Bà Huyện Thanh Quan

- Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh, năm mất

- Quê quán: phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ), Hà Nội.

- Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan

- Cuộc đời:

  • Là vợ của Lưu Nghị (1804-1847) làm quan trải đến chức Viên ngoại lang bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi)
  • Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.
  • Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.

- Sự nghiệp văn chương:

  • Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật.
  • Thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên, đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay. Tác phẩm nào của bà cũng buồn thương da diết, trang nhã và rất điêu luyện.
  • 6 bài thơ Đường luật của bà: Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Cảnh đền Trấn Võ, Cảnh Hương sơn.

II. Đôi nét về tác phẩm Qua Đèo Ngang

1. Hoàn cảnh ra đời

Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.

>> Có thể bạn chưa biết: Đèo Ngang nằm ở địa phương nào?

2. Ngôn ngữ

Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết bằng chữ Nôm

3. Thể thơ

- Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

- Đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú đường luật:

  • Gồm có 8 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ
  • Thường triển khai nội dung theo bố cục đề - thực - luận - kết

4. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

5. Bố cục bài thơ Qua Đèo Ngang

- Gồm 4 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần đềCâu thơ 1 và 2
  • Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang
Phần thựcCâu thơ 3 và 4
  • Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang
Phần luậnCâu thơ 5 và 6
  • Tâm trạng của tác giả
Phần kếtCâu thơ 7 và 8
  • Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả

3. Giá trị nội dung

bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

- Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Qua Đèo Ngang

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Bà Huyện Thanh Quan (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm sáng tác…)

- Giới thiệu về bài thơ “Qua Đèo Ngang” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang

- Thời gian: xế chiều – thời điểm dễ gợi nên nỗi buồn cô đơn, sự trống vắng

- Không gian: Đèo Ngang – một con đèo hùng vĩ, phân chia hai tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, là ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài ngày xưa

- Cảnh vật:

  • Các sự vật: cỏ cây, lá, đá, hoa
  • Động từ: chen – lẫn vào nhau, không ra hàng ra lối, động từ “chen” chen vào giữa hai câu thơ gợi cảnh tượng rậm rạp, hoang sơ

⇒ Cảnh vật đầy sức sống nhưng hoang sơ, rậm rạp và hắt hiu

b. Cuộc sống con người ở Đèo Ngang

- Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình: lom khom, lác đác – gợi cảm giác thưa thợt, ít ỏi

- Nghệ thuật đảo ngữ:

  • Lom khom … tiều vài chú
  • Lác đác … chợ mấy nhà

⇒ Nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi, nhỏ nhoi của sự sống ở giữa cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ

⇒ Hình ảnh con người hiện lên thưa thớt, ít ỏi làm cho cảnh vật thêm hoang vắng, tiêu điều. Qua đó, gợi cảm giác buồn hiu, vắng lặng của tác giả

c. Tâm trạng của tác giả

- Âm thanh của chim quốc quốc, gia gia: nghệ thuật lấy động tả tĩnh, chơi chữ. Tiếng chim quốc, chim gia gia nhớ nước, thương nhà cũng chính là tiếng lòng của tác giả thiết tha, da diết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước

- Câu thơ như một tiếng thở dài của tác giả

⇒ Tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Đó cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ

d. Nỗi cô đơn tột cùng của tác giả

- Con người nhỏ bé, lẻ loi, cô đơn, một mình đối diện với cả vũ trụ bao la, rộng lớn

- “Một mảnh tình riêng, ta với ta”: một nỗi buồn, một nỗi cô đơn không có ai để se chia, san sẻ

⇒ Tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi một mình đối diện với chính mình giữa vũ trụ bao la, rộng lớn

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác giả:

  • Nội dung: Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống của con người và tâm trạng nhớ nước, thương nhà và nỗi cô đơn của tác giả
  • Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, sử dụng từ láy, nghệ thuật đảo ngữ…

......................................

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Bài thơ: Qua Đèo Ngang - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh.

Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tài liệu tham khảo:

  • Soạn bài Qua đèo Ngang
  • Soạn Văn 7: Qua đèo ngang
  • Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
  • Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
  • Tâm trạng của tác giả trong bài thơ Qua đèo ngang

Từ khóa » Bài Qua đèo Ngang Là Thể Thơ Gì