Hoàn Cảnh Sáng Tác Và Chủ đề Bài Thơ Tây Tiến
Có thể bạn quan tâm
Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ Tây Tiến
"Tây Tiến" của Quang Dũng là một trong những tác phẩm thường có mặt trong các bài thi Ngữ văn 12 và thi THPT Quốc gia môn Văn. Chính vì vậy, các em học sinh cần nắm vững nội dung tác phẩm cũng như những thông tin xoay quanh tác phẩm này như tác giả, tác phẩm, nghệ thuật.... Trong bài viết dưới đây, VnDoc sẽ gửi tới các bạn Dàn ý và một số bài văn mẫu Nêu hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ Tây Tiến. Mời các bạn tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài thơ Tây Tiến
Tây Tiến
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,Gục lên súng mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oai linh thác gầm thét,Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,Kìa em xiêm áo tự bao giờ.Khèn lên man điệu nàng e ấp,Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?Có nhớ dáng người trên độc mộc,Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,Quân xanh màu lá dữ oai hùm.Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.Áo bào thay chiếu, anh về đất,Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Tây Tiến người đi không hẹn ước,Đường lên thăm thẳm một chia phôi.Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Phù Lưu Chanh, 1948
I. Hoàn cảnh sáng tác Tây Tiến
1. Dàn ý hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ Tây Tiến
1. Mở bài
Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
2. Thân bài
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Quang Dũng từng là người lính trong binh đoàn Tây Tiến
-> Viết về Tây Tiến là viết về những trải nghiệm của người lính từng cầm súng chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến.
+ Binh đoàn Tây Tiến được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng địch -> Quang Dũng từng giữ chức Đại đội trưởng.
+ Cuối năm 1948, Quang Dũng nhận được lệnh chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, trong cảm xúc nghẹn ngào, lưu luyến của giây phút chia li, Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến.
- Chủ đề:
+ Tây Tiến không chỉ viết về nỗi nhớ đồng đội, nhớ mảnh đất Tây Bắc -> Thể hiện tấm lòng gắn bó sâu sắc của nhà thơ Quang Dũng với đơn vị, đồng đội, mảnh đất kháng chiến.
+ Tái hiện, khắc họa đầy sống động chân dung lí tưởng, tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.
3. Kết bài
Khái quát đặc sắc bài thơ
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến mẫu 1
Quang Dũng là tác giả tài hoa tinh thông nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhưng nổi bật hơn cả là thơ ca. Thơ ông thể hiện cái tôi hào hoa thanh lịch, giàu chất lãng mạn. Nhắc đến Quang Dũng ta không thể quên "Tây Tiến" một thi phẩm đặc sắc trong đời thơ của ông.
Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, địa bàn hoạt động suốt miền núi Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa cho tới miền Tây Thanh Hoá. Quang Dũng tham gia đoàn quân với chức vụ đại đội trưởng. Ngày ấy nơi đây còn rất hoang vu, hiểm trở, núi cao sông sâu. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến chủ yếu là học sinh, trí thức ra đi từ những mái trường, từ phố phường Hà Nội chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, thậm chí chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn. Tuy vậy, các anh vẫn phơi phới tinh thần lạc quan anh hùng. Họ mang trong mình sự trẻ trung khoẻ khoắn, hào hoa, thanh lịch. Ở họ vừa cháy bỏng lí tưởng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” vừa mang trong mình nét lãng mạn mộng mơ. Nét độc đáo này của người lính "Tây Tiến" đã thực sự làm hồn thơ Quang Dũng rung động.
Cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, khi dự hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ trong những tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc. Những ngày tháng gian khổ mà hào hùng ấy đã rung lên những dây tơ xúc cảm trong tâm hồn để nhà thơ viết nên bài "Tây Tiến". Bài thơ ban đầu có tựa đề “Nhớ Tây Tiến" in trong tập thơ “Mây Đầu Ô”.
• Chủ đề
Hình tượng người lính là đề tài quen thuộc trong thơ ca giai đoạn chiến đấu chống Mĩ và chống Pháp đầy cam go. Những sáng tác trong giai đoạn này không chỉ mang đến cho bạn đọc cái nhìn chân thực về những khó khăn thiếu thốn mà họ phải trải qua mà còn ca ngợi tinh thần lạc quan, đoàn kết của họ.
Chủ đề của bài thơ Tây Tiến bám sát vào hình tượng người lính nêu trên nhưng bằng ngòi bút tài hoa của mình, Quang Dũng mang đến cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ hơn, những khía cạnh, vẻ đẹp mới hơn của người lính trong binh đoàn của ông. Qua bài thơ, tác giả còn thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị Tây Tiến, với cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gắn bó.
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến mẫu 2
Quang Dũng là nhà thơ tài hoa tinh thông nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhưng nổi bật hơn cả là thơ ca. Thơ ông thể hiện cái tôi hào hoa thanh lịch, giàu chất lãng mạn. Nhắc đến Quang Dũng ta không thể quên "Tây Tiến" một thi phẩm đặc sắc trong đời thơ của ông. Bài thơ có hoàn cảnh ra đời dưới đây:
- Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Quang Dũng gia nhập bộ đội. Năm 1947, ông tham gia đoàn quân Tây Tiến với chức vụ đại đội trưởng.
- Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, địa bàn hoạt động suốt miền núi Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa cho tới miền Tây Thanh Hoá. Ngày ấy nơi đây còn rất hoang vu, hiểm trở, núi cao sông sâu.
- Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến năm ấy chủ yếu là học sinh, trí thức ra đi từ những mái trường, từ phố phường Hà Nội chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn. Tuy vậy, các anh vẫn phơi phới tinh thần lạc quan anh hùng.
- Người lính mang trong mình sự trẻ trung khoẻ khoắn, hào hoa, thanh lịch. Ở họ vừa cháy bỏng lí tưởng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” vừa mang trong mình nét lãng mạn mộng mơ. Nét độc đáo này của người lính "Tây Tiến" đã thực sự làm hồn thơ Quang Dũng rung động.
- Cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, khi dự hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ trong những tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc. Những ngày tháng gian khổ mà hào hùng ấy đã rung lên những dây tơ xúc cảm trong tâm hồn nhà thơ viết nên bài thơ "Tây Tiến". Bài thơ ban đầu có tựa đề “Nhớ Tây Tiến" in trong tập thơ “Mây Đầu Ô”.
• Chủ đề
Qua bài thơ, tác giả Quang Dũng ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống Pháp. Qua đó còn thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị Tây Tiến, với cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gắn bó.
3. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến mẫu 3
Quang Dũng là người nghệ sĩ đa tài, sức sáng tạo của ông ghi dấu trên nhiều lĩnh vực như: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, trong đó nổi bật hơn cả có thể kể đến thơ ca. Giữa rừng thơ ca kháng chiến muôn màu muôn vẻ, hồn thơ Quang Dũng được độc giả đặc biệt ấn tượng với nét phóng khoáng, ngang tàng nhưng rất đỗi hào hoa, lãng mạn điển hình cho tâm hồn thanh lịch, hào hoa của những chàng trai Hà thành. Nếu nhắc đến Quang Dũng ta nhớ đến chất ngang tàng, hào hoa thì Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho hồn thơ ấy.
Quang Dũng từng là người lính trong binh đoàn Tây Tiến, bởi vậy có thể nói viết về Tây Tiến Quang Dũng đã đứng ở vị trí của những người lính để ghi lại những trải nghiệm của mình cùng đồng đội trong những ngày kháng chiến gian khổ mà cũng đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình. Binh đoàn Tây Tiến được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo vệ biên giới. Lực lượng chính của binh đoàn là tầng lớp thanh niên, học sinh Hà thành, Quang Dũng từng vinh dự được đứng trong hàng ngũ của binh đoàn ấy, trong thời gian công tác và hoạt động trong binh đoàn Tây Tiến, Quang Dũng từng giữ chức Đại đội trưởng. Tuy nhiên, đến cuối năm 1948, Quang Dũng nhận được lệnh chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, trong cảm xúc nghẹn ngào, lưu luyến của giây phút chia li, Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến để ghi lại những cảm xúc thiêng liêng, những kỉ niệm gắn bó đã có với những người đồng đội, với mảnh đất Tây Bắc.
Bằng nét hào hoa, lãng mạn của thanh niên, trí thức Hà Thành, Quang Dũng đã mang đến cho "Tây Tiến" một chất lính đầy mới lạ, cũng đầy xúc động. Đó là những người lính có lí tưởng, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, là những chàng thanh niên mang trong mình sức trẻ, tâm hồn lãng mạn, hào hoa. Qua Tây Tiến, độc giả đón nhận một hình tượng hoàn toàn mới lạ về người lính trong kháng chiến, đó không chỉ là những con người yêu nước, cháy bỏng một niềm tin, lí tưởng "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" mà còn mang nét hào hoa, lãng mạn của những con người yêu nước, yêu đời.
Chủ đề, nội dung tư tưởng của bài thơ Tây Tiến phần nào được gửi gắm ngay trong chính nhan đề giàu sức gợi "Tây Tiến". Tây Tiến không chỉ viết về nỗi nhớ đồng đội, nhớ mảnh đất Tây Bắc, thể hiện tấm lòng gắn bó sâu sắc của nhà thơ Quang Dũng với đơn vị, đồng đội, mảnh đất kháng chiến mà qua đó còn tái hiện, khắc họa đầy sống động chân dung lí tưởng, tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.
Với Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng không chỉ thành công tái hiện không khí chiến đấu quyết liệt, gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp mà trên cái nền dữ đội, khốc liệt của cuộc chiến ấy, Quang Dũng còn gợi cho người đọc sự xúc động mạnh mẽ về hình ảnh ngang tàng, hào hoa của người lính Tây Tiến xưa.
4. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến mẫu 4
Quang Dũng là một tác giả kĩ năng, thông thuộc nhiều nghành nghề dịch vụ nghệ thuật và thẩm mỹ, nhưng điển hình nổi bật nhất là thơ. Thơ ông bộc lộ cái tôi thanh tao, thanh nhã, giàu chất lãng mạn. Nhắc đến Quang Dũng, tất cả chúng ta không hề quên “ Tây Tiến ” một bài thơ rực rỡ trong đời thơ của ông .
Tây Tiến là đơn vị chức năng quân đội được xây dựng năm 1947 với trách nhiệm phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, hoạt động giải trí khắp vùng núi Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc đến Sầm Nưa về phía Tây. Thanh Hóa. Quang Dũng nhập ngũ với tư cách đại đội trưởng. Thuở ấy, nơi đây còn rất hoang sơ, hiểm trở, núi cao, sông sâu. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến hầu hết là học viên, tri thức từ những trường học, từ đường phố TP.HN ra chiến đấu trong hoàn cảnh rất là khó khăn vất vả, thiếu thốn về vật chất, thậm chí chết vì sốt rét hơn súng. Tuy vậy, những anh vẫn thể hiện niềm tin sáng sủa anh hùng. Họ mang trong mình sự tươi tắn, mạnh khỏe, hào hoa, lịch sự. Ở họ vừa cháy bỏng với lý tưởng “ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ” vừa mang trong mình một mối tình lãng mạn đầy mộng mơ. Nét độc lạ này của người lính “ Tây Tiến ” đã thực sự chạm đến hồn thơ Quang Dũng .
Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển công tác làm việc ở đơn vị chức năng khác, trong lúc dự đại hội ở Phù Lưu Chanh, tác giả nhớ lại những kỷ niệm thời kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị chức năng cũ trong những năm tháng ở vùng biên giới Tây Bắc. Những tháng ngày khó khăn nhưng hào hùng ấy đã làm rung động những sợi dây tình cảm trong tâm hồn để nhà thơ viết nên bài “ Tây Tiến ”. Ban đầu bài thơ có tựa đề là “ Nhớ Tây Tiến ” trong tập thơ “ Tháng Năm Ơi ”.
5. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến mẫu 5
- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:
+ Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào
+ Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Sầm Nứa
+ Lính Tây Tiến chủ yếu là người Hà Nội, trẻ trung, yêu nước
- Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây)
- Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, in trong tập “Mây đầu ô”
6. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến mẫu 6
+ “Tây tiến” là tên một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, hoạt động chủ yếu ở vùng núi Tây bắc sang Thượng Lào, nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào và tiêu hao lực lượng của Pháp. Đội quân Tây tiến phần đông là học sinh, sinh viên, tri thức yêu nước còn rất trẻ.
+ Bài thơ được Quang Dũng viết rất nhanh trong nỗi nhớ dâng trào về Tây tiến nên lúc đầu bài thơ có nhan đề Nhớ Tây tiến. Bài thơ được toàn quan nhiệt liệt hoan nghênh và truyền miệng rộng rã
+ Bài thơ là nỗi nhớ Tây tiến của Quang Dũng, Quang Dũng nhớ về đơn vị bộ đội đóng sát biên giới Việt Lào và những ngày đấu tranh thiếu thốn, vất vả, hiểm nguy.
7. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến mẫu 7
Quang Dũng là một tác giả kỹ năng, thông thuộc nhiều ngành nghề dịch vụ nghệ thuật và thẩm mỹ, nhưng điển hình nổi bật nhất là thơ. Thơ ông bộc lộ cái tôi thanh tao, thanh nhã, giàu chất lãng mạn. Nhắc đến Quang Dũng, tất cả chúng ta không hề quên “ Tây Tiến" một bài thơ rực rỡ trong đời thơ của ông .
Tây Tiến là đơn vị chức năng quân đội được xây dựng năm 1947 với trách nhiệm phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, hoạt động giải trí khắp vùng núi Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc đến Sầm Nưa về phía Tây. Thanh Hóa. Quang Dũng nhập ngũ với tư cách đại đội trưởng. Thuở ấy, nơi đây còn rất hoang sơ, hiểm trở, núi cao, sông sâu. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến hầu hết là học viên, tri thức từ những trường học, từ đường phố TP.HN ra chiến đấu trong hoàn cảnh rất là khó khăn vất vả, thiếu thốn về vật chất, thậm chí chết vì sốt rét hơn súng. Tuy vậy, nhưng anh vẫn thể hiện niềm tin sáng sủa anh hùng. Họ mang trong mình sự tươi tắn, mạnh khỏe, hào hoa, lịch sự. Ở họ vừa cháy bỏng với lý tưởng “ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" vừa mang trong mình một mối tình lãng mạn đầy mộng mơ. Nét độc lạ này của người lính “ Tây Tiến" đã thực sự chạm đến hồn thơ Quang Dũng .
Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển công tác làm việc ở đơn vị chức năng khác, trong lúc dự đại hội ở Phù Lưu Chanh, tác giả nhớ lại những kỷ niệm thời kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị chức năng cũ trong những năm tháng ở vùng biên giới Tây Bắc. Những tháng ngày khó khăn nhưng hào hùng ấy đã làm rung động những sợi dây tình cảm trong tâm hồn để nhà thơ viết nên bài “ Tây Tiến". Ban đầu bài thơ có tựa đề là “ Nhớ Tây Tiến” trong tập thơ “Tháng Năm Ơi".
8. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến mẫu 8
Quang Dũng là một nhà thơ tài hoa, điêu luyện trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhưng nổi bật nhất là thơ ca. Thơ ông thể hiện một cái tôi tao nhã, tao nhã đầy lãng mạn. Nhắc đến Quang Dũng, chúng ta không thể quên bài thơ “Tây Tiến” độc đáo trong đời thơ của ông. Bài thơ có hoàn cảnh ra đời như sau:
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Quang Dũng nhập ngũ. Năm 1947, ông gia nhập Đoàn quân Tây Tiến với quân hàm đại đội trưởng.
Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập năm 1947 phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào. Binh đoàn hoạt động suốt vùng Tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc đến Sầm Nưa đến Sầm Nưa. Tây Thanh Hóa. Lúc bấy giờ nơi đây còn rất hoang sơ, hiểm trở, núi cao sông sâu.
Những người lính của đoàn quân Tây Tiến năm đó chủ yếu là học sinh, trí thức xuất thân từ các trường học, từ các đường phố Hà Nội lên chiến đấu trong điều kiện hết sức khó khăn, vô cùng thiếu thốn về vật chất, số người chết vì sốt rét nhiều hơn vì vũ khí. Nhưng các anh vẫn tỏ ra lạc quan anh dũng.
Quân nhân có tính cách trẻ trung, khỏe khoắn, hào hoa, phong nhã. Ở họ, họ vừa cháy bỏng lý tưởng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, vừa mang trong mình nét lãng mạn mộng mơ. Nét độc đáo này của người lính “Tây Tiến” đã thực sự lay động hồn thơ Quang Dũng.
Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, khi dự đại hội ở Phù Lưu Chanh, tác giả nhớ lại những kỉ niệm thời kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ ở vùng biên giới phía Tây. Những tháng ngày gian khổ nhưng hào hùng ấy đã làm rung động những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn thi nhân viết nên bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ vốn có tựa là “Nhớ Tây Tiến” trong tập thơ “Mây Đầu Ô”.
9. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến mẫu 9
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, có thể sáng tạo trên nhiều lĩnh vực như viết văn, làm thơ, vẽ tranh, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến thơ ca. Giữa rừng thơ đầy màu sắc kháng chiến, hồn thơ Quang Dũng đặc biệt gây ấn tượng với người đọc bởi những đường nét phóng khoáng, táo bạo nhưng cũng rất hoành tráng, lãng mạn, tiêu biểu cho tâm hồn nho nhã, hào hoa của những chàng trai trẻ, người con Hà Thành. Nhắc đến Quang Dũng là người ta nghĩ ngay đến một phẩm chất ngang tàng, hào hoa, còn Tây Tiến là kết tinh tiêu biểu nhất của hồn thơ này.
Quang Dũng từng là người lính trong đoàn binh Tây Tiến nên có thể nói viết về Tây Tiến, Quang Dũng đã ở trong thân phận người lính để ghi lại những trải nghiệm của mình cùng đồng đội trong những ngày tháng chinh chiến. Đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ đội Lào tiêu diệt quân địch, bảo vệ biên giới. Lực lượng chủ yếu của đội quân là thanh niên, học sinh Hà Thành, Quang Dũng từng có vinh dự đứng trong hàng ngũ của lực lượng ấy khi anh công tác và phục vụ trong đoàn quân Tây Tiến, Quang Dũng mang quân hàm đại đội trưởng.
Nhưng cuối năm 1948, Quang Dũng được lệnh chuyển sang đơn vị khác, Phù Lưu Chanh, trong giờ phút oi bức và luyến tiếc ngày ra đi, Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến để ghi lại sự kiện, tình cảm thiêng liêng khó quên với đồng đội ở mảnh đất Tây Bắc.
Với sự hào hoa, lãng tử của chàng trai Hà Thành trẻ trung, thông minh, Quang Dũng đã mang đến “Tây Tiến” một chất lính mới mẻ, giàu cảm xúc. Họ là những người lính giàu lý tưởng, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, những thanh niên có sức trẻ, tâm hồn lãng mạn, hào hoa. Qua Tây Tiến, người đọc có được một hình ảnh hoàn toàn mới về những người lính kháng chiến, không chỉ là những người yêu nước cháy bỏng niềm tin và lý tưởng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ” mà còn có chất lãng mạn hào hoa của những người yêu nước và những người yêu cuộc sống.
10. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến mẫu 10
Quang Dũng là một cây bút tài hoa, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhưng nổi bật nhất là thơ ca. Thơ ông thể hiện một cái tôi tao nhã, tao nhã đầy lãng mạn. Nhắc đến Quang Dũng chúng ta không thể quên bài thơ “Tây Tiến” độc đáo trong đời thơ của ông.
Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập năm 1947 phối hợp tác chiến với Quân đội Lào trên tuyến biên giới Việt - Lào. Hoạt động suốt vùng Tây Bắc từ Châu Mai đến Châu Mộc, Sầm Nưa đến Tây Thanh Hóa. Quang Dũng nhập ngũ với tư cách đại đội trưởng. Lúc bấy giờ nơi đây còn rất hoang sơ, hiểm trở, núi cao sông sâu. Những người lính của đoàn quân Tây Tiến chủ yếu là học sinh, trí thức rời bỏ trường lớp, đường phố Hà Nội để chiến đấu trong điều kiện hết sức gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất và chết vì sốt rét còn nhiều hơn vì vũ khí. Nhưng các anh vẫn tỏ ra lạc quan anh dũng. Họ mang trong mình sự trẻ trung, khỏe khoắn, hào hoa, lịch lãm. Ở họ, họ vừa cháy bỏng lý tưởng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, vừa mang trong mình một mối tình lãng mạn mộng mơ. Nét độc đáo này của người lính “Tây Tiến" đã thực sự lay động hồn thơ Quang Dũng.
Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, khi dự đại hội ở Phù Lưu Chanh, tác giả nhớ lại những kỉ niệm thời kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ ở vùng biên cương Tây Bắc. Những tháng ngày gian khổ nhưng hào hùng ấy đã lay động những sợi dây cảm xúc của tâm hồn để nhà thơ viết nên bài “Tây Tiến”. Bài thơ vốn có tựa là "Nhớ Tây Tiến” in trong tập thơ “Mây Đầu Ô”.
II. Mở bài và Kết bài phân tích Tây Tiến
Mở bài phân tích Tây Tiến
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến mẫu 1
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Quang Dũng - một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng, ông đã mang đến cho bạn đọc một góc nhìn khác về người chiến sĩ trong thời chiến.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến mẫu 2
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà thơ Quang Dũng cùng hình ảnh người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến mẫu 3
Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên…, Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội. Có nhiều thanh niên học sinh thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản vừa rời trang sách nhà trường để tham gia vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Tất cả những con người ấy ra đi với lí tưởng chung của dân tộc chiến đâu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ ra đi không hẹn ngày trở về chiến đấu với mục đích “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Cái ảnh thần ấy là hào khí của cả một thế hệ, đã từng được phản ánh trong một bài hát thời đó:
Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi,Nào có sá chi đâu ngày trở về.
Trong đoàn người nô nức lên đường đi chiến đấu, trong hàng ngũ những thanh niên trí thức ngày hôm qua có khi là những tự vệ chiến đấu trên phố phường, chiến lũy Hà Nội, mà hôm nay đã có mặt trong đoàn quân Tây Tiến, thấp hoáng xuất hiện một khuôn mặt: Quang Dũng, tác giả của bài thơ.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến mẫu 4
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa kiên cường dũng cảm vừa hào hoa phong nhã. Có thể thấy rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được coi là kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1947 khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.
Kết bài phân tích Tây Tiến
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 1
Thông qua sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và nhãn quan hiện thực, bài thơ Tây Tiến đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên và con người trong sự phong phú, đa chiều. Sự độc đáo trong cách khám phá hình tượng người lính đã làm nên những vần thơ đậm màu kiêu bạc, đồng thời tạo nên nét đẹp riêng cùng sức sống của bài thơ trong muôn ngàn tác phẩm thơ viết về đề tài người lính, đề tài chiến tranh.
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 2
Bài thơ đã tái hiện thành công dòng suy tưởng và hồi ức ngập tràn nỗi nhớ, kỉ niệm của nhà thơ về hành trình chiến đấu gian khổ nhưng ngập tràn tinh thần lạc quan cách mạng của binh đoàn Tây Tiến giữa muôn vàn khó khăn của cuộc chiến. Dưới ngòi bút tài hoa và giàu chất lãng mạn của Quang Dũng, chúng ta có thể thấy được niềm kiêu hãnh, bất chấp mọi gian khổ, hi sinh “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” của những người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 3
Quang Dũng đã sử dụng cảm hứng từ cuộc sống thực tế mà chính bản thân ông trải qua để viết về những chàng trai, học sinh và sinh viên thành thị khoác trên mình bộ quân phục. Qua bài thơ Tây Tiến, ông đã đưa chúng ta trở lại với một thời kỳ lãng mạn và bi tráng của Tây Tiến. Dưới ngòi bút hào hoa của Quang Dũng, hình ảnh về người lính Tây Tiến được tái hiện với tính cách hồn hậu, giản dị nhưng vẫn rất khí phách. Bài thơ của ông độc đáo trong cách xây dựng hình ảnh, kết hợp vần, thanh và nhịp, làm sống lại trong lòng độc giả một thời kỳ không thể nào quên của dân tộc. Đọc Tây Tiến, chúng ta sẽ hiểu được vẻ đẹp của những chiến binh Tây Tiến, hiểu hơn về cuộc chiến chống Pháp và giá trị của sự hy sinh để bảo vệ đất nước. Từ đó, ta có thể trân trọng hơn những ngày tháng được sống trong độc lập và tự do hôm nay.
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 4
Có một bài ca như thế, cùng với những năm tháng chiến đấu chống Pháp, luôn được ghi nhớ sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ dân tộc. Đó là khoảng thời gian khi Việt Nam vừa vượt qua nạn đói, giành được độc lập nhưng lại phải đối mặt với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Năm 1945, cả nước đang chịu đựng vết thương đói khát và cuộc hỏi thăm của tự do hay trở về cuộc sống cũ đang khắc nghiệt đối với nhiều người. Tuy nhiên, với niềm khát khao tự do, nông dân, công dân, học sinh, phụ nữ đã tham gia vào cuộc kháng chiến, tạo nên một trang sử hào hùng của dân tộc. Trong khoảng thời gian ấy, văn học chưa thể ghi lại đầy đủ về đất nước, nhưng đã lưu giữ được hình ảnh đẹp của người lính cụ Hồ và những người đồng đội. Trong số đó, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã ra đời, ghi lại một phần hào khí và kỷ niệm đáng nhớ của một thời đại.
III. Dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến
1. Mở bài
Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
2. Thân bài
a. Khổ thơ đầu
“nhớ chơi vơi”: trơ trọi, cô độc, mỗi nhớ vô định luôn thường trực.
Từ biểu cảm “ơi” + từ láy chơi vơi: âm hưởng tha thiết, ngân vang mãi trong lòng người.
→ Nỗi nhớ da diết, trào dâng, tha thiết vang lên bao trùm cả không gian và thời gian.
“Sài Khao, Mường Lát” là những địa danh mà binh đoàn đặt chân qua gợi những kỉ niệm về một vùng núi cao, sương mờ → không gian thơ mộng, trữ tình.
“khúc khuỷu, thăm thẳm” gợi sự hiểm trở, gian nan của thiên nhiên.
“heo hút cồn mây” gợi độ cao của núi và độ sâu của dốc, vắng lặng, hoang vu.
"ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” diễn tả độ gập ghềnh, trắc trở của rừng núi giúp bạn đọc hình dung ra khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ Tây Tiến phải trải qua.
“Pha Luông, mưa xa khơi” đứng ở trên cao phóng ánh nhìn ra xa, thu vào tầm mắt của người lính Tây Tiến là cảnh làng xóm Pha Luông mờ ảo trong lớp sương vô cùng thơ mộng. → Đây là món quà xứng đáng cho những nỗi lực của người chiến sĩ.
Những khó khăn, gian khổ đôi khi làm người chiến sĩ nản chí, muốn buông xuôi.
Sự ra đi của những người đồng đội là niềm đau xót cho những người ở lại.
→ Những con người dạt dào tình cảm.
Người chiến sĩ ngày đêm đối mặt với nguy hiểm luôn rình rập nơi rừng thiêng nước độc.
Bằng sự hài hước, dí dỏm các chiến sĩ coi những nguy hiểm đó là chỉ là những tiếng gầm thét, những sự “trêu người” bên tai.
Người chiến sĩ nhớ về ngày mùa ở Mai Châu: những ngày mùa, những gia đình lên khói nấu cơm đầu mùa, những hương vị nếp xôi và cả những cô gái nơi đây.
b. Khổ thơ 2
“kìa em” vừa ngạc nhiên vừa say mê, vui sướng.
“man điệu”: những cô gái với bộ xiêm y lộng lẫy nhảy múa hát ca đậm chất văn hóa xứ sở.
“nàng e ấp”: vừa e thẹn vừa tình tứ, làm duyên trong đêm liên hoan ngập tràn tiếng hát, tiếng nhạc.
→ Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn: ngoài những lúc chiến đấu, hành quân vất vả, những người lính Tây Tiến hòa nhập cùng cuộc sống của người dân nơi họ đi qua, hết mình với những cuộc vui.
“chiều sương ấy, nẻo bến bờ”: buổi chiều sương giăng trên sông nước, bến bờ hư ảo, hoang vu. → Nhớ nhung da diết.
“hoa đong đưa”: làm duyên, tình tứ trên sông nước như con người.
→ Nỗi nhớ nhung, vấn vương, quyến luyến của người ra đi và người ở lại.
c. Khổ thơ 3
Căn bệnh sốt rét rừng làm cho da của người lính xanh xao, beo bủng như lá cây và rụng hết tóc. Tuy nhiên họ vẫn làm chủ tình thế, vẫn oai phong lẫm liệt. Chính màu xanh đó cũng giúp họ ngụy trang để chiến đấu với quân thù.
“giữ oai hùm” hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt như thế nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, vẫn giữ nguyên được vẻ oai phong lẫm liệt.
“mắt trừng”: lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ là sự khát khao giành chiến thắng, gửi những giấc mộng đẹp, những ước mơ đẹp về nơi quê hương yêu dấu của mình.
Trái tim rạo rực yêu thương: tuy chiến đấu gian khổ nhưng những người lính vẫn luôn nhớ về quê nhà, về nơi có người con gái mà họ yêu thương, nhớ nhung. Ban ngày hết lòng chiến đấu, đêm đến ôm nỗi nhớ vào giấc mộng.
Nhìn thẳng vào sự thật tàn khốc: nhiều người lính đã ngã xuống.
Họ là những người lính trẻ tuổi, cuộc đời còn dài tuy nhiên họ đã quyết định ra đi, hi sinh tương lai, tuổi xuân của mình vì độc lập tự do của tổ quốc.
Khi người chiến sĩ hi sinh, họ chỉ được bọc trong manh chiếu rách để chôn cất nhưng sự ra đi vì vinh quang đó được ví như mặc áo long bào → thể hiện sự tôn vinh.
Sự ra đi đó làm cả núi sông, đất trời lên tiếng như một lời tiễn biệt đồng thời thể hiện sự phẫn nỗ, căm hờn trước tội ác của kẻ thù.
→ Sự hi sinh vì lí tưởng cao đẹp của người lính đáng tự hào, tôn vinh. Họ mang vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng, hào hùng, lẫm liệt.
d. Khổ thơ cuối
“không hẹn ước” ra đi không hẹn ngày trở về, thể hiện sự quyết tâm của người chiến sĩ.
“Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” dành cả trái tim cho miền đất Tây Bắc.
→ Hồi tưởng của tác giả về ngày ra đi, trong lòng hừng hực khí thế chiến đấu và tình cảm tha thiết, gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Bắc.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của bài thơ Tây Tiến.
---------------------------------------------
- Soạn bài lớp 12: Tây Tiến
- Sơ đồ tư duy Tây Tiến
- Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- Cảm nhận bài thơ Tây Tiến - Đất Nước
- Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ Tây Tiến. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn
Từ khóa » Bài Thơ Tây Tiến Ra đời Trong Hoàn Cảnh Nào
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Tây Tiến đầy đủ Nhất (3 Mẫu)
-
Tây Tiến (Hoàn Cảnh Sáng Tác, Tóm Tắt, Ý Nghĩa, Giá Trị Nghệ Thuật)
-
Hoàn Cảnh Ra đời Bài Thơ Tây Tiến? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Của Bài Thơ Tây Tiến
-
Hoàn Cảnh Ra đời Bài Thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
-
Bài Thơ: Tây Tiến - Nội Dung Bài Thơ, Hoàn Cảnh Sáng Tác, Dàn ý ...
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Và Chủ đề Bài Thơ Tây Tiến - Thủ Thuật
-
Nêu Hoàn Cảnh Sáng Tác, Bố Cục Của Bài Thơ, đặc điểm Của đoàn ...
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Tây Tiến - Nguyễn Anh Hưng - Hoc247
-
Top 18 Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Tây Tiến đầy đủ Nhất
-
HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÂY TIẾN
-
Hoàn Cảnh Ra đời, Nội Dung Và Nghệ Thuật Chính Của Bài Thơ Tây ...
-
Nêu Hoàn Cảnh Ra đời Bài Thơ Tây Tiến Của Quang Dũng. - Tự Học 365
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Tây Tiến