Hoàn Thuế Và Bù Trừ Tiền Thuế Thực Hiện Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Hoàn thuế và bù trừ tiền thuế thực hiện như thế nào? Quy định vê hoàn thuế và bù trừ tiền nộp thuế.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Xin luật sư tư vấn giúp cháu ạ! Trường hợp doanh nghiệp có số tiền nộp thuế thừa quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì được hoàn thuế. Nhưng doanh nghiệp không muốn hoàn thuế mà để bù trừ lần nộp thuế tiếp theo thì có được không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 33. Xử lý số tiền thuế, tiền chập nộp, tiền phạt nộp thừa.
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.
– Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải thực hiện bù trừ trước khi hoàn thuế. Thứ tự thanh toán bù trừ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.
Trường hợp kết quả thanh tra, kiểm tra hoàn thuế xác định người nộp thuế vừa có số tiền thuế được hoàn, vừa có số tiền thuế bị truy thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế đồng thời bù trừ ngay số tiền thuế được hoàn với số tiền thuế bị truy thu, số tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế khi ra quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ của người nộp thuế vừa phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước vừa phải nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của ngân sách thì ưu tiên bù trừ cho số tiền phải nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước. Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc nhiều địa bàn thu ngân sách khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối với loại thuế có cùng địa bàn hạch toán thu ngân sách với loại thuế nộp thừa.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của nhiều cơ quan quản lý thuế khác nhau thì được ưu tiên bù trừ đối với loại thuế có cùng cơ quan quản lý loại thuế nộp thừa.
Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nhưng không đề nghị bù trừ khi đề nghị hoàn thuế, cơ quan thuế ra thông báo gửi người nộp thuế và phải thực hiện bù trừ số được hoàn với số thuế còn nợ ngân sách khi quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế.
– Trường hợp sau khi thực hiện bù trừ, người nộp thuế vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì được ngân sách nhà nước hoàn trả theo quy định.
Trường hợp hoàn các khoản thuế nộp thừa (trừ hoàn thuế TNCN) mà người nộp thuế nộp tiền thuế tại nhiều địa phương khác, khi thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ nêu tại điểm c khoản này, cơ quan thuế phải ghi rõ số tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước của từng địa phương theo tỷ lệ tương ứng với số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước tại từng địa phương đó.
d) Hồ sơ hoàn thuế, thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế, thủ tục hoàn trả tiền thuế bù trừ với khoản thu NSNN được thực hiện theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Xem thêm: Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Điều kiện, hồ sơ, thủ tục hoàn thuế GTGT?Căn cứ theo quy định trên thì khi doanh nghiệp nộp thừa tiền thuế thì được giải quyết như sau:
– Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế. Do đó không được bù trừ số thuế còn phải nộp với số thuế được hoàn của các loại thuế khác nhau.
– Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của cùng sắc thuế ( ví dụ : Nộp thừa thuế GTGT thì được bù trừ với lần nộp thuế GTGT tiếp theo)
– Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp sau khi thực hiện bù trừ theo 2 điểm hướng dẫn trên mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế.
– Trường hợp quá 06 tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện hoàn thuế theo quy định.
Theo đó, trường hợp quá 06 tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định nêu trên. Nhưng pháp luật không bắt buộc các doanh nghiệp phải làm thủ tục hoàn thuế nên nếu doanh nghiệp không có nhu cầu hoàn thuế thì có thể được bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn vấn đề này, doanh nghiệp có thể liên hệ hỏi trực tiếp cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Xem thêm: Mẫu công văn đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp thuếTừ khóa » Thứ Tự Bù Trừ Nợ Thuế
-
Cách Xử Lý Tiền Thuế Nộp Thừa Theo Quy định Mới Nhất Năm 2021
-
Người Nộp Thuế Nộp Thừa Số Thuế Phải Nộp Sẽ được Bù Trừ Hoặc ...
-
Hướng Dẫn Xử Lý Tiền Thuế Nộp Thừa Vào Ngân Sách Nhà Nước
-
Số Tiền Thuế Nộp Thừa Được Xử Lý Như Thế Nào?
-
Tiền Thuế Giá Trị Gia Tăng Nộp Thừa Do Nộp Nhầm Xử Lý Thế Nào?
-
Phát Sinh Thuế đã Nộp Thừa Thì Có Bị Tính Phạt Chậm Nộp Với Số Thuế ...
-
Xử Lý Số Tiền Thuế Nộp Thừa Như Thế Nào? - Luật Minh Khuê
-
Hoàn Nộp Thừa Và Cập Nhật Hồ Sơ Trên Hệ Thống Quản Lý Thuế Tập Trung
-
[PDF] Thông Tin Chung BẢN TIN NHANH VỀ THUẾ - Deloitte
-
Hướng Dẫn Thanh Toán Tiền Thuế, Tiền Nộp Chậm, Nộp Phạt Và Xử Lý ...
-
Quy định Về Giải Quyết Hồ Sơ Hoàn Thuế
-
Quy định Về Hoàn Thuế Nộp Thừa NSNN | Thuế & Kế Toán
-
Xác định Các Khoản Thu Chi Còn Nợ Ngân Sách Nhà Nước được Bù Trừ ...
-
Điều 47