Hoàng Anh Tuấn - Nghiên Cứu Quốc Tế
Có thể bạn quan tâm
Tác giả: TS Hoàng Anh Tuấn
1) Quyết tâm của ông Biden thay đổi nước Mỹ khi trở thành Tổng thống Mỹ được thể hiện như thế nào?
Khi còn là Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, Ông Biden đã đưa ra rất nhiều lời hứa hẹn và cam kết về mặt đối nội, tựu trung ở năm điểm chính:
Một là, đoàn kết, thống nhất lại người Mỹ trên cơ sở khắc phục sự chia rẽ sâu sắc của nước Mỹ về mặt chính trị, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa… đã bị khoét sâu dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump. Continue reading “Đánh giá sơ bộ về thành tích của Tổng thống Biden sau một năm cầm quyền”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) có phiên âm khá thú vị (ô kis) – “Hôn nhau cái nào” – đến mức Tổng thống Biden cũng cảm thấy thích thú khi phát âm tên liên minh mới trong bài diễn văn đánh dấu sự ra đời của AUKUS.
Tuy nhiên, việc thành lập AUKUS thì hoàn toàn nghiêm túc, chẳng “lãng mạn” chút nào, và là kết quả của những nỗ lực thương lượng không ngừng nghỉ trong nhiều tháng trước đó của quan chức cấp cao 3 nước, trước khi AUKUS chính thức ra đời ngày 15/9/2021 vừa qua.
Tạm thời có thể rút ra 10 nhận xét nhanh từ sự ra đời của AUKUS như sau: Continue reading “Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
1. Ngạn ngữ Châu Phi có một câu rất hay: “Mỗi một buổi sáng ở châu Phi, khi con linh dương thức dậy nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con báo nếu không sẽ bị con báo ăn thịt.
Mỗi buổi sáng khi con báo thức dậy nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chạy chậm nhất nếu không nó sẽ bị chết đói.
Dù bạn là con linh dương hay con báo, mỗi khi mặt trời mọc thì bạn buộc phải chạy.”
Đây là câu ngạn ngữ rất hay và đã được Thomas Friedman, tác giả cuốn “Thế giới phẳng” trích dẫn. Và ở trụ sở của Viettel (Hà Nội), câu này cũng được treo trang trọng ngay trước lối vào để nhắc nhở mỗi nhân viên có động lực phấn đấu đưa Viettel ngày một lớn mạnh hơn như hiện nay. Continue reading “Chuyện người gốc Phi ở Mỹ: Đôi dòng lịch sử”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.
Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ – Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.
Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa. Continue reading “Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Cho dù bất cứ ai trong hai ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới, lịch sử chính trị Mỹ sẽ lật sang trang mới.
Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn là cuộc đua chính trị đỉnh cao, đầy kịch tính và những ai vào sâu là những người có khả năng vượt trội so với đối thủ trong việc tập hợp được sự ủng hộ rộng rãi của cử tri và gây quỹ.
Bất ngờ và kịch tính
Theo luật Mỹ, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống, được xác định là ngày 8/11 năm nay, các ứng cử viên trong từng đảng chính trị như Dân chủ hay Cộng hòa phải tranh cử qua bầu cử sơ bộ trong nội bộ đảng trên phạm vi toàn quốc để chọn ra một ứng cử viên cho từng đảng ra tranh cử Tổng thống.
Continue reading “Bầu cử tổng thống Mỹ: Cuộc song đấu bắt đầu”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Thế giới năm 2015 tiếp tục chứng kiến những bất trắc, bất ổn và biến động khôn lường, từ sự trồi sụt về kinh tế – tài chính, đến bạo lực khủng bố, các đối đầu ngoại giao, quân sự hay dịch bệnh… ở quy mô và cấp độ chưa từng thấy kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đặt năm 2015 trong tổng thế bức tranh thế giới 5-7 năm qua, ta thấy màu xám ngày càng trở nên đậm nét. Vậy đâu là căn nguyên của hiện tượng này?
2015: Bất ổn nối tiếp bất ổn
Cách đây 1 năm, cũng trên trang bình luận này tôi đã dùng xu hướng 3B (bất ổn, bất an và bất định) để diễn tả về bức tranh kinh tế – chính trị – an ninh thế giới trong năm 2014. Một năm đã trôi qua, nhưng các điểm sáng vốn đã ít ỏi lại ngày càng ít đi, trong khi các mảng xám, mảng tối ngày càng lan rộng, còn xu hướng 3B lại diễn ra với cường độ cao và khó dự đoán hơn trước gấp nhiều lần. Continue reading “Trật tự thế giới thay đổi sau một năm bất ổn”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Cuộc bầu cử lãnh tụ Công Đảng tại Anh vừa qua và cuộc chạy đua tranh vé đề cử của 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm tới hiện đang thực sự làm rung chuyển tận gốc rễ nền tảng chính trị hai nước này. Việc phân tích kỹ các nhân vật này cùng cương lĩnh tranh cử của họ cho thấy có nhiều điểm khá thú vị.
Trước hết, nói về câu chuyện tuổi tác: Đây là các nhân vật khá “cứng” tuổi. Nghị sĩ Jeremy Corbyn, Lãnh đạo mới được bầu của Công Đảng Anh hiện 66 tuổi (sinh năm 1949). Còn tại Mỹ ứng cử viên hiện đang dẫn đầu cuộc đua tranh vé Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa là “cụ ông” Donald Trump cũng 66 tuổi (sinh 1949) bằng tuổi với lãnh tụ Công Đảng Anh. Còn 2 ứng cử viên đang dẫn đầu cuộc đua trong Đảng Dân chủ là “cụ bà” Hillary Clinton hiện đã 68 tuổi (sinh năm 1947) và “cụ ông” Thượng nghị sỹ Bernie Sanders hiện 74 tuổi (sinh năm 1941). Continue reading “Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ”
“Ngay trong chuyến đi của Tổng Bí thư, một ai đó đã bình luận rằng VN đang xoay trục với Mỹ. Đó là một nhận xét khá lý thú, nhưng lực chúng ta, sức chúng ta và ngay cả ý định chúng ta làm gì có như vậy” – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng.
VietNamNet giới thiệu kỳ cuối bàn tròn trực tuyến với ông Bùi Thế Giang và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.
Tôi cứ quan hệ với Mỹ thoải mái, nhưng anh đi một bước là tôi lo
Nhà báo Việt Lâm:Vừa rồi, ông Bùi Thế Giang đã nhấn mạnh chính sách đối ngoại của VN là đa dạng hoá, đa phương hoá. Chúng ta với bất cứ nước nào đều không nhằm vào nước thứ ba. Nhưng rõ ràng, đặt trong bối cảnh Mỹ đang triển khai chiến lược xoay trục tại khu vực, sự ấm lên của quan hệ Việt – Mỹ sẽ khó tránh khỏi những sự diễn giải, thậm chí cố tình xuyên tạc của người khác? Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P3)”
“Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư mở ra bước ngoặt, nhưng đấy không hẳn là bước ngoặt trong tư duy của mọi người. Với hai nước có hệ thống chính trị khác biệt, con đường hợp tác còn dài lắm” – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ Ban Đối ngoại TƯ Đảng.VietNamNet giới thiệu phần 2 bàn tròn với ông Bùi Thế Giang và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.
Hội chứng Mỹ ở Việt Nam Nhà báo Việt Lâm: Trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói rằng, Tổng thống Mỹ thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, tôn trọng thể chế chính trị của VN. Độc giả Thanh Hà có câu hỏi: liệu rằng sau chuyến đi này, hội chứng Mỹ ở VN mà ông Bùi Thế Giang vừa đề cập sẽ giảm bớt, sẽ có sự nhận thức lại, tư duy lại về cái gọi là “chiến lược diễn biến hoà bình” lâu nay chúng ta vẫn hay nói hay không? Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P2)”
Những chi tiết hậu trường chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ lịch sử của Tổng Bí thư được người trong cuộc lần đầu chia sẻ: từ việc xử lý những lúng túng về nghi thức lễ tân, cho tới quá trình vượt qua những trở lực chống đối chuyến thăm này. VietNamNet trân trọng giới thiệu phần 1 bàn tròn trực tuyến với ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng, nguyên Đại sứ VN tại LHQ và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.
Hàng thập kỷ sau mới thấu hết ý nghĩa lịch sử Nhà báo Việt Lâm: Báo chí đều gọi chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ là chuyến thăm lịch sử. Gọi như vậy liệu có chính xác?
TS. Hoàng Anh Tuấn: Thực ra, báo chí không chỉ dùng từ “lịch sử” mà họ còn dùng những từ như “bước ngoặt”, “chưa từng có” để mô tả chuyến thăm này. Nếu mình dùng từ “lịch sử” thì chỉ phản ánh một trong những khía cạnh đặc biệt của chuyến đi này. Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P1)”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Nhìn trên bàn cờ lớn, các diễn biến trên Biển Đông hiện nay cho thấy đây không còn là vấn đề an ninh khu vực thuần túy, mà là vấn đề an ninh toàn cầu. Ấn dưới các “hành động lên gân” là những dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung-Mỹ đang tiến rất gần đến “ngưỡng nguy hiểm”.
Cái bẫy Thucydides (Thucydies Trap)
Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới phức tạp với những mặt hay, dở; trái, ngược cùng song hành tồn tại.
Trong suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh việc hình thành các nền văn minh vĩ đại, tính nhân văn cao cả, thì nhân loại cũng chứng kiến những cuộc “quần hùng, tranh bá” gây ra bao bất ổn, bi thương cho nhân loại. Continue reading “Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát?”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ kéo dài 1 tuần từ 26/4-3/5/2015. Ông Abe không chỉ là Quốc khách, được Nhà trắng đón tiếp với nghi thức trọng thể nhất dành cho một nguyên thủ nước ngoài, mà còn là vị Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đọc diễn văn trước hai viện của Quốc hội Mỹ.
Tuy nhiên, điều dư luận quan tâm hơn cả là việc Mỹ, Nhật công bố bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật với những sửa đối sâu rộng được đánh giá là “có tính lịch sử”, “chưa từng có”, và là một diễn biến an ninh, quốc phòng quan trọng bậc nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết hồi năm 1973. Continue reading “Tác động của bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Bài liên quan: Nguồn gốc hành vi của Liên Xô
Đối với nhiều thế hệ quan chức ngoại giao Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, George Kennan (sinh ngày 16/2/1904 và mất ngày 17/3/2005) được coi là nhà ngoại giao kỳ cựu và vĩ đại nhất. George Kennan được coi là cha đẻ của một trong những chiến lược lớn nhất, dài nhất, tốn kém nhất và được thực thi liên tục bởi nhiều đời Tổng thống Mỹ trong suốt 45 năm, từ năm 1946-1990, đó là Chiến lược Kiềm chế (Containment Strategy – hay còn gọi là Chiến lược Ngăn chặn).
George Kennan gia nhập Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1926 ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton. Kennan đã chọn “nghiệp” nghiên cứu về Liên Xô, làm việc tại nhiều phái đoàn ngoại giao Mỹ ở châu Âu, đọc thông viết thạo tiếng Nga, hiểu được tâm lý, văn hóa Nga và nhanh chóng trở thành chuyên gia hàng đầu về Nga, Liên Xô của Bộ Ngoại giao Mỹ nói riêng và nước Mỹ nói chung. Continue reading “George Kennan: Người bày mưu đánh bại Liên Xô”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Bài liên quan: Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72
Vào ngày này cách đây đúng 43 năm (21/2/1972), Tổng thống Mỹ Nixon bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc. Chuyến thăm này diễn ra sau sự kiện ngoại giao bóng bàn, các cuộc đàm phán ngoại giao bí mật cấp đại sứ giữa đại sứ Mỹ và đại sứ Trung Quốc tại Warsaw (Ba Lan) và chuyển đi bí mật của Ngoại trưởng Henry Kissinger đến Bắc Kinh trước đó. Sự kiện này không chỉ là bước ngoặt, dấu ấn nổi bật của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mà còn của cả quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến II nữa. Lý do khiến chuyến thăm trở nên đặc biệt bao gồm:
Một, lần đầu tiên trong lịch sử gần 200 năm của nước Mỹ, Tổng thống Mỹ đến thăm chính thức một quốc gia trên danh nghĩa vẫn là “kẻ thù” (từ sau cuộc chiến Triều Tiên 6/1950-7/1953) và là nước Mỹ không có quan hệ ngoại giao. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử chuyến thăm Trung Quốc của TT Nixon”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Lời giới thiệu: Triều Tiên vẫn còn là một quốc gia tương đối bí ẩn, ít được biết tới đối với thế giới cũng như người Việt Nam chúng ta. Các thông tin, câu chuyện về cuộc sống thực bên trong quốc gia này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Để cung cấp thêm thông tin cho độc giả, Nghiencuuquocte.net xin giới thiệu bài viết của TS. Hoàng Anh Tuấn kể về những điều ông đã “mắt thấy tai nghe” trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng hồi cuối năm 2013 như một góc nhìn để bạn đọc tham khảo.
Triều Tiên là quốc gia rất đáng đến thăm và ít có chuyến đi nước ngoài nào lại gây ấn tượng mạnh với tôi như trong chuyến thăm Triều Tiên cuối năm 2013. Khi đánh giá về Triều Tiên, chưa cần đi sâu nhưng có thể phát hiện ra ngay là cách nhìn về nước này trên phương tiện truyền thông (cả truyền thông chính thức lẫn truyền thông xã hội) của ta khá thiên lệch và tiêu cực, chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cách phân tích và đánh giá của Phương Tây và một số quốc gia xung quanh Triều Tiên. Continue reading “Có phải người Triều Tiên đang “diễn kịch” cho thế giới xem?”
Tác giả: Vĩnh Nguyên phỏng vấn TS. Hoàng Anh Tuấn
Nước Nga đối mặt với thực tế nghiệt ngã
Thế giới chưa từng chứng kiến biến động như trong năm 2014, cả về cục diện chung, cả về các vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống, các điểm nóng, các khu vực – Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao có những phân tích sâu sắc về tình hình thế giới năm qua. Trong phần một của bài phỏng vấn với Lao Động, ông Tuấn nhìn lại cuộc khủng hoảng ở Ukraina và tác động của nó với cục diện chính trị thế giới.
Có nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sự chuyển dịch trong quan hệ, nhưng tác động sâu sắc nhất là vấn đề Crưm, và khủng hoảng Đông Ukraina. Giữa các nước lớn vốn xuất hiện sự nghi kỵ, thiếu lòng tin, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, Crưm như chất xúc tác tác động đến cấu trúc quan hệ, từ đó ảnh hưởng dây chuyền đến một loạt quan hệ khác. Crưm dẫn đến căng thẳng giữa Nga – Mỹ, Nga – Châu Âu, đưa đến sự xích lại gần nhau giữa Nga và Trung Quốc. Continue reading “Nhìn lại 2014: Nước Nga, Trung Quốc và Biển Đông”
Trong chương trình “Toàn cảnh thế giới” ngày 30/11/2014 với TS. Hoàng Anh Tuấn bàn về tác động của việc giá dầu giảm, BTV Hương Linh của VTV1 đã đề cập đến Nghiencuuquocte.net (từ phút 1:10-1:30), gọi Nghiencuuquocte.net là một “trang tạp chí online khá uy tín”. Đây có thể coi là một sự ghi nhận đối với Dự án Nghiencuuquocte.net và hi vọng nó sẽ giúp nhiều người biết đến Dự án hơn.
Xin mời các bạn cùng xem clip với các phân tích thú vị và hữu ích của TS. Hoàng Anh Tuấn. Các bạn có thể đọc thêm bài phân tích trên Nghiencuuquocte.net của TS. Hoàng Anh Tuấn được nhắc đến trong clip tại ĐÂY. Continue reading “Nghiencuuquocte.net được nhắc đến trên VTV1”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Khi tìm hiểu về lịch sử nước Mỹ, có một điều đáng chú ý là các nguyên tắc, sứ mệnh của Hội Tam Điểm (Freemasonry) có dấu ấn đặc biệt quan trọng từ việc đặt nền móng cho nước Mỹ từ thuở sơ khai đến sự phát triển sau này.
Hội Tam Điểm là gì?
Hội Tam Điểm là một hội kín có lịch sử khá lâu đời, tuy nhiên hiện vẫn chưa có ý kiến thống nhất về lịch sử ra đời của hội này. Có một trường phái khá phổ biến cho rằng hội này có nguồn gốc từ Scotland (Scotish Rite), sau đó lan sang Anh và các nước khác. Một số tài liệu khác “truy ngược” nguồn gốc và cho rằng Hội này ra đời từ trước Công nguyên trong thời kỳ xây dựng Ngôi đền Vua Solomon (King Solomon’s Temple). Continue reading “Vai trò của Hội Tam Điểm trong lịch sử chính trị Mỹ”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Bài liên quan: Một nước Mỹ luôn thay đổi
Khi nói đến sinh hoạt chính trị ở nước Mỹ, 2 khái niệm được đề cập khá nhiều là bảo thủ (conservative) và tự do (liberal). Tuy nhiên, “bảo thủ” và “tự do” là những khái niệm có tính tương đối và được hiểu khác nhau ở mỗi quốc gia cũng như trong các hệ thống chính trị khác nhau.
Vậy ở Mỹ các khái niệm này được hiểu ra sao, và những ai được coi là những người “bảo thủ” hay “tự do”? Theo “truyền thống”, những người Cộng hòa thường được coi là những người có quan điểm “bảo thủ”, còn những người Dân chủ thường được coi là những người có quan điểm “tự do”. Continue reading ““Bảo thủ” và “tự do” trong chính trị Mỹ”
Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Quay trở lại nước Mỹ khi Mùa thu lá vàng 2014 vừa kết thúc. Tiết trời đầu đông chuyển sang se lạnh, cây cối đã trút hết các cành lá cũ và vươn “chân, tay” khẳng khiu, nhưng đầy thách thức lên trời để chuẩn bị “nghênh đón” một mùa đông lạnh giá phía trước. Chứng kiến cảnh cực đẹp của thiên nhiên khi cây lá khoe sắc với đủ “bộ cánh” rực rỡ và lộng lẫy nhất, rồi lại chứng kiến cũng chính những cây hoa ấy với sắc màu “thảm hại nhất” trong thời gian ngắn ngủi chưa đến 2 tuần khiến không nhiều người tránh khỏi cảm giác chạnh lòng và bùi ngùi tiếc nuối. Nó cũng tựa như cảm giác ngắm các hoa hậu vừa đăng quang, rạng ngời với vương miện, cánh áo, rồi lại chứng kiến chính họ ở ngoài đường với khuôn mặt “mộc” và khoác bộ đồ nhầu nhĩ trên người.
Tuy nhiên, tiết trời chính trị Mỹ thì luôn luôn nóng, bất kể tiết trời ra sao. Continue reading “Một nước Mỹ luôn thay đổi”
Posts pagination
Page 1 Page 2 Next page Search for: SearchNghe podcast NCQT
Nghien cuu Quoc teKênh Podcast chính thức của Dự án Nghiên cứu Quốc tế (http://nghiencuuquocte.org/), dành cho các thính giả quan tâm về các vấn đề thời sự quốc tế.
Listen OnApple PodcastsListen OnExternalListen OnSpotifyListen OnPocket CastsListen OnRadioPublicAI là tin xấu cho phương Nam toàn cầuLàn sóng công nghệ sắp tới sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu.
Xem thêm.
Search EpisodesClear Search AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu 20/12/2024 Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập 19/12/2024 Kỷ nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng 18/12/2024 Ba khả năng trong tương lai cho cục diện chính trị ở Syria 17/12/2024 Bashar Assad, Tập Cận Bình và “quả bom” của Donald Trump 16/12/2024 Cuộc chiến chip có thể diễn biến thế nào dưới thời Trump? 13/12/2024 Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria 12/12/2024 Liệu sự hỗ trợ của Trump có giúp Bitcoin tiếp đà tăng mạnh? 11/12/2024 Thách thức Trung Quốc của chính quyền Trump 10/12/2024 Liệu Tập Cận Bình có hành động giống như Gia Cát Lượng thời xưa? 09/12/2024 Load MoreSearch Results placeholderPrevious EpisodeShow Episodes ListNext EpisodeShow Podcast InformationBài được đọc nhiều
Chủ đề mới
- ‘Black Myth: Wukong’ và sức mạnh mềm của Trung Quốc
- Tương lai các liên kết tiểu đa phương ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khi Trump trở lại chính trường
- Nhiệm vụ thất bại, tàu thăm dò Luna-25 của Nga đâm vào Mặt Trăng
Tìm bài theo chủ đề
Tìm bài theo chủ đề Select Category Ấn phẩm (36) Tiếng Anh (23) Tiếng Việt (13) Biên dịch (280) Bình luận (4,212) Các vấn đề chung (1,534) Các vấn đề toàn cầu (111) Chính sách công (39) Chính trị học đại cương (95) Công nghệ (16) Kinh điển (16) Lịch sử (972) Lý thuyết QHQT (66) Nhập môn QHQT (28) Phân tích CSĐN (75) Phương pháp NCKH (11) Thuật ngữ QHQT (115) Tôn giáo (92) Từ ngữ thú vị (1) Văn minh nhân loại (86) Xã hội (42) Chính trị – An ninh (2,268) An ninh CA-TBD (571) An ninh quốc tế (759) Chính trị quốc tế (597) Địa chính trị (97) Quân sự – Chiến lược (473) Tranh chấp Biển Đông (261) Điểm sách (55) Hỏi-Đáp (378) Kinh tế – Luật pháp (852) Kinh tế chính trị quốc tế (508) Kinh tế quốc tế (287) Lịch sử kinh tế (126) Luật pháp quốc tế (82) Nghiên cứu (2) Nhân vật (341) Quốc gia – Khu vực (4,024) Ấn Độ (64) ASEAN (238) Châu Á (102) Châu Âu (595) Châu Mỹ (40) Hoa Kỳ (1,075) Nga (348) Nhật Bản (198) Tây Á – Châu Phi (204) Trung Quốc (1,703) Việt Nam (862) Sự kiện (2,653) Thế giới hôm nay (1,139) Thông báo (16) Tin tham khảo (109) Từ điển ngoại giao (31) Tư liệu (358) Video (13) Xã luận (16)Links hữu ích
- Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024
NCQT trên Telegram
Theo dõi NCQT trên Telegram để nhận được thông báo bài viết mới và các thông tin, tài liệu… hữu ích khác: https://t.me/DAnghiencuuquocte
Nhận thông báo qua Email
Nhập địa chỉ email và đăng ký để được nhận thông báo khi có bài viết mới qua email.
Địa chỉ email
Đăng ký
Latest articles on FULCRUM.SG
- Seaweed: Prospects for Decarbonisation and Food Security in Southeast AsiaEnthusiasm about seaweed has been growing due to its potential to contribute to food security, decarbonisation, and economic growth. Southeast Asia is a major global producer of seaweed; Indonesia and the Philippines are among the top-producing countries. The region’s millions of farmers could potentially benefit from an expansion of the industry.
- Parsing the Politicking Behind the PoliceThe reforms of the Royal Thai Police give some semblance of movement. But politicking remains at the heart of the system.
- China’s Pop Fiction Boom Poses a Dilemma for the PartyThe export of Chinese pop fiction has found ready markets in Southeast Asia such as Thailand. But some undesirable genres pose a dilemma for China’s soft power.
Từ khóa » Hoàng Anh Tuấn Học Viện Ngoại Giao
-
Đại Sứ Hoàng Anh Tuấn Giữ Cương Vị Phó Tổng Thư Ký ASEAN Ngày ...
-
Học Viện Ngoại Giao - PGS.TS Hoàng Anh Tuấn Nhiều Năm đảm ...
-
Tọa đàm Trực Tuyến: "Hành Trang để Sinh Viên Ngoại Giao Thành Công"
-
Ban Giám đốc - Học Viện Ngoại Giao
-
Pgs.ts Hoàng Anh Tuấn: đưa Quan Hệ Song Phương đi Vào ... - Quốc Hội
-
Hoàng Anh Tuấn - VnExpress
-
Đại Sứ Hoàng Anh Tuấn Giữ Cương Vị Phó Tổng Thư Ký ASEAN
-
Học Viện Ngoại Giao - Nơi "thuộc Về" Và Mãi Mãi
-
Đoàn Công Tác Học Viện Ngoại Giao Làm Việc Với Bộ Tư Lệnh Cảnh ...
-
Tiểu Sử Đại Sứ - MOFA
-
Chân Dung Đại Sứ Của Việt Nam Vừa được Bổ Nhiệm Làm Phó Tổng ...
-
Học Viện Ngoại Giao Trao Bằng Tốt Nghiệp Cho Các Tân Tiến Sĩ, Thạc ...
-
Học Viện Ngoại Giao (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt