Hoán Dụ Là Gì? Ví Dụ Về Hoán Dụ - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Hoán dụ là gì?
- Phân loại hoán dụ
- So sánh hoán dụ và ẩn dụ
- Một số ví dụ bài tập điển hình
Để một bài văn miêu tả hay, sinh động và hấp dẫn người đọc, không thể không kể đến công dụng của các biện pháp tu từ. Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, có bốn biện pháp tu từ thường xuyên được sử dụng: Biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. Trong bốn biện pháp tu từ nêu trên, thì biện pháp hoán dụ là một biện pháp ít khi được học sinh áp dụng nhất, vì nó khó. Thông qua bài viết Hoán dụ là gì? Chúng tôi sẽ mang đến cho Quý bạn đọc một cái nhìn khái quát hơn về biện pháp hoán dụ.
Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
(Tố Hữu)
Trong ví dụ trên, có thể thấy:
– Áo nâu là một trang phục của người nông dân.
– Áo xanh là một loại trang phục của người công nhân.
-> Giữa áo nâu với người nông dân và giữa áo xanh với người công nhân có mối quan hệ gần gũi giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật mang dấu hiệu.
– Nông thôn chỉ người sống ở nông thôn.
– Thị thành chỉ người sống ở thị thành.
-> Giữa nông thôn với người sống ở nông thôn và thị thành với người sống ở thị thành có mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
Phân loại hoán dụ
Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp là:
Thứ nhất: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
Ví dụ:
Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) |
– Có thể thấy “bàn tay” giúp liên tưởng đến “người lao động”. Từ “bàn tay” và “người lao động” là mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể.
Thứ hai: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Kiểu hoán dụ này Quý bạn đọc có thể xem lại ví dụ đã được Chúng tôi cập nhật tại mục một.
Thứ ba: Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Ví dụ:
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
(Tố Hữu)
– Từ “Huế” gợi liên tưởng đến những người sống ở Huế. Như vậy, giữa “Huế” và “người sống ở Huế” có mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
– Từ “đổ máu” giúp liên tưởng đến chiến tranh. Như vậy, giữa “đổ máu” và “chiến tranh” có mối quan hệ gần gũi của dấu hiệu của sự vật và sự vật mang dấu hiệu.
Thứ tư: Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
– Từ “một” chỉ số ít làm liên tưởng đến sự đơn lẻ. Từ ‘ba” chỉ số nhiều giúp liên tưởng tới sự đoàn kết. Giữa một – sự đơn lẻ và ba – sự đoàn kết nhận thấy đó là mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.
So sánh hoán dụ và ẩn dụ
Hoán dụ | Ẩn dụ | |
Giống nhau | – Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác. – Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt | |
Khác nhau | Dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau) về: – Phẩm chất. – Hình thức. – Cách thức. – Chuyển đổi cảm giác | Dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gũi), giữa: – Bộ phận – toàn thể – vật chứa đựng – Vật bị chứa đựng – Cái cụ thể – Cái trừu tượng. – Dấu hiệu của sự vật – Sự vật. |
Một số ví dụ bài tập điển hình
Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?
1. “ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể”
(Hồ Chí Minh)
2.
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
3.
Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
(Tố Hữu)
Trả lời:
1. Trong câu văn xuất hiện hình ảnh hoán dụ, cụ thể:
– Từ “Làng xóm” giúp liên tưởng với người nông dân sống ở đó. Từ “đói rách” giúp ta liên tưởng tới cuộc sống nghèo khó.
– Giữa làng xóm – người nông dân là mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
– Giữa đói rách – cuộc sống nghèo khó là mối quan hệ gần gũi giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật mang dấu hiệu.
2. Trong câu văn xuất hiện hình ảnh hoán dụ, cụ thể:
– Từ “áo chàm” giúp liên tưởng đến Đồng bào Việt Bắc. Tấm áo chàm đơn sơ, bình dị là một trong dấu hiệu đặc trưng của người dân Việt Bắc. Màu áo chàm mang vẻ đẹp mộc mạc, bền bỉ và khó phai như tấm lòng của người dân Việt Bắc thủy chung, sâu nặng. Câu thơ là sự ca ngợi tình cảm của người dân Việt Bắc đối với bộ đội về xuôi.
– Giữa “áo chàm” và “đồng bào Việt Bắc” có mối quan hệ gần gũi giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật mang dấu hiệu.
3. Trong câu văn xuất hiện biện pháp tu từ hoán dụ, cụ thể:
– Từ “Trái Đất” giúp liên tưởng đến nhân loại sống trên Trái Đất. Giữa “Trái Đất” và “nhân loại sống trên Trái Đất” có mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
Trên đây là một số vấ đề liên quan đến Hoán dụ là gì? và một số bài tập ví dụ điển hình đi kèm. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập.
Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc các bạn học tập thật tốt. Xin cảm ơn.
Từ khóa » Ví Dụ Và Hoán Dụ
-
Hoán Dụ Là Gì? Ví Dụ Chi Tiết - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Hoán Dụ Là Gì? Lấy Ví Dụ Hoán Dụ? Phân Biệt Hoán Dụ Và ẩn Dụ
-
Hoán Dụ Là Gì, Lấy Ví Dụ Minh Họa (Ngữ Văn 6) - Daful Bright Teachers
-
Hoán Dụ Là Gì? Các Kiểu Hoán Dụ Và Lấy Ví Dụ Minh Họa - IIE Việt Nam
-
Hoán Dụ Là Gì? Phân Loại Hoán Dụ Và Ví Dụ Về Hoán Dụ - Vạn Luật
-
Hoán Dụ Là Gì? Phân Loại Và Phân Biệt | Ví Dụ Cụ Thể
-
Hoán Dụ Là Gì ? Lấy Ví Dụ Về Hoán Dụ - Hoc24
-
Ví Dụ Về ẩn Dụ Và Hoán Dụ - Học Tốt
-
Lấy Ví Dụ Về 10 Kiểu Hoán Dụ - Lan Ha - HOC247
-
Hoán Dụ Là Gì? Các Ví Dụ Và Các Bài Tập Về Phép Hoán Dụ - Abcdonline
-
Hoán Dụ Là Gì? Tác Dụng Và Ví Dụ Về Hoán Dụ Môn Văn 6
-
Hoán Dụ Có Gì Giống Và Khác ẩn Dụ? Cho Ví Dụ Minh Họa - Tech12h
-
Hoán Dụ Là Gì? Ví Dụ Về Hoán Dụ - Chickgolden
-
Khái Niệm ẩn Dụ Và Hoán Dụ, Cách Phân Biệt Và Ví Dụ - StudyTiengAnh